Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
![]() |
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.H |
Loại trừ đối với sản phẩm xuất khẩu
Liên quan đến việc bổ sung I-ốt cho thực phẩm, 5 hội, hiệp hội doanh nghiệp, gồm: Hội Lương thực thực phẩm TPHCM, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch, Hội Sản xuất Nước mắm TP Phú Quốc đã gửi văn bản tới Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế phản hồi văn bản của viện này, đồng thời kiến nghị mở rộng phạm vi khảo sát, đánh giá toàn diện tác động chính sách quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 09/2016/NĐ-CP.
Cụ thể, theo phản ánh của các hiệp hội, nếu đánh giá tác động đối với thực phẩm xuất khẩu và khả năng đáp ứng các yêu cầu thị trường quốc tế khi áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 09, những tác động tiêu cực đối với “thực phẩm xuất khẩu” là rất đáng quan ngại.
Bởi theo Điều 42 của Luật An toàn Thực phẩm 2010, việc cấp giấy chứng nhận cho hàng xuất khẩu phải tuân theo yêu cầu và quy định của nước nhập khẩu. Hiện nay, sản phẩm thực phẩm chế biến Việt Nam, trong đó các sản phẩm thủy sản đã được xuất khẩu đến hơn 160 quốc gia, và chưa có nước nào yêu cầu “muối sử dụng trong chế biến thực phẩm phải là muối có bổ sung I-ốt”.
Khi Nghị định 09 ra đời, nhiều đối tác, khách hàng quốc tế, đặc biệt là Nhật Bản, đã bất ngờ và yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp thêm một bản cam kết xác nhận rằng muối sử dụng không có I-ốt, đã tạo ra thủ tục hành chính bổ sung, tăng chi phí kiểm định và nguy cơ mất hợp đồng xuất khẩu.
Đây là thực tế mà các doanh nghiệp xuất khẩu đang đối mặt, tạo áp lực lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Đại diện các hiệp hội cho rằng, từ năm 2017 đến nay, các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam vẫn duy trì được xuất khẩu là nhờ vào sự phản hồi và kiến nghị kịp thời từ các Hội/Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp thực phẩm với Chính phủ, Bộ Y tế. Sau đó, Bộ Y tế đã có văn bản số 6144/BYT-PC ngày 27/10/2017 không yêu cầu kiểm tra các doanh nghiệp thực phẩm có sử dụng muối I-ốt, và Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 yêu cầu Bộ Y tế sửa đổi Nghị định 09/2016 theo hướng khuyến khích bổ sung.
Hiện nay, tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 09 quy định chỉ có “cơ sở xuất khẩu thực phẩm” đang được cho phép loại trừ, không thuộc điều chỉnh của Nghị định. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn các doanh nghiệp thực phẩm đều sản xuất song song cho cả xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất chuyên cho xuất khẩu.
Ngoài ra, việc làm sạch thiết bị, dây chuyền và môi trường sản xuất để tránh nhiễm chéo hai loại sản phẩm sử dụng muối I-ốt và không I-ốt có thể kéo dài từ 6-12 tiếng, gây ảnh hưởng đến năng suất và đòi hỏi đầu tư dây chuyền riêng biệt, điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng thực hiện. Do đó nếu giữ nguyên nội dung khoản 2 Điều 2 như hiện hành, thì quy định này sẽ chỉ loại trừ rất ít nhà máy, không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của ngành.
Từ thực tế trên, các doanh nghiệp đề nghị Viện Chiến lược và Chính sách Y tế xem xét và tiến hành khảo sát, đánh giá vấn đề này để đưa vào báo cáo sắp tới. Đồng thời, kiến nghị sửa đổi khoản 2 Điều 2 của Nghị định 09/2016/NĐ-CP thành loại trừ “sản phẩm thực phẩm xuất khẩu” thay vì loại trừ “cơ sở thực phẩm xuất khẩu”.
Doanh nghiệp tốn thêm tiền tỷ
Theo đánh giá tính hiệu quả của chính sách bổ sung vi chất vào thực phẩm chế biến: Chi phí cao nhưng hiệu quả thực tế chưa rõ ràng khi sản phẩm thực phẩm thành phẩm không còn I-ốt.
Theo Tờ trình của Bộ Y tế, giải pháp bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm chế biến được đánh giá là phương án chi phí thấp, ước tính chỉ khoảng 0,06 USD/người/năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các doanh nghiệp đang gánh chịu chi phí rất lớn để tuân thủ quy định này, bao gồm chi phí cho nguyên liệu, kiểm soát chất lượng, và điều chỉnh quy trình sản xuất.
Đơn cử, trường hợp của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, chi phí phát sinh để thực thi chính sách bổ sung vi chất đã lên tới 14 tỷ đồng mỗi năm. Đây là chi phí của một doanh nghiệp, và khi nhân rộng trên toàn ngành, ước tính con số này có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Chi phí này được phân bổ vào giá thành sản phẩm, tạo thêm gánh nặng cho người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều thách thức.
Nhiều sản phẩm chế biến sau khi bổ sung vi chất, qua quá trình chế biến và lưu thông, hàm lượng vi chất trong thành phẩm đã hao hụt đáng kể hoặc không còn. Thậm chí, một số sản phẩm còn bị biến đổi mùi vị, làm giảm chất lượng và giá trị dinh dưỡng kỳ vọng.
Các doanh nghiệp cho rằng, đã có những bằng chứng khoa học rõ ràng chứng minh thực tế này thông qua các kết quả kiểm nghiệm sản phẩm từ doanh nghiệp thành viên, tuy nhiên các kết quả này chưa được Bộ Y tế công nhận. Do đó, mặc dù các doanh nghiệp đã chịu chi phí đáng kể và nhiều rủi ro trong sản xuất, nhưng lợi ích sức khỏe thực tế mà người tiêu dùng nhận được lại không tương xứng.
Đánh giá tác động về khả năng cung ứng muối tinh khiết đạt chuẩn cho xuất khẩu, các doanh nghiệp cho rằng, trong bối cảnh các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là ngành thủy sản Việt Nam, đang nỗ lực duy trì vị thế hàng đầu trên thị trường quốc tế, việc đảm bảo nguồn cung muối tinh khiết, đạt tiêu chuẩn chất lượng (theo đúng TCVN, độ tinh khiết >97%) rất cần thiết.
Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, mà còn tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trên thị trường toàn cầu.
Tin liên quan

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc
21:50 | 08/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%
21:22 | 08/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường
21:20 | 08/05/2025 Xu hướng

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng
08:44 | 09/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính
21:29 | 08/05/2025 Đối thoại

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
10:39 | 08/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”
08:49 | 08/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư
11:36 | 06/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Lưu ý thủ tục hải quan đối với C/O mẫu D
20:01 | 04/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Xuất hóa đơn giá trị gia tăng với dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị- Chi Lăng
07:56 | 04/05/2025 Đối thoại

Thủ tục, chính sách đối với hàng thay đổi mục đích sử dụng
07:51 | 04/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Công ty có hoạt động xây dựng cho doanh nghiệp chế xuất được áp dụng thuế GTGT 0%
16:20 | 03/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hóa chất cơ bản thuộc đối tượng giảm thuế GTGT
16:07 | 03/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hướng dẫn khai báo tên người xuất khẩu trên tờ khai hải quan nhập khẩu
09:00 | 30/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hộ, cá nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
10:29 | 29/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Gỡ vướng nội dung giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ
09:40 | 29/04/2025 Chính sách thuế, hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động

Đình chỉ lưu hành, thu hồi 9 sản phẩm của Công ty Linh Anh

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chi cục thuế khu vực II lưu ý doanh nghiệp về áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp

Đẩy mạnh đưa trí tuệ nhân tạo vào quản lý thuế

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp

Tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan đối với 10 công ty

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng gần 28%

Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Làm giả hồ sơ nhập lậu máy móc cũ, giám đốc doanh nghiệp lĩnh 12 năm tù

Vận chuyển trái phép tiền tệ, vàng qua hàng không có dấu hiệu gia tăng

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động

Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Doanh nghiệp giấy và bao bì tăng tốc “xanh hóa”

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
