Facebook Twitter youtube Tiktok

Sàn thương mại điện tử áp phí hạ tầng - tiểu thương bỏ sàn, người dùng hủy đơn

Nhìn nhận vấn đề qua lăng kính chuyên gia, TS Võ Thy Trang cho rằng, sàn thương mại điện tử (TMĐT) áp dụng các khoản thu mới về nguyên tắc là không sai, nhưng câu hỏi lớn đặt ra là làm sao để các mức phí này hợp lý, công khai và không gây áp lực thái quá lên các bên trong hệ sinh thái?
Niềm tin người tiêu dùng – “rào cản" của thương mại điện tử Shopee bất ngờ áp phí hạ tầng 3.000 đồng mỗi đơn, cắt quyền trả hàng
Sàn thương mại điện tử áp phí hạ tầng - tiểu thương bỏ sàn, người dùng hủy đơn
Từ ngày 1/7/2025, Shopee cbắt đầu thu phí hạ tầng 3.000 đồng/đơn hàng, kể cả với đơn bị hoàn trả.

Người bán rút lui, người mua mất niềm tin

Shopee công bố, từ ngày 1/7/2025, nền tảng này sẽ bắt đầu thu phí hạ tầng 3.000 đồng/đơn hàng, kể cả với đơn bị hoàn trả. Phí này sẽ được trừ trực tiếp vào doanh thu của người bán.

Đại diện Shopee cho biết, khoản thu nhằm bù đắp chi phí vận hành hệ thống và đầu tư kỹ thuật để đảm bảo trải nghiệm cho cả người bán lẫn người mua.

Trước áp lực chi phí ngày càng lớn, một bộ phận tiểu thương đã quyết định rút khỏi sàn TMĐT và chuyển sang các kênh bán hàng ít phụ thuộc như Facebook, TikTok, Zalo hay xây dựng hệ thống cộng tác viên.

Chị Mai Phương Lan (Hà Đông, Hà Nội), chủ gian hàng gia dụng trên Shopee cho biết: Không chỉ shop của tôi, nhiều shop khác cũng đã chuyển dần đơn hàng sang Facebook và cộng tác viên. Đơn ít hơn nhưng không mất phí nền tảng nên lợi nhuận không bị hao hụt. Quan trọng là chúng tôi kiểm soát được mối quan hệ với khách, chăm sóc tốt hơn.

“Quá nhiều khoản thu. Mỗi đơn chưa kịp tính lãi lỗ tôi đã phải đóng ít nhất 30% cho phí nền tảng. Nay lại thêm 3.000 đồng phí hạ tầng, dù đơn đó có hoàn hay không thì vẫn bị trừ vào doanh thu”, chị Mai Phương Lan chia sẻ.

Chung quan điểm, ông Đỗ Hoàng Hùng (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh), chủ shop thời trang trên Shopee nhẩm tính, với những đơn hàng nhỏ, tỷ dụ chỉ 30.000 - 50.000 thì 3.000 đồng đã là 10% - 6% giá trị đơn hàng. Cộng thêm phí nền tảng, phí quảng cáo, lệ phí vận chuyển, thuế..., chi phí cho mỗi đơn có thể chiếm đến 40% giá trị đơn hàng.

Tác động của việc sàn áp phí không dừng lại ở người bán. Nhiều người tiêu dùng cũng cho biết họ bắt đầu thấy giá cả hàng hoá trên các nền tảng online đã không còn như trước.

Chị Nguyễn Hồng Loan (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: Trước đây tôi lựa chọn phương thức mua sắm online vì giá cả phải chăng và thuận tiện. Tuy nhiên, giá cả hàng hoá trên sàn gần đây đã tăng hơn so với trước, thậm chí còn cao hơn cả mua sắm trực tiếp tại cửa hàng tiện lợi. Có món hàng sàn niêm yết 550.000 đồng, mua ở cửa hàng chính hãng chỉ 440.000 đồng.

Một số người tiêu dùng thậm chí được chính shop hướng dẫn hủy đơn hàng trên sàn để mua trực tiếp. “Có lần tôi được shop hướng dẫn hủy đơn, rồi shop tự giao, giá rẻ hơn 20% vì không mất phí sàn”, chị Trần Hoài Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay.

Minh bạch phí sàn: Yêu cầu sống còn để TMĐT giữ chân người dùng

Áp dụng phí hạ tầng là một phần trong chi phí vận hành hệ thống số, tương tự, như: phí duy trì server, bảo mật, phân luồng dữ liệu hay phát triển thuật toán gợi ý sản phẩm.

Như vậy, về nguyên tắc, việc các sàn TMĐT thiết lập các khoản thu hợp lý để vận hành nền tảng là cần thiết, miễn là đảm bảo minh bạch và hài hòa lợi ích cả 3 bên: sàn - người bán - người mua. Tuy nhiên, câu hỏi lớn đặt ra là làm sao để các mức phí này hợp lý, công khai và không gây áp lực thái quá lên các bên trong hệ sinh thái?

Theo TS Võ Thy Trang (Khoa Kinh tế, Học viện Tài chính), sàn thiết lập các loại phí là cần thiết để nền tảng đảm bảo vận hành ổn định, cải tiến công nghệ, nâng cao trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, thị trường không chỉ cần sự tiện lợi, mà còn cần sự công bằng và đáng tin cậy.

Giá bán trên sàn hiện nay đang chứa nhiều chi phí ẩn như phí nền tảng, quảng cáo, hoa hồng, vận chuyển, giờ thêm cả phí hạ tầng, trong khi đó, người tiêu dùng lại chưa nắm bắt được hết cấu trúc chi phí mỗi đơn hàng mà họ đang phải chi trả.

“Nếu người bán rút lui hàng loạt, người mua mất niềm tin vì hàng hóa không còn rẻ và minh bạch, thì chính các sàn sẽ gánh hậu quả lâu dài”, cảnh báo điều này, TS Võ Thy Trang đặt vấn đề: Khi đó, sàn TMĐT sẽ giải bài toán giữ chân người bán và người mua bằng cách nào? Bằng khuyến mãi tạm thời hay bằng chính sách lâu dài, công bằng và bền vững?

Thái Hằng

Tin liên quan

Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số

Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, kỳ vọng tạo lập môi trường TMĐT minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và người tiêu dùng được bảo vệ tốt hơn.
Phát hiện kho chứa hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu tại Quảng Ninh

Phát hiện kho chứa hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu tại Quảng Ninh

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện một kho hàng chứa hơn 47.000 sản phẩm vi phạm, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ Trung Quốc có dấu hiệu buôn lậu xuyên biên giới tinh vi qua thương mại điện tử.
Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử

Giữa làn sóng chuyển đổi số toàn diện, tăng trưởng thương mại điện tử (TMĐT) mạnh mẽ, xác thực và truy xuất nguồn gốc trở thành yêu cầu bắt buộc, là bước đi không thể thiếu để bảo vệ niềm tin người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
ShopeeFood dẫn đầu thị phần giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam

ShopeeFood dẫn đầu thị phần giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam

Theo hai khảo sát độc lập của NielsenIQ và Decision Lab thực hiện, ShopeeFood tiếp tục dẫn đầu thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam. Điều này cho thấy, niềm tin và sự gắn bó của khách hàng đối với nền tảng này.
Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ Khoa học Việt Nam (VISTEC) chính thức vận hành từ ngày 7/7/2025, với mục tiêu trở thành vườn ươm nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ, thương mại điện tử (TMĐT) và chuyển đổi số.
Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Chính phủ vừa đề xuất bổ sung dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) vào Chương trình lập pháp năm 2025 cùng ba dự án luật khác và dự kiến trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).
Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Hội thảo quốc gia với chủ đề “Thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới 2025” sẽ diễn ra trong hai ngày, 24 - 25/10/2025. Sự kiện do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) phối hợp thực hiện.
Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số

Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số

Với vai trò là huyết mạch tài chính, ngân hàng đã và đang kiến tạo một hệ sinh thái số thông minh, gắn kết chặt chẽ dịch vụ tài chính và thương mại điện tử (TMĐT), góp phần thúc đẩy kinh tế số Việt Nam phát triển bền vững.
VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất Bộ Công Thương cắt giảm cấp phép tiền kiểm cho sàn thương mại điện tử (TMĐT) nhỏ để giảm thiểu thủ tục, thay vào đó là giám sát và kiểm tra hậu kiểm khi có dấu hiệu vi phạm.
Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Bộ Công Thương khuyến cáo, người bán không nên chủ quan, lơ là nghĩa vụ thuế. Mặc dù sàn thương mại điện tử (TMĐT) sẽ nộp thuế thay nhưng người bán vẫn phải cập nhật định danh điện tử, đăng ký mã số thuế cá nhân, theo dõi thông tin thuế để điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp.
Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật

Bộ Y tế đề xuất sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP theo hướng siết chặt hậu kiểm thực phẩm trên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Dự thảo Thương mại điện tử (TMĐT) dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10/2025, trong đó cụ thể hóa hai trụ cột chính là, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy mô hình TMĐT xanh, cạnh tranh lành mạnh.
Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử

Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử

Chính phủ ban hành Nghị định 163/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Dược. Trong đó, Nghị định quy định rõ về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử (TMĐT).
Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Trao đổi với Tạp chí Kinh tế - Tài chính, ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam nhấn mạnh, trong phòng, chống kinh doanh hàng giả, vai trò của sàn là đơn vị hỗ trợ, cung cấp thông tin đầu vào cho quá trình kiểm tra và điều tra. Để ngăn chặn việc kinh doanh hàng giả qua sàn TMĐT, cần kiểm soát chặt chẽ các giao dịch trên sàn bằng công nghệ.
Sơn La tăng tốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Sơn La tăng tốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Từ livestream tại vườn đến vận chuyển tận tay người tiêu dùng, nông dân và hợp tác xã (HTX) Sơn La đang khai thác lợi thế của thương mại điện tử (TMĐT) để tiêu thụ nông sản. Hàng trăm tấn mận, hồng, đào… đã được bán qua TikTok, Facebook và các sàn TMĐT, mở rộng kênh tiêu thụ và thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Hàng loạt thủ tục thương mại điện tử được giao về địa phương giải quyết

Hàng loạt thủ tục thương mại điện tử được giao về địa phương giải quyết

Nghị định số 146/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Trong đó, một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc hai lĩnh vực: thương mại điện tử (TMĐT) và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Bộ Công Thương quản lý trước đây sẽ chuyển giao về UBND cấp tỉnh.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Chuyên gia hiến kế xoá tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chuyên gia hiến kế xoá tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Để bất động sản phát triển bền vững, vấn đề đầu tiên là phải quản lý được giá đất.
Hải quan khu vực XIX thu ngân sách đạt gần 56% trong nửa đầu năm

Hải quan khu vực XIX thu ngân sách đạt gần 56% trong nửa đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi cục Hải quan khu vực XIX đã đạt kết quả ấn tượng khi thu nộp ngân sách nhà nước đạt gần 56% chỉ tiêu được giao, đồng thời đảm bảo hiệu quả công tác quản lý, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu
Năm 2025: VIMC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất trên 20 nghìn tỷ đồng

Năm 2025: VIMC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất trên 20 nghìn tỷ đồng

Sự thành công của kế hoạch kinh doanh năm 2025 đặt nền móng giúp VIMC giữ vai trò dẫn dắt trong lĩnh vực hàng hải và dịch vụ logistics của Việt Nam.
Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số

Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa có nhiều quy định đáng chú ý liên quan đến TMĐT, hậu kiểm và bảo vệ người tiêu dùng.
Sẵn sàng triển khai quy định về khấu trừ, nộp thay thuế

Sẵn sàng triển khai quy định về khấu trừ, nộp thay thuế

Từ ngày 1/7/2025, nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nền tảng số có trách nhiệm khấu trừ, kê khai và nộp thay thuế cho hộ, cá nhân kinh doanh.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Trong 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội, thì có 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025.
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
Phiên bản di động