Thử thách và cơ hội đối với Chủ tịch ASEAN 2025
Thế giới năm 2020: Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN Lào công bố ý nghĩa chủ đề, logo Năm Chủ tịch ASEAN 2024 |
Bà Elina Noor, thành viên tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế (CEIP) cho rằng trong bối cảnh thế giới và khu vực đang có nhiều bất ổn, Malaysia với vai trò Chủ tịch ASEAN cần nhận thức rõ các thách thức và cơ hội mà khối đang phải đối mặt, từ đó có biện pháp thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN.
Các nhà lãnh đạo khu vực năm 2024 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hướng tới một tương lai bền vững ở khu vực. Tuy nhiên, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 cũng xác định ASEAN sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong tương lai. Do đó, chủ đề “Tính bao trùm và bền vững” của Malaysia là lời nhắc nhở kịp thời để sắp xếp lại thứ tự ưu tiên cho một cộng đồng “hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm”.
Một trong những lý do chính để Malaysia đưa ra chủ đề này là những tác động đến kinh tế, xã hội, chính trị từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đại dịch COVID-19 vừa qua và đặc biệt là cuộc khủng hoảng ở Dải Gaza hiện nay. Malaysia cho rằng trật tự quốc tế cần được sắp xếp lại nhằm đáp ứng nhu cầu của đa số.
Các nước thành viên ASEAN đã bắt đầu đa dạng hóa danh mục đầu tư chiến lược như mở rộng giao dịch đồng nội tệ xuyên biên giới, kết nối thanh toán khu vực nhằm đảm bảo khả năng phục hồi tài chính. Tháng 10/2024, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam trở thành các quốc gia đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS). Bên cạnh đó, việc dự kiến nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc vào năm 2025 và tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh giữa ASEAN và Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) cũng nằm trong xu hướng chung của khu vực.
Malaysia đưa ra chủ đề “Tính bao trùm và bền vững” cho năm ASEAN 2025 bắt nguồn từ mối quan tâm hàng đầu của khu vực là đẩy mạnh triển khai cuộc cách mạng kỹ thuật số và cách mạng xanh. Theo đó, ASEAN cần phải nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc về tác động của công nghệ dựa trên các số liệu cụ thể nhằm đảm bảo công bằng xã hội, tính toán xây dựng cơ sở hạ tầng giúp nâng cao quyền tiếp cận của tất cả người dân, đảm bảo việc làm cho người lao động, đề cao trách nhiệm giải trình và tính minh bạch, bảo vệ dữ liệu thông tin doanh nghiệp, cá nhân được số hóa mà không ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, xã hội trong dài hạn. Để giải quyết các vấn đề này, thay vì cách tiếp cận là phát triển kinh tế dựa trên công nghệ, ASEAN cần có cách tiếp cận liên chính phủ, liên ngành.
Theo đó, Chính phủ Malaysia và các tổ chức có liên quan có thể tổ chức các cuộc họp để thảo luận về những vấn đề này. Kết quả cuộc họp có thể được đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN. Ngoài ra, việc khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân cùng các tổ chức xã hội ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Malaysia nói riêng vào quá trình nghiên cứu cũng sẽ giúp ASEAN tìm ra giải pháp hiệu quả hơn.
Bà Elina Noor kết luận vai trò Chủ tịch ASEAN của Malaysia trong năm 2025 sẽ là cơ hội để nước này phát huy những thành tựu mà ASEAN đã đạt được trong các nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, để nâng cao vai trò trung tâm và quyền tự quyết của khu vực, Malaysia cần phải đưa ra được những đề xuất, chính sách và sáng kiến mới, khác biệt so với những quốc gia đã đảm nhiệm cương vị Chủ tịch trước đây.
Tin liên quan
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
10 dấu ấn về phòng, chống ma túy năm 2024
Hải quan Nghệ An mang mùa xuân ấm áp đến người dân vùng biên
Việt Nam SuperPort™ ký hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics