Thị trường Nhật Bản thu hút các thương hiệu xa xỉ phẩm
Nhật Bản đã trở thành điểm sáng trong thị trường xa xỉ phẩm ảm đạm toàn cầu, phần lớn nhờ du khách Trung Quốc khi họ tận dụng lợi thế của đồng yen yếu.
Một phụ nữ Trung Quốc 30 tuổi tên là Snow đã chi 520.000 yen (3.390 USD) để mua một chiếc túi và hai phụ kiện từ cửa hàng Gucci tại trung tâm thương mại Matsuya ở Ginza, Tokyo trong tháng này.
Đây là lần đầu tiên cô Snow đến Nhật Bản, nhưng họ không tham quan gì trong suốt kỳ nghỉ 7 ngày ở Tokyo.
Trong khi đó, một thanh niên Trung Quốc (22 tuổi) đến Nhật Bản trong tháng 6/2024 cho hay đồng yen giảm khiến việc mua sắm trở nên khá dễ chịu. Anh cho hay giá một chiếc vòng cổ Bulgari tại Trung Quốc đại lục có giá 368.000 yen, trong khi ở Nhật chỉ có giá 300.000 yen.
Những tác động từ Nhật Bản đã phần nào được thể hiện trong báo cáo kết quả kinh doanh của các “ông lớn” xa xỉ phẩm.
Tháng này, Burberry đã báo cáo doanh số bán hàng cùng cửa hàng giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, không tính đến tác động của tỷ giá hối đoái. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khu vực bán hàng hàng đầu của hãng này, giảm 23%, trong đó có Trung Quốc, thị trường lớn nhất của Burberry. Chỉ có Nhật Bản là tăng trưởng, với doanh số tăng 6%.
Theo Burberry, nhu cầu của người dân địa phương ở Nhật Bản vẫn thấp, nhưng chi tiêu du lịch mạnh mẽ từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đã mang lại sự thúc đẩy.
Điều tương tự cũng xảy ra với LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton. Doanh số của tập đoàn này tiếp tục giảm ở châu Á, không bao gồm Nhật Bản.
Riêng tại Nhật Bản, công ty mẹ của Louis Vuitton đã đạt được mức tăng trưởng hai chữ số, mà công ty cho rằng là nhờ hoạt động mua sắm của khách hàng Trung Quốc.
Chi tiêu cho hàng xa xỉ đã giảm ở Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế chậm lại. Tuy nhiên, các thương hiệu thiết kế vẫn giữ được sức hút đối với người tiêu dùng Trung Quốc, một số người trong số đó đang tham gia vào làn sóng du lịch đến Nhật Bản để mua sắm.
Theo Cơ quan Du lịch Nhật Bản, khoảng 17,8 triệu lượt người đã đến du lịch Nhật Bản trong nửa đầu năm 2024, trong đó dẫn đầu là du khách Hàn Quốc, tiếp theo là Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Mỹ, ghi nhận mức kỷ lục nửa đầu năm.
Chi tiêu của người nước ngoài đến Nhật Bản đạt 2.140 tỷ yen (13,9 tỷ USD) trong giai đoạn tháng 4-6/2024.
Các cửa hàng bách hóa lớn đã được hưởng lợi từ việc mua sắm xa xỉ của khách du lịch. Ba cửa hàng chủ lực của Isetan Mitsukoshi Holdings tại Tokyo, bao gồm cửa hàng Isetan Shinjuku, đã ghi nhận doanh thu tăng 20,2% so với năm trước trong giai đoạn 1-15/7.
Các mặt hàng như túi xách và ví thiết kế là những sản phẩm giúp doanh số bán hàng miễn thuế tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Doanh số bán hàng miễn thuế của Daimaru Matsuzakaya Department Stores, một công ty thuộc tập đoàn J. Front Retailing, đã tăng 21,9% trong cùng kỳ.
Dữ liệu từ Hiệp hội các cửa hàng bách hóa Nhật Bản cho thấy doanh số bán hàng miễn thuế tại các cửa hàng bách hóa trong năm tài chính 2023 đạt 428,2 tỷ yen, gần gấp ba lần mức năm trước. Con số này vượt trên 400 tỷ yen lần đầu tiên trong một năm tài chính./.
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Khả năng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Nhật Bản-Trung Quốc
08:59 | 13/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics