Thêm lực để ngành hàng không tăng tốc phục hồi
Ngành hàng không đang có sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Ảnh: VNA. |
Nội địa dần hồi phục, quốc tế vẫn ì ạch
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 4/2022, vận chuyển hành khách bằng đường hàng không tăng 45% so với tháng trước và tăng 40,5% so với cùng kỳ năm trước. Khách đến bằng đường hàng không đạt 170,4 nghìn lượt người, chiếm 88,6% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vận chuyển hành khách bằng đường hàng không 4 tháng đầu năm 2022 tăng 26,3% về vận chuyển và tăng 36% về luân chuyển so với cùng kỳ năm 2021 nhưng vẫn giảm 16,9% và giảm 44,7% so với cùng kỳ năm 2019 (khi chưa có dịch Covid-19). |
Đánh giá về thị trường hàng không sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết, trong 2 năm 2020-2021, thị trường hàng không Việt Nam sụt giảm mạnh với mức giảm lần lượt là 42,1% và 80% so với năm 2019. Các hãng hàng không Việt Nam phải chật vật, xoay xở, thực hiện mọi giải pháp mang tính tự vận động cũng như được sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước để duy trì hoạt động.
Sang năm 2022, với việc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và tình hình phòng, chống dịch bệnh đạt được nhiều kết quả khả quan, thị trường đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng mới chỉ ở thị trường nội địa. Ở thị trường quốc tế (nơi mang lại hơn 60% doanh thu cho các hãng) vẫn còn gặp nhiều khó khăn để có thể đạt được như mức trước dịch (năm 2019). Đến nay, dù phần lớn các đường bay quốc tế đã được khôi phục song các thị trường trọng yếu, chiếm tỷ trọng lớn về lượng khách như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... hiện vẫn duy trì các chính sách hạn chế về xuất nhập cảnh và duy trì các biện pháp phòng, chống dịch.
“Chưa kể, sau 2 năm chống chọi với đại dịch, các doanh nghiệp trong ngành hàng không, đặc biệt là các hãng hàng không Việt Nam đều chật vật để có đủ nguồn tài chính, dòng tiền duy trì hoạt động. Cùng với đó, sau thời gian dài giữ ổn định ở mức thấp, giá dầu liên tục tăng thời gian qua và chưa có tín hiệu giảm nhiệt, đã gây áp lực, trở thành thách thức không nhỏ đến các hãng hàng không nói riêng và ngành hàng không nói chung...”, Cục trưởng Cục Hàng không nhấn mạnh.
Đánh giá về triển vọng phát triển hàng không, chuyên gia kinh tế, GS Trần Thọ Đạt cho biết, triển vọng phát triển hàng không Việt trong năm nay và thời gian tới khá rõ nét, nhiều khả năng sẽ là lĩnh vực dẫn đầu sóng phục hồi trở lại sau dịch với hàng loạt đường bay nội địa, quốc tế được khôi phục và mở rộng.
Cần một gói hỗ trợ đặc biệt
TS. Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ: Chúng ta cần tận dụng cơ hội khi Việt Nam đã kiểm soát an toàn dịch bệnh để bứt phá. Tuy nhiên, tình thế giờ đã khác nên giải pháp phải khác, cần đặt hàng không và du lịch trong bối cảnh hồi phục của nền kinh tế quốc gia, trong bối cảnh mở cửa mạnh mẽ mặc dù một số nước vẫn ám ảnh nỗi sợ Covid-19. Đầu tiên, phải đảm bảo thị trường trong nước sôi động, trong khi thị trường nước ngoài chưa sẵn sàng mở cửa. Song song đó, phải cởi mở hơn trong việc đón khách quốc tế. Hiện chúng ta vẫn rụt rè “quá mức cần thiết” về chính sách visa, trong khi đất nước rất an toàn và độ hiếu khách cao. Đây cũng là cơ hội để cải cách thể chế, cải cách mạnh mẽ hơn về mặt thủ tục, quy trình. Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn: Việc khôi phục và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không là rất cần thiết và cần có sự đồng hành của các ban, ngành, nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp của ngành hàng không trong bối cảnh mới cùng với xu thế phát triển của ngành hàng không thế giới. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ không chỉ cho Vietnam Airlines mà cả các hãng khác vì hoạt động hàng không là rất nhạy cảm. Do dịch bệnh nên du lịch, đi lại của người dân hạn chế, ảnh hưởng lớn đến số lượng chuyến bay khai thác. Trong bối cảnh các nước khác cũng có giải pháp hỗ trợ cho hàng không, ngoài nội lực của các hãng bay, nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ thì nguy cơ các hãng nước ngoài có tiềm lực mạnh sẽ gia tăng cạnh tranh và rất có thể gây ảnh hưởng, vẽ lại bản đồ hàng không trong nước. Xuân Thảo (ghi) |
Để phục hồi và phát triển ngành hàng không trong bối cảnh mới, GS. Trần Thọ Đạt kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước cần đẩy nhanh gói hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp. Trên quan điểm công bằng và hiệu quả, hàng không, du lịch và một số ngành dịch vụ liên quan cần được coi là những ngành ưu tiên hàng đầu vay với mức lãi suất ưu đãi, thời hạn ít nhất trong 2-3 năm để vực dậy 2 ngành vốn bị ảnh hưởng nặng nhất.
Đồng thời, cân nhắc việc xem xét giảm một số chi phí để hạn chế phần nào tác động của việc tăng giá xăng dầu, nhiên liệu bay thông qua việc điều chỉnh giảm mức thuế nhập khẩu đối với nhiên liệu hàng không; tháo gỡ một số ràng buộc về chính sách giá như điều chỉnh giá trần vé máy bay; cho phép hãng hàng không được phụ thu nhiên liệu cho các chặng bay nội địa; hỗ trợ giá dịch vụ hàng không... Về phía các hãng hàng không cũng cần chủ động có các giải pháp khắc phục và thích ứng linh hoạt.
Cùng quan điểm cần tiếp tục hỗ trợ các hãng hàng không phục hồi sau đại dịch, TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết, có thể chia làm 3 nhóm hỗ trợ, bao gồm: chương trình hỗ trợ chung cho các doanh nghiệp trong ngành; chương trình hỗ trợ cho một nhóm doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; chương trình hỗ trợ cho một hoặc một vài doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Các giải pháp này bao gồm từ hỗ trợ khắc phục những vấn đề mang tính khẩn cấp để tránh nguy cơ phá sản, hỗ trợ vượt qua khủng hoảng cho tới các giải pháp mang tính dài hạn để tái cấu trúc doanh nghiệp sau dịch. Các giải pháp thường được áp dụng đồng bộ, nhất quán thay vì riêng rẽ. Chẳng hạn, các khoản cho vay hoặc bảo lãnh vay vốn thuộc hai nhóm giải pháp đầu tiên thường đi kèm với các điều khoản về hoán đổi nợ lấy cổ phần và các cam kết về bảo vệ môi trường, hạn chế chi trả cổ tức, lương thưởng ban điều hành…
Lấy ví dụ, TS. Nguyễn Đức Kiên cho biết, tại Singapore, hãng hàng không quốc gia Singapore Airline với phần lớn cổ phần được sở hữu bởi Temasek đã phát hành 8,2 tỷ USD Singapore cổ phiếu và 3,4 tỷ USD Singapore trái phiếu chuyển đổi. Temasek với vai trò là đại diện sở hữu vốn nhà nước đã tham gia mua cổ phiếu trên thị trường để duy trì tỷ lệ sở hữu, đồng thời cam kết là người mua vào trái phiếu nếu đợt phát hành không thành công.
Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Đức Kiên cũng đề xuất cần phải xây dựng một Đề án tổng thể cơ cấu lại ngành hàng không (gồm cả các hãng bay và tổng công ty cảng hàng không) nhằm giải quyết được những khó khăn hiện nay mà ngành hàng không đang phải đối diện từ bối cảnh quốc tế cũng như từ vấn đề tái cơ cấu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ rà soát lại cơ chế chính sách đã áp dụng và những bất cập để trình Chính phủ có giải pháp hỗ trợ ngành hàng không phát triển trong tình hình mới. Trong đó, Bộ Tài chính cần nghiên cứu soạn thảo, đề xuất các phương án sửa một số điều của Luật Chứng khoán và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục rút gọn tại Kỳ họp Quốc hội tháng 10/2022.
Về phía Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, TS. Nguyễn Đức Kiên cho rằng, cơ quan này phải chủ động cùng Vietnam Airlines và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) với tư cách là đại diện chủ sở hữu xây dựng chương trình cơ cấu lại kịp thời, không để lỡ thời cơ và có người chịu trách nhiệm cụ thể trình Chính phủ, Thủ tướng xem xét quyết định.
Đồng thời, Ủy ban Quản lý vốn cũng cần nghiên cứu phương án các tập đoàn kinh tế, tổng công ty trực thuộc quyền quản lý được phép hợp vốn để đầu tư hạ tầng hàng không và hãng bay như một tổ chức quản lý vốn mà không làm giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được giao quản lý.
Tin liên quan
Chính sách tiền tệ phải ưu tiên mục tiêu kiểm soát lạm phát
07:37 | 08/12/2022 Kinh tế
Nhiều thách thức đối với chính sách kinh tế hậu Covid-19
08:44 | 07/12/2022 Kinh tế
"Canh bạc mạo hiểm"
07:30 | 07/10/2022 Nhìn ra thế giới
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK