Chính sách tiền tệ phải ưu tiên mục tiêu kiểm soát lạm phát
Thống đốc NHNN: Thị trường tiền tệ biến động mạnh chủ yếu do tâm lý kỳ vọng | |
Cần tiếp tục các chính sách tài khóa chủ động hỗ trợ nền kinh tế |
PGS.TS Phạm Thế Anh. |
Ông đánh giá như thế nào về tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong thời gian qua?
Trong giai đoạn 1991-2021, kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển ấn tượng, với GDP tăng bình quân 6,57%/năm. Tốc độ tăng GDP thuộc loại cao và ổn định so với thế giới. Quy mô kinh tế năm 2021 đạt khoảng 363 tỷ USD, lọt vào top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong những năm qua, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức một con số; cán cân thương mại liên tục thặng dư từ năm 2016; đầu tư nước ngoài ổn định; dự trữ ngoại tệ tăng 10 lần trong giai đoạn 2010-2021.
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức. Tăng trưởng GDP đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Cụ thể, 10 năm sau đổi mới (1991-2000), GDP Việt Nam tăng trưởng 7,6%/năm, sang 10 năm tiếp theo (2001-2010), tăng trưởng GDP giảm còn 6,6%/năm và 10 năm gần đây (2011-2021), GDP đã giảm còn 5,6%/năm. Nguyên nhân của tăng trưởng chậm lại là do hậu quả của các chính sách vĩ mô yếu kém thời kỳ trước đó, ảnh hưởng của môi trường kinh tế quốc tế bất lợi, tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng đang đạt đến giới hạn và tác động của dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với gánh nặng nợ công có thể gây bất ổn cho nền kinh tế trong thập niên tới. Theo đó, giai đoạn 2010-2021, nợ công của Việt Nam đã tăng 3,2 lần (từ 1,144 lên 3,655 triệu tỷ đồng), tốc độ tăng 11,3%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, chính sách tiền tệ còn nặng về can thiệp hành chính; thiếu hụt lao động có chất lượng có thể cản trở sự bứt phá tăng trưởng.
Một thách thức khác là hiện tăng trưởng của Việt Nam đang dựa vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 18,4%/năm trong giai đoạn 2001-2021. Tỷ trọng xuất khẩu/GDP vượt 100%. Việt Nam tham gia kí kết nhiều FTA. Vốn FDI giải ngân những năm gần đây đạt xấp xỉ 20 tỷ USD/năm, gấp đôi so với 10 năm trước.
Về thu NSNN của Việt Nam, tốc độ tăng thu có chậm lại nhưng vẫn ở mức cao, từ 11,5%/năm trong giai đoạn 2011-2015 xuống còn 8,8%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Tỷ lệ thu ngân sách/GDP tăng từ 23,6% lên 25,2% trong cùng giai đoạn, cao nhất trong ASEAN-5. Tỷ lệ thu từ thuế và phí giảm nhanh, từ 88% trong năm 2011 xuống còn 72% trong năm 2020. Tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp giảm nhanh chỉ còn khoảng 17% gần đây. Thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm nhẹ. Tỷ trọng thuế xuất nhập khẩu giảm chỉ còn một nửa trong giai đoạn 2016-2020 so với 2011- 2015.
Theo ông, để thúc đẩy kinh tế phục hồi và tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn tới, các chính sách tài khóa của Việt Nam cần tập trung vào những điểm nào?
Chính sách tiền tệ phải ưu tiên mục tiêu kiểm soát lạm phát. Để đạt được mục tiêu này, phải thông qua kiểm soát được tốc độ tăng trưởng cung tiền phù hợp đối với tăng trưởng kinh tế, không để vọt lên cao quá như những thời kỳ trước đây.
Mặt khác, chính sách tiền tệ phải đặc biệt tuân thủ theo quy tắc, phải minh bạch và có giải trình rõ ràng. Đây là nhược điểm rất lớn của chính sách tiền tệ của Việt Nam. Một chính sách khó dự đoán, không minh bạch thường gây bất ngờ cho nền kinh tế. Từ đó, tạo ra cú sốc rất tiêu cực. Ngược lại, những chính sách tiền tệ được thực hiện theo quy tắc nhất định, chẳng hạn như việc tăng hay giảm lãi suất phải có lý do.
Nhìn sang kinh tế Mỹ, ngay khi chưa điều chỉnh chính sách thị trường hay các doanh nghiệp đã dự đoán được. Tức là, họ biết xu hướng lãi suất tăng và tăng bao nhiêu căn cứ vào những thông tin về nền kinh tế, về lạm phát, về diễn biến của thị trường tài chính, tỷ giá, tỷ lệ thất nghiệp. Do đó, các điều chỉnh của quốc gia này không gây bất ngờ, không có cú sốc tiêu cực.
Tuy nhiên, chính sách tiền tệ của Việt Nam gần như không giải trình. Chúng ta có thể thấy, cả thời gian dài không tăng lãi suất nhưng “đùng một cái” tăng 1%, vài tuần sau lại tăng 1%, gây cú sốc bất ngờ cho thị trường. Những chính sách bất ngờ như vậy khiến cho môi trường kinh tế rất rủi ro và người dân, doanh nghiệp không thể lập được kế hoạch kinh doanh dài hạn một cách ổn định.
Bên cạnh những khuyến nghị trên, để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, theo ông chúng ta cần làm gì?
Theo tôi, chính sách tiền tệ cần tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, tức là những chính sách giám sát sự an toàn của hệ thống. Đó có thể là giám sát tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, huy động/cho vay trung dài hạn, nợ xấu,…
Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong một thập kỷ qua theo đuổi nhiều mục tiêu, ngoài kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá còn phải góp phần hỗ trợ tăng trưởng. Các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có sự tín nhiệm cao hơn, trong đó có vấn đề tỷ giá. Trong thập kỷ trước, tỷ giá hối đoái liên tục bất ổn với những đợt phá giá mạnh nhưng hiện tượng này đã không còn trong 10 năm trở lại đây. Chính sách tiền tệ nên theo đuổi chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, thay vì chính sách neo tỷ giá cứng nhắc như hiện nay.
Các quốc gia ASEAN-5 theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý, từ đầu năm đến nay, đồng tiền của các quốc gia này mất giá 9-10%, tương đương Việt Nam, song họ không vướng vào vấn đề lãi suất. Trong khi đó, dù chúng ta cố tăng lãi suất để giữ kiểm soát tỷ giá nhưng hiện nay môi trường lãi suất của Việt Nam đã khá cao so với các nước ASEAN-5 (hiện đã lên tới 2 con số), trong khi lãi suất các nước khác trong khu vực vẫn duy trì ở mức 4-5%/năm.
Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ của Việt Nam phải loại bỏ các can thiệp hành chính. Mục tiêu cao nhất của kiểm soát lạm phát là kiểm soát được cung tiền, đặc biệt là tiền cơ sở (tiền in ấn mới phát hành bởi NSNN), không phải kiểm soát tín dụng. Bởi tín dụng là hoạt động phải tuân theo quy tắc thị trường. Miễn là các ngân hàng tuân thủ các chỉ tiêu an toàn hệ thống, ngân hàng sẽ được phép tự do kinh doanh nguồn vốn họ huy động được.
Việc áp dụng trần tín dụng sẽ khiến cho ngành ngân hàng trở nên kém cạnh tranh. Các ngân hàng tốt hay xấu đều được chia hạn mức, không ngân hàng nào thị phần giảm sút, hay nói cách khác thị phần của ngân hàng không gắn với khả năng cạnh tranh khi vướng trần cho vay. Ngoài ra, việc áp dụng trần tín dụng còn gây hậu quả là dòng vốn có thể "trá hình" sang các dạng khác. Từ đó, kéo theo các can thiệp hành chính khác, hạn chế sự phát triển hệ thống tài chính. Đồng thời, đối diện với nguy cơ chuyển dịch tiết kiệm/tài sản trong nước ra nước ngoài.
Do đó, Việt Nam nên sớm chấm dứt việc sử dụng trần tín dụng cũng như các can thiệp hành chính trực tiếp khác trên thị trường vốn/tiền tệ. Thay vào đó, kiểm soát tiền cơ sở và cung tiền và điều tiết gián tiếp qua lãi suất mục tiêu. Đồng thời, giám sát chặt chẽ các ngân hàng thương mại gồm: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR); tỷ lệ cho vay trên huy động (LTD); tỷ lệ nợ xấu; tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Bộ Tài chính triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn
15:51 | 13/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
CPI 11 tháng tăng 3,69%
15:17 | 07/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics