Thế giới công nhận thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng?
Toàn cảnh tiêu hủy 103.000 sản phẩm thuốc lá điện tử Vạch trần thủ đoạn bơm tinh dầu ma túy vào thuốc lá điện tử Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 10.500 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu |
Những sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng dễ tiếp cận với người tiêu dùng vì được bán tràn lan trên mạng dù thiếu khung pháp lý. |
Sự thật về thuốc lá thế hệ mới
Thuốc lá thế hệ mới phổ biến nhất tại Việt Nam gồm thuốc lá điện tử, hay còn gọi là sản phẩm hóa hơi (vapour/vape) và thuốc lá làm nóng (hoặc thuốc lá nung nóng).
Hiện nay không có bằng chứng chứng minh thuốc lá làm nóng ít độc hại hơn thuốc lá điếu truyền thống. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có khuyến cáo thuốc lá làm nóng vẫn tạo ra các hóa chất độc hại, có nhiều chất độc giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường. Dù được nung ở nhiệt độ thấp hơn, nhưng vẫn tạo ra những hóa chất tương tự như trong khói thuốc lá như Acrolein, glycidol, formaldehyde và acetaldehyde, carbon monoxide, hydrocarbon thơm đa vòng và các kim loại (nhôm, titan, stronti, molypden, thiếc và antimon).
Trong báo cáo tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung lần thứ 6 và 7 (COP7) đã nêu ra, tất cả các sản phẩm thuốc lá đều gây hại đối với sức khỏe, việc tuyên truyền thuốc lá nung nóng ít hóa chất độc hại hơn so với thuốc lá truyền thống sẽ gây hiểu nhầm cho người sử dụng về tác hại của thuốc lá nung nóng.
Qua thông tin đại chúng đăng tải trên một số báo trong thời gian qua, đến nay có 184/195 quốc gia đã ban hành quy định quản lý thuốc lá làm nóng. Thông tin này được cho là trích dẫn từ Báo cáo của WHO về toàn cảnh thuốc lá toàn cầu năm 2021.
Tuy nhiên, tại Báo cáo này ở trang 104 ghi nhận: “Dữ liệu được thu thập cho báo cáo này cho thấy thuốc lá làm nóng bị cấm (cấm bán hoặc cấm theo loại hình khác hạn chế tính sẵn có của chúng) ở 11 quốc gia, (Brazil, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Ethiopia, Ấn Độ, Iran (Cộng hòa Hồi giáo Iran), Mexico, Na Uy, Panama, Singapore, Cộng hòa Ả Rập Syria, Timor-Leste). Ở 184 quốc gia còn lại, bao gồm cả những nước cho phép lưu hành hoặc chưa có quy định”.
Như vậy, báo cáo không nêu rõ số lượng quốc gia cho phép lưu hành thuốc lá làm nóng mà chỉ liệt kê 11 nước cấm thuốc lá làm nóng. Điều này cho thấy, 184 nước còn lại chưa rõ có quan điểm rõ ràng đối với thuốc lá làm nóng, có chính sách quản lý hay là chưa có khung pháp lý.
Chẳng hạn như Việt Nam, không được liệt kê trong danh sách 11 nước cấm thuốc lá làm nóng nhưng cũng không thể thuộc nhóm 184 quốc gia đã ban hành các quy định quản lý thuốc lá làm nóng. Do vậy, việc nêu 184/195 đã có quy định quản lý thuốc lá làm nóng là không chính xác.
Theo tài liệu Heated Tobacco Products information sheet (Thông tin về thuốc lá làm nóng) của WHO ban hành năm 2020, thuốc lá làm nóng được bán ở trên 40 quốc gia tính đến tháng 7/2019. Còn theo báo cáo của WHO tháng 7/2023, đã có 87 quốc gia cho phép lưu hành thuốc lá điện tử. Có thể nói, số lượng quốc gia chấp nhận thuốc lá điện tử nhiều hơn thuốc lá làm nóng.
Chiến lược giảm thiểu tác hại của thuốc lá của nhiều quốc gia phát triển
Nhiều tổ chức uy tín như Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (US FDA) hay Cơ quan Y tế Cộng đồng Anh (PHE) đã nhận định rằng thuốc lá thế hệ mới có tiềm năng giảm thiểu tác hại của thuốc lá.
Về cơ chế hoạt động, thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng đều không sử dụng phương pháp đốt cháy như thuốc lá truyền thống mà sử dụng thiết bị điện tử để chuyển hóa thành khí hơi (aerosol) có chứa nicotin. Đặc tính kỹ thuật khác biệt này giúp người dùng có thể tiếp cận nicotin mà không phải hít khói thuốc lá độc hại, có tiềm năng trong việc giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho người sử dụng và cộng đồng.
Năm 2022, các chuyên gia Vương quốc Anh đã xem xét bằng chứng quốc tế và nhận thấy rằng "trong ngắn hạn và trung hạn, thuốc lá điện tử gây ra một phần nhỏ rủi ro của việc hút thuốc". Tổ chức Y tế Cộng đồng Anh quốc (PHE) cũng khẳng định: “Nghiên cứu mới của chúng tôi càng làm củng cố thêm rằng nguy cơ từ hút thuốc lá điện tử chỉ là một phần nhỏ so với nguy cơ hút thuốc lá điếu, và ít gây hại hơn ít nhất 95% với nguy cơ không đáng kể dành cho người hút thuốc thụ động. Tuy nhiên, hơn một nửa số người hút thuốc lại có suy nghĩ sai lầm rằng thuốc lá điện tử cũng có hại như hút thuốc lá điếu hoặc đơn giản là họ không biết mức độ gây hại”.
Bộ Y tế New Zealand cũng đưa ra phân tích: “Các biện pháp kiểm soát theo quy định trong Đạo luật Môi trường không khói thuốc năm 1990 được thiết kế chủ yếu cho các sản phẩm thuốc lá điếu. Chúng không phù hợp với các sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá không khói, ít gây hại cho người dùng. Đây là cơ hội có được quy định tốt hơn (và thông tin công khai), để hỗ trợ người hút thuốc chuyển sang các lựa chọn thay thế ít gây hại hơn, giảm đáng kể rủi ro cho sức khỏe của họ và những người xung quanh”.
Cần quản lý đồng bộ
Trong bối cảnh thông tin về các loại thuốc lá thế hệ mới chưa có đầy đủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kĩ thuật, Bộ Công Thương cũng đã bày tỏ ý định quản lý thị trường này theo hướng tiệm cận nhất với quan điểm của Bộ Y tế. Nếu đi theo hướng này, Bộ sẽ trình Chính phủ cấm tất cả các loại thuốc lá thế hệ mới đang hiện diện trên thị trường, bao gồm thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử. Tuy nhiên, theo các quy định hiện hành của Việt Nam, thuốc lá thế hệ mới không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh (theo Luật Đầu tư).
Thực tế cũng cho thấy, nhiều quốc gia phát triển đã chọn cách quản lý một cách đồng bộ, đồng thời cả hai sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng dựa trên đánh giá của họ về tiềm năng giảm thiểu tác hại của dòng sản phẩm này đối với sức khỏe của người dùng và cộng đồng.
Thuốc lá điện tử gồm có hai loại là thuốc lá điện tử hệ thống đóng và thuốc lá điện tử hệ thống mở. Ở thuốc lá điện tử hệ thống đóng, chỉ có đầu dung dịch đã được pha chế và đóng gói kín theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất mới có thể sử dụng được cho thuốc lá điện tử hệ thống đóng. Người dùng không thể thay đổi nồng độ, hay pha trộn thêm các loại chất khác như hệ thống mở.
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam nên cho phép lưu thông thuốc lá điện tử hệ thống đóng có chứa nicotin và thuốc lá làm nóng một cách đồng bộ, đồng thời để người dùng có thể được tiếp cận với các sản phẩm hợp pháp, được kiểm soát nghiêm ngặt hơn trong việc đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn, giảm thiểu các rủi ro cho sức khỏe người dùng đến từ các sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Đồng thời, các chuyên gia cũng nhận định việc quản lý thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng cùng thời điểm sẽ giúp Chính phủ đánh giá được tác động kinh tế - xã hội một cách toàn diện, từ đó xây dựng các chính sách phù hợp nhất và áp dụng lâu dài, tránh sự phân biệt đối xử ngay từ giai đoạn thiết kế chính sách.
Tin liên quan
Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc lá điện tử từ 2025
21:19 | 30/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kiểm soát địa bàn trọng điểm để chống buôn lậu thuốc lá
07:38 | 29/11/2024 An ninh XNK
Mở rộng cơ sở tính thuế, tăng thuế TTĐB nhằm giảm tiêu dùng rượu, bia, thuốc lá
07:33 | 29/11/2024 Tài chính
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh
14:13 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Luận bàn về biện pháp tuyên truyền, vận động trong kiểm soát hải quan về phòng chống tội phạm môi trường
09:40 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
09:30 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm tiêu thụ thuốc lá
09:28 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức
10:45 | 20/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Đề nghị không tăng thuế thuốc lá đột ngột để tránh hệ lụy
10:26 | 18/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
VCCI đề xuất phân biệt rõ giữa cắt giảm và chuyển đổi hình thức cấp phép kinh doanh
16:18 | 17/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tác động của các FTA đến thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2023
20:52 | 17/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quản lý nhiên liệu trên phương tiện vận tải XNC: Kinh nghiệm quốc tế để Hải quan Việt Nam tham khảo
14:10 | 13/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics