Tuy nhiên, Trung Quốc tỏ ý không muốn tham gia một hiệp ước INF đa phương, bởi hiện nay Trung Quốc đang bị thất thế so với Mỹ và Nga trên lĩnh vực tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, cả phiên bản triển khai trên đất liền và từ tàu ngầm. Bên cạnh đó, các lực lượng vũ trang thông thường của Trung Quốc vẫn còn khoảng cách lớn so với Mỹ và Nga. Tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm trung được xem như phương tiện chiến lược giúp Trung Quốc cân bằng sức mạnh quân sự.
Thế giới cần INF phiên bản mới?
Nga chính thức đình chỉ tham gia INF | |
Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi hiệp ước INF với Nga |
Hiệp ước INF phiên bản mở rộng thực sự cần thiết nhằm kiểm soát vũ khí tên lửa, hạt nhân bảo đảm sự cân bằng chiến lược và an ninh toàn cầu. Ảnh minh họa: RTR. |
Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) đã bị cả Mỹ và Nga tuyên bố đình chỉ. Mặc dù một hiệp ước mới tương tự có cả Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ… khó có thể xảy ra trong tương lai gần, nhưng thế giới thực sự rất cần một INF phiên bản mới, nhằm kiểm soát vũ khí tên lửa, hạt nhân bảo đảm sự cân bằng chiến lược và an ninh toàn cầu.
NF bị đình chỉ
Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được ký năm 1987 giữa Mỹ và Liên Xô nhằm loại bỏ vĩnh viễn tất cả các tên lửa đạn đạo và hạt nhân thông thường phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500-5.500 km.
Ngày 2/2, chính quyền Tổng thống Donald Trump tuyên bố đình chỉ các nghĩa vụ của Mỹ theo INF và chính thức tuyên bố ý định rút khỏi Hiệp ước trong 6 tháng. Ngay sau đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng Nga cũng sẽ chính thức đình chỉ các nghĩa vụ theo Hiệp ước và ngày 4/3, ông Putin đã ký sắc lệnh này.
Việc đình chỉ các nghĩa vụ theo INF sẽ gây ra những hệ lụy khó lường. Mối quan hệ giữa hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới Nga - Mỹ có nguy cơ lún sâu vào vòng xoáy khủng hoảng. Các nhà quan sát chính trị gọi đây là “cuộc chiến tranh lạnh lần thứ hai”, đồng thời tạo ra một “vùng trống” trong hệ thống kiểm soát vũ khí hạt nhân chiến lược quốc tế, trở thành mối đe dọa đối với an ninh và ổn định toàn cầu.
INF bị đình chỉ có thể khiến toàn bộ hệ thống kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt bị sụp đổ, số phận của Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3) trực tiếp bị đe dọa. Sẽ không có giới hạn pháp lý ràng buộc nào đối với hai siêu cường hạt nhân lớn nhất thế giới và rủi ro cạnh tranh hạt nhân sẽ tăng lên.
Không có INF, các nước sẽ quan tâm hơn đến việc phát triển và triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn, cũng như tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang. Giới quan sát cho rằng, sau khi rút khỏi INF, Mỹ sẽ được tự do để phát triển các vũ khí tầm trung và tầm ngắn, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang. Nga cũng sẽ dùng đến các biện pháp đảm bảo an ninh, khôi phục cân bằng sức mạnh quân sự với Mỹ.
Hiệp ước INF cấm triển khai các loại tên lửa hạt nhân tầm trung tại châu Âu nhằm duy trì thế cân bằng quân sự giữa Nga và Mỹ. INF sụp đổ sẽ tạo điều kiện cho Mỹ tái triển khai các loại tên lửa tầm trung tại châu Âu, cùng với những loại vũ khí hạt nhân khác mà Mỹ đã đặt tại Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Châu Âu sẽ là mục tiêu trước tiên nếu đối đầu quân sự Nga - Mỹ xảy ra.
Khó cứu vãn trong tương lai gần
Theo các chuyên gia, cả Nga và Mỹ đều không muốn bị trói buộc bởi các điều khoản trong INF, lý do là vì Trung Quốc - quốc gia hưởng lợi từ INF. Trung Quốc có thể chế tạo bất kỳ loại tên lửa nào vì không bị Hiệp ước này ràng buộc. Một số nhà quan sát cho rằng, việc tố cáo Nga vi phạm Hiệp ước chỉ là cái cớ. Nga cũng có thể muốn hủy bỏ INF và Mỹ đã lấy đây làm lý do để rút khỏi Hiệp ước.
Mặc dù cả Mỹ và Nga đã tuyên bố đình chỉ INF, nhưng cả 2 đều mong muốn có một Hiệp ước mới đa phương với sự tham gia của Trung Quốc, Ấn Độ... Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút nước này khỏi INF, ông để ngỏ khả năng ký kết một văn kiện mới nếu có sự tham gia của Trung Quốc. Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố ý tưởng mời các nước khác tham gia Hiệp ước INF để cứu vãn thỏa thuận ngay từ cuối năm 2018.
Nếu gia nhập INF mới, Trung Quốc sẽ gần như chẳng còn phương tiện nào đủ sức duy trì ưu thế quân sự của mình trước các đối thủ trong khu vực. Căn cứ theo điều khoản của INF thì 95% kho tên lửa đạn đạo của Trung Quốc sẽ bị phá hủy. Đây là điều không thể chấp nhận được đối với Bắc Kinh, nhất là khi nước này đang xây dựng chính sách khuếch trương sức mạnh ra bên ngoài lãnh thổ, đồng thời thực thi chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập A2/AD. Khi Trung Quốc không chịu ký kết thì khả năng Mỹ và Nga đồng ý duy trì INF là rất khó trong tương lai gần.
Thế giới cần một hiệp ước tương tự
Theo giới nghiên cứu, INF phiên bản mới rất cần có sự đồng thuận của Nga, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là nhu cầu bức thiết, bởi nếu không có hiệp ước ràng buộc nào, hệ thống vũ khí toàn cầu không được kiểm soát, việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trên thế giới không được ngăn chặn, có thể sẽ gây hệ lụy khôn lường cho cả nhân loại. Và trên thực tế, cuộc chạy đua vũ trang mới đang có dấu hiệu khởi động.
Trong lúc chờ đợi một hiệp ước mới thay thế, Mỹ - Nga (hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới) cần có các chiến lược tương hỗ với nhau. Dù không còn nghĩa vụ về INF nhưng Mỹ và Nga vẫn cần kiềm chế, bởi chính lợi ích của cả hai bên, đồng thời tổ chức các cuộc tham vấn về nguyên tắc ổn định chiến lược trong tương lai hoặc có thể thảo luận với cả 9 quốc gia sở hữu hạt nhân.
Hai nước cũng cần chuẩn bị cho hội nghị tiếp theo xem xét hiệu lực của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), sẽ diễn ra vào năm 2020. Việc rút khỏi INF hay đặc biệt là không gia hạn START-3 sẽ gây ra những rủi ro lớn đối với chính sách không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu và Hội nghị rà soát lần tới hoàn toàn có thể sẽ là hội nghị cuối cùng. Điều đó không đem lại lợi ích gì cho cả Moscow và Washington.
Về phía Trung Quốc, theo giới chuyên gia, nước này nên ủng hộ và tham gia một thỏa thuận kiểm soát vũ khí đa phương thay thế cho INF. Lý do là vì việc Bắc Kinh tự do phát triển các loại vũ khí mà không bị ràng buộc bởi hiệp ước có thể làm cho sự cân bằng vũ khí chiến lược có nguy cơ bị phá vỡ. Mặt khác, là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc cần có trách nhiệm hơn trong giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Các nước châu Âu và Nga cần có các cuộc đàm phán về phân loại vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường; xây dựng một thỏa thuận về kiểm soát vũ khí; thực hiện các biện pháp khôi phục lòng tin và thể hiện lập trường rõ ràng đối với Mỹ về việc kiểm nghiệm hệ thống tên lửa hành trình SSC-8 (hay 9M729) của Nga mà Mỹ cáo buộc vi phạm INF. Đồng thời, xem xét các biện pháp xây dựng một cấu trúc an ninh châu Âu mới, cho phép châu Âu đóng nhiều vai trò hơn trong kiềm chế cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân.
Liên Hợp Quốc cần phát huy vai trò xử lý thách thức bằng những phương tiện ngoại giao, cơ chế cảnh báo và phòng ngừa, yêu cầu các quốc gia tuân thủ các nguyên tắc hoạt động đã đề ra. Mặc dù INF là hiệp ước song phương, nhưng INF bị phá hủy sẽ đe dọa trực tiếp đến an ninh và hòa bình thế giới.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới năm 2019 đang đứng trước nguy cơ “bất ổn, bất an, bất định” thì một INF phiên bản mới chỉ có thể dừng lại ở sự “mong đợi” vào vai trò của Liên Hợp Quốc, nhất là các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an là Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.
Tin liên quan
Chông gai đón đợi nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới
11:28 | 02/08/2024 Nhìn ra thế giới
Nguy cơ tăng trưởng yếu kéo dài bủa vây thế giới
07:30 | 30/07/2024 Nhìn ra thế giới
Thế giới đối mặt với "cơn sốt urani"
06:17 | 28/07/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK