Nguy cơ tăng trưởng yếu kéo dài bủa vây thế giới
Khó khăn tiếp tục bủa vây, doanh nghiệp xuất khẩu nỗ lực tìm hướng đi Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam thuộc top 10 thế giới Rào cản bủa vây TikTok |
Tăng trưởng kinh tế thế giới có thể yếu kéo dài. |
Cụ thể bản cập nhật Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến đạt 3,2% trong năm nay và 3,3% vào năm 2025, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 3,8% từ đầu thế kỷ cho đến khi xảy ra đại dịch Covid-19. Trong khi đó, dự báo tăng trưởng trung hạn của IMF tiếp tục ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Trên thực tế, nền kinh tế toàn cầu đã cho thấy khả năng phục hồi trước một loạt cú sốc, không rơi vào suy thoái kinh tế như một số người dự đoán, khi các ngân hàng trung ương trên thế giới tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, phân tích mới nhất của IMF cho thấy các giai đoạn trì trệ kéo dài 4 năm hoặc lâu hơn có xu hướng đẩy tình trạng bất bình đẳng về thu nhập giữa các quốc gia lên gần 20% - cao hơn đáng kể so với mức tăng khoảng cách do suy thoái kinh tế toàn diện.
Trong thời kỳ trì trệ, quá trình tạo việc làm chậm và tăng trưởng tiền lương sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu và giảm thu nhập của người lao động. Điều này có xu hướng làm gia tăng khoảng cách giữa những người ở tốp trên và những người ở tốp dưới trong thang thu nhập. Nói cách khác, càng bị mắc kẹt trong một môi trường tăng trưởng thấp thì thế giới sẽ càng trở nên bất bình đẳng hơn. Đây cũng là lý do mà nước chủ nhà Brazil đã đưa nội dung chống lại tình trạng bất bình đẳng, nghèo đói là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào chương trình nghị sự.
Trong bối cảnh đó, giới phân tích cho rằng thế giới vẫn có thể thoát khỏi bẫy tăng trưởng thấp, bất bình đẳng gia tăng, đồng thời nỗ lực giảm nghèo đói khi tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên sau.
Trước hết, thế giới cần giải quyết vấn đề cơ bản là tăng trưởng chậm. Hầu hết sự suy giảm tăng trưởng trong những thập niên gần đây là do năng suất sụt giảm do lực lượng lao động giảm. Các biện pháp thúc đẩy cạnh tranh và cải thiện khả năng tiếp cận tài chính có thể khiến những nguồn lực được luân chuyển hiệu quả hơn từ đó thúc đẩy năng suất. Trong khi đó, việc đưa nhiều người hơn vào lực lượng lao động, chẳng hạn như phụ nữ, có thể chống lại lực cản tăng trưởng do dân số già hóa.
Bên cạnh đó, các chính phủ phải làm nhiều hơn nữa để đảm bảo rằng chính sách tài chính hỗ trợ những thành phần dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Thách thức là nhiều nền kinh tế đang phải đối mặt với áp lực tài chính nghiêm trọng. Ở các nước đang phát triển, chi phí trả nợ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong doanh thu thuế vào thời điểm họ phải giải quyết danh sách nhu cầu chi tiêu đang phình to, từ đầu tư vào cơ sở hạ tầng đến chi phí thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu của IMF, có nhiều cơ hội để các nước đang phát triển tăng thêm doanh thu thông qua cải cách thuế, lên tới 9% GDP. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải thực hiện một cách tiếp cận tiến bộ, có nghĩa là đảm bảo những người có đủ khả năng đóng thuế nhiều hơn sẽ đóng góp phần công bằng của họ.
Ngoài ra, thế giới cần một mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu vững chắc cho những quốc gia cần hỗ trợ. Có như vậy kinh tế thế giới mới có thể phát triển ổn định.
Tin liên quan
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics