Facebook Twitter youtube Tiktok

Tăng thuế thuốc lá cần hướng đến khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu ngân sách

(HQ Online) - Bộ Tài chính đang nghiên cứu các ý kiến góp ý cho Đề nghị xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) để trình Chính phủ trước khi đệ trình lên Quốc hội. Trong cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với mặt hàng thuốc lá, Bộ Tài chính đã đề xuất áp dụng thuế hỗn hợp, bổ sung thuế tuyệt đối đối bên cạnh thuế theo tỉ lệ phần trăm hiện nay.
Tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt: Chuyển đổi sang hệ thống thuế hỗn hợp là hướng đi đúng đắn Tăng cường hỗ trợ người nộp thuế thụ hưởng chính sách giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, rượu và bia
Tăng thuế thuốc lá cần hướng đến khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu ngân sách

Việc thay đổi này nhằm thực hiện Quyết định 508/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ngày 23/04/2022 về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030.

Theo đó, Việt Nam dự kiến chuyển đổi cách tính thuế TTĐB đối với thuốc lá từ hệ thống thuế tính theo tỷ lệ % sang hệ thống thuế hỗn hợp. Đây được xem là bước đi phù hợp với xu hướng chung trên thế giới nhưng rất cần phương án và lộ trình phù hợp, xét cả trong dài hạn để việc điều chỉnh thuế lần này có thể mang lại lợi ích hài hòa cho tất cả các bên liên quan.

Tăng thu ngân sách, giảm tiêu thụ thuốc lá

Theo báo cáo của WTO năm 2021 về sự thay đổi trong hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt giai đoạn 2008 - 2018, tới năm 2018 đã có 63 nước áp dụng mức thuế tuyệt đối so với 57 nước vào năm 2008, số nước áp dụng thuế hỗn hợp tăng từ 45 nước (năm 2008) lên 63 nước năm 2018. Trong khi đó, số nước đánh thuế theo tỷ lệ phần trăm đã giảm từ 55 nước năm 2008 xuống còn 41 nước năm 2018.

Nhược điểm lớn nhất của hệ thống thuế tương đối là khó dự đoán nguồn thu ngân sách và gây khó khăn cho công tác quản lý; không thúc đẩy nhà sản xuất đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá thành vì gánh nặng thuế sẽ tăng theo hiệu ứng số nhân của cơ cấu thuế. Do đó, mục tiêu hướng người tiêu dùng đến các sản phẩm có chất lượng cao hơn sẽ khó lòng đạt được.

Chính vì vậy, tại cuộc họp của quốc gia thành viên của Công ước khung của Tổ chức Y tế thế giới về kiểm soát thuốc lá (FCTC) năm 2012 (COP5) đã ban hành khuyến nghị: “Các quốc gia thành viên nên thực hiện và triển khai hệ thống thuế đơn giản và hiệu quả nhất để phù hợp với nhu cầu tài chính và sức khỏe cộng đồng. Mỗi thành viên nên xem xét triển khai hệ thống thuế tuyệt đối hoặc hệ thống thuế hỗn hợp (với thành phần thuế tuyệt đối tối thiểu), bởi vì hệ thống thuế tuyệt đối hoặc hỗn hợp có nhiều ưu điểm hơn so với hệ thống thuế theo thuế suất”.

So với thuế tương đối mà Việt Nam đang áp dụng hiện nay, hệ thống thuế hỗn hợp sẽ khuyến khích nhà sản xuất đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm và hướng người tiêu dùng giảm thiểu tiêu dùng chuyển đổi sang tiêu dùng các sản phẩm thuốc lá có chất lượng tốt hơn, giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe. Hệ thống thuế hỗn hợp cũng sẽ hỗ trợ tốt hơn cho mục tiêu giảm sản lượng tiêu thụ sản phẩm thuốc lá.

Không tạo thêm khoảng trống thị trường cho thuốc lá lậu

Mô hình thuế hỗn hợp theo đề xuất của Bộ Tài chính hiện nay là hoàn toàn phù hợp với khuyến nghị tại COP5 như nêu trên. Trong bối cảnh đó, việc tăng thuế cần thực hiện một cách thận trọng và có lộ trình hợp lý phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội để hỗ trợ tốt nhất cho các mục tiêu mà Chính phủ đề ra, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực tới ngành thuốc lá, thị trường thuốc lá hợp pháp cũng như tất cả người lao động tham gia vào chuỗi cung ứng.

Trong khi đó, dù có những nỗ lực rất lớn từ các bộ ngành và Chính phủ, tình hình buôn lậu vẫn chưa được cải thiện do đặc thù của Việt Nam có đường biên giới hơn 4.600km với các quốc gia láng giềng với những phức tạp đặc thù về cư trú và địa hình. Vì vậy, nếu chính sách thuế TTĐB tạo ra thêm lợi thế cạnh tranh lớn về giá cho thuốc lá lậu đối với thuốc lá hợp pháp thì việc kìm hãm sự gia tăng của thuốc lá lậu tại Việt Nam và giảm sản lượng tiêu thụ thuốc lá là khó khả thi.

Các chuyên gia cho rằng nên tăng thuế theo lộ trình, trong năm đầu tiên, bên cạnh thuế suất 75% bổ sung thêm thuế tuyệt đối ở mức 500 đồng/bao, tiếp đến nâng dần theo lộ trình 500 đồng/bao mỗi năm.

Chính sách thuế có sự liên hệ rất chặt chẽ các biến động về kinh tế xã hội do tác động mạnh mẽ và trực tiếp lên các chủ thể liên quan. Bên cạnh việc thất thu cho ngân sách nhà nước, nếu người tiêu dùng chuyển sang thuốc lá lậu với chất lượng không được kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tăng gánh nặng chi phí y tế cho nhà nước về lâu dài, và khiến cho mục tiêu nhà nước trong việc hướng người tiêu dùng đến các sản phẩm thuốc lá chất lượng cao, giảm thiểu tác hại thuốc lá sẽ khó lòng đạt được.

Tỷ trọng thuế tuyệt đối được nâng dần

Các chuyên gia ủng hộ định hướng của Nhà Nước về việc áp dụng thuế hỗn hợp, bổ sung thuế tuyệt đối đối với mặt hàng thuốc lá quy định tại Quyết định 508/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên nhấn mạnh rằng Chính phủ nên đề ra có một lộ trình tăng thuế TTĐB hợp lý, mức tăng phù hợp, tránh tăng thuế đột ngột dẫn đến gia tăng thuốc lá lậu, gây bất ổn thị trường nhằm tạo ra sự bền vững về công ăn việc làm, an sinh xã hội cũng như đảm bảo việc gia tăng thuế nộp NSNN. Việc tăng thuế chỉ nên thực hiện từ 2025 trở đi nhằm hạn chế đến mức tối đa các tác động tiêu cực về mặt an sinh xã hội. Theo đó, mức tăng đều đặn qua các năm được đánh giá phù hợp với xu hướng trên thế giới là tỷ trọng mức thuế tuyệt đối trong thuế TTĐB áp dụng cho thuốc lá ngày càng tăng. Kiến nghị Bộ Tài chính cho phép loại trừ khoản phí xử lý chất thải 60 đồng/bao và chi phí tem thuế khoảng 18 đồng/tem/bao ra khỏi giá tính thuế TTĐB (tương tự như thuế bảo vệ môi trường) để tránh việc thuế chồng lên thuế.

Để hạn chế sử dụng thuốc lá, bên cạnh việc tăng thuế TTĐB cần phải thực hiện đồng bộ và nâng cao các biện pháp quản lý nhà nước, đặc biệt đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống thuốc lá lậu, tránh thất thu ngân sách nhà nước.

Các chuyên gia nói gì về lộ trình tăng thuế TTĐB thuốc lá?

- Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng giám đốc Công ty PwC Việt Nam:

Cải cách cơ cấu thuế theo hướng khuyến khích nâng cao chất lượng để giảm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe - chuyển sang hệ thống hỗn hợp và dùng yếu tố thuế tuyệt đối để điều tiết thị trường tiêu thụ một cách hợp lý. Đồng thời, cần tăng thuế từ từ, có lộ trình dài hạn, minh bạch, mức tăng nên cao hơn tỉ lệ lạm phát. Nếu Việt Nam tăng thuế TTĐB gây sốc thì thuế TTĐB sẽ là gánh nặng và Việt Nam có thể sẽ đi theo vết xe đổ của một số nước như Malaysia, Anh, Đức…khi tăng thuế TTĐB đột ngột, đột biến. Đó là nạn thuốc lá lậu, thuốc lá bất hợp pháp tràn lan, lấn át thuốc lá hợp pháp, khiến ngân sách thất thu, không đạt mục đích giảm lượng người hút thuốc và cũng có thể đẩy nhiều công ty thuốc lá vào chỗ đóng cửa còn người lao động thất nghiệp.

- Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam:

Việc tăng thuế đối với mặt hàng thuốc lá nên có lộ trình để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có thể điều chỉnh, sắp xếp bố trí hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo vừa ổn định sản xuất, vừa đóng góp nguồn thu cho NSNN, vừa hạn chế thuốc lá lậu, tránh thất thu thuế, đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Lộ trình này cần cân nhắc cả về thời gian và mức thuế điều tiết. Chúng tôi ủng hộ phương án tăng thuế theo lộ trình, theo đó, trong năm đầu tiên, bên cạnh thuế suất 75% bổ sung thêm thuế tuyệt đối ở mức 500 đồng/bao. Tiếp đến nâng dần theo lộ trình 500 đồng/bao mỗi năm.

- Bà Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính):

Việt Nam mới chỉ áp dụng phương thức đánh thuế TTĐB đối với thuốc lá theo tỷ lệ phần trăm và phương thức này đang bộc lộ nhiều hạn chế như không theo kịp tốc độ lạm phát, khuyến khích sự gia tăng thuốc lá giá rẻ hiện đang sẵn có trên thị trường, từ đó, gia tăng khả năng tiếp cận và hút thuốc lá đối với thanh thiếu niên và tăng tỷ lệ hút thuốc lá thụ động ở trẻ em. Trong khi đó, phương thức đánh thuế theo mức tuyệt đối và đặc biệt là phương thức đánh thuế hỗn hợp hiện đang được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia do lợi ích mang lại của phương pháp này. Tuy nhiên, việc tăng thuế TTĐB theo phương pháp hỗn hợp cần có lộ trình phù hợp để đảm bảo số thuế tuyệt đối tăng qua các năm tương ứng với tốc độ lạm phát.

- Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký VCCI:

Thuế TTĐB đã góp phần định hướng sản xuất, tiêu dùng của xã hội; điều tiết thu nhập của người tiêu dùng; tăng nguồn thu cho NSNN. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thuế TTĐB cần đáp ứng yêu cầu cao hơn như cần đảm bảo được một môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Một sắc thuế TTĐB tốt thì ngoài các mục tiêu như định hướng hành vi tiêu dùng, tăng thu ngân sách thì cần tính tới các yếu tố khác như tính khả thi, tính tuân thủ, cạnh tranh bình đẳng, tính tin cậy, dự báo trước được và phù hợp với thông lệ quốc tế.

- TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương:

Tăng thuế TTĐB là một công cụ, nhưng tăng thuế có thể tăng buôn lậu; tăng buôn lậu sẽ làm giảm sản xuất và tiêu dùng hợp pháp, từ đó giảm số thu thuế. Ngoài ra, vòng xoáy tăng thuế - tăng giá có thể sẽ thúc đẩy người hút chuyển sang các loại thuốc giá rẻ ảnh hưởng sức khỏe nằm ngoài tầm kiểm soát chất lượng của nhà nước… Chính sách thuế cũng cần phải nhằm điều tiết hành vi tiêu dùng, giúp người dùng dần chuyển sang hút loại ít độc hại hơn nhờ vào đổi mới công nghệ, những loại thuốc ít làm hại, hay hạn chế tối đa tác động tiêu cực đối với môi trường chung và người không hút thuốc. Chính sách thuế phải đảm bảo giúp cho doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất, cung ứng thuốc lá chất lượng cao hơn với chi phí hợp lý, thúc đẩy chuyển sang tiêu thụ thuốc lá có chất lượng với giá hợp lý. Đối với buôn lậu, phải hạn chế và quyết liệt đẩy lùi. Đối với Nhà nước, thu thuế cao nhất có thể, mà không đánh đổi các 2 mục tiêu lớn này. Nhìn chung, các mục tiêu có thể mâu thuẫn nhau, có thể triệt tiêu lẫn nhau, có thể phải đánh đổi. Song song với việc áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp để định hướng thị trường, tăng chất lượng sản phẩm, Chính phủ cũng cần quyết liệt thúc đẩy các giải pháp phi thuế, đặc biệt cần tăng cường công tác chống buôn lậu, nhất là trên biên giới vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hoàng Tuấn

Tin liên quan

Hải quan Quảng Bình: Máy móc, thiết bị, nước tăng lực nhập khẩu góp phần đáng kể số thu ngân sách

Hải quan Quảng Bình: Máy móc, thiết bị, nước tăng lực nhập khẩu góp phần đáng kể số thu ngân sách

(HQ Online) - Máy móc thiết bị nhập khẩu của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I và nước tăng lực nhập khẩu là các mặt hàng phát sinh mới, đóng góp hơn 70% số thu ngân sách của Cục Hải quan Quảng Bình trong những tháng đầu năm 2024.
Hải quan Bình Định: Thu ngân sách nhà nước tăng cao

Hải quan Bình Định: Thu ngân sách nhà nước tăng cao

(HQ Online) - Triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút hàng hóa XNK, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) của Hải quan Bình Định trong những tháng đầu năm 2024 đạt kết quả cao.
Hải quan Tà Lùng thu ngân sách khởi sắc

Hải quan Tà Lùng thu ngân sách khởi sắc

(HQ Online) - Kết quả thu ngân sách của Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng những tháng đầu năm 2024 có nhiều khởi sắc, đóng góp quan trọng vào số thu ngân sách nhà nước của Cục Hải quan Cao Bằng.
Hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng, thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng kinh tế

Hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng, thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng kinh tế

(HQ Online) - Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế, bảo đảm minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của người dân, doanh nghiệp.
Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Hàng trăm tấn tinh dầu quế tồn kho do vướng quy định về xuất khẩu

Hàng trăm tấn tinh dầu quế tồn kho do vướng quy định về xuất khẩu

(HQ Online) - Các doanh nghiệp xuất khẩu tinh dầu quế đang gặp khó khăn do vướng các quy định về kinh doanh dược liệu của Bộ Y tế, dẫn tới hàng trăm tấn tinh dầu đang bị tồn kho tại vùng nguyên liệu.
Thế giới công nhận thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng?

Thế giới công nhận thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng?

Đang có nhiều luồng thông tin về hai dòng thuốc lá thế hệ mới trên, thậm chí là gây “nhiễu”, đánh lạc hướng dư luận trong thời gian qua khi Bộ Công Thương đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan sửa đổi Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định về quản lý kinh doanh thuốc lá. Có những thông tin cho rằng cơ quan chức năng Việt Nam đang cân nhắc cho phép lưu hành thuốc lá làm nóng trước và bỏ ngỏ với thuốc lá điện tử, đồng nghĩa là “cấm”. Vậy phương án chọn thuốc lá làm nóng trước có phù hợp với thực trạng hiện nay?
Linh kiện điện tử đã qua sử dụng hay chất thải?

Linh kiện điện tử đã qua sử dụng hay chất thải?

(HQ Online) - Một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm thủ tục xuất khẩu hàng chục lô hàng liện kiện điện tử đã qua sử dụng, hải quan nghi vấn là chất thải, nhưng gặp vướng mắc trong việc xác định mặt hàng.
Cần “đối xử” thế nào với thuốc lá thế hệ mới?

Cần “đối xử” thế nào với thuốc lá thế hệ mới?

(HQ Online) - Thuốc lá thế hệ mới đang cần được đưa ngay vào diện kiểm soát chặt chẽ để ngăn ngừa các rủi ro về sức khỏe người dùng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và chống thất thu ngân sách.
Chia sẻ thông tin theo Cơ chế một cửa quốc gia nên tập trung vào cơ quan chủ quản

Chia sẻ thông tin theo Cơ chế một cửa quốc gia nên tập trung vào cơ quan chủ quản

(HQ Online) - Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc chia sẻ thông tin qua Cổng thông tin một cửa quốc gia nên tập trung vào một đầu mối là cơ quan chủ quản nhằm đảm bảo tính đầy đủ của thông tin.
Liệu có rủi ro khi cơ quan Hải quan thực hiện hoàn thuế Giá trị gia tăng nộp thừa ở khâu nhập khẩu?

Liệu có rủi ro khi cơ quan Hải quan thực hiện hoàn thuế Giá trị gia tăng nộp thừa ở khâu nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể tại điểm 4 khoản 65 Điều 1 Thông tư 38/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, cơ quan Hải quan có thẩm quyền hoàn tiền thuế Giá trị gia tăng (GTGT) nộp thừa ở khâu nhập khẩu. Qua thời gian thực hiện công tác hoàn thuế GTGT nộp thừa theo quy định này, liệu có rủi ro, lỗ hổng nào dẫn đến sai sót?
Nhiều rủi ro khi đưa động vật sống về bảo quản

Nhiều rủi ro khi đưa động vật sống về bảo quản

(HQ Online) - Việc đưa động vật sống về địa điểm bảo quản có thể phát sinh những rủi ro trong quá trình vận chuyển, hay bỏ lọt hành vi vi phạm.
Doanh nghiệp thủy sản đề xuất cấp C/O bản điện tử

Doanh nghiệp thủy sản đề xuất cấp C/O bản điện tử

(HQ Online) - Phát hiện nhiều bất cập trong việc cấp C/O, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề xuất Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp được làm thủ tục cấp C/O bản điện tử và cơ chế các nước chấp thuận bản scan C/O.
Làm rõ nhiều vấn đề về thủ tục hải quan khi giao dịch qua thương mại điện tử

Làm rõ nhiều vấn đề về thủ tục hải quan khi giao dịch qua thương mại điện tử

(HQ Online) - Đối tượng áp dụng, người khai hải quan, địa điểm làm thủ tục hải quan… là những vấn đề quan trọng tại dự thảo Nghị định quy định quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử đang được Tổng cục Hải quan lấy ý kiến rộng rãi.
Sửa đổi giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, chung cư

Sửa đổi giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, chung cư

(HQ Online) - Việc sửa đổi giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà mua theo phương thức đấu giá, đầu thầu và nhà chung cư là cần thiết để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.
Kiến nghị bổ sung chính sách chống gian lận xuất xứ

Kiến nghị bổ sung chính sách chống gian lận xuất xứ

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa sẽ tạo cơ sở pháp lý, đảm bảo điều kiện để các cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ. Đây là vấn đề được Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Triệt phá đường dây rửa tiền, vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới với số lượng khủng

Triệt phá đường dây rửa tiền, vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới với số lượng khủng

Các đối tượng thành lập 250 công ty "ma", lập hộp thư điện tử giả để lừa đảo, chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới với trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
BIDV chốt phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn lên hơn 70.600 tỷ đồng

BIDV chốt phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn lên hơn 70.600 tỷ đồng

ĐHĐCĐ BIDV đã thông qua các phương án để tăng vốn điều lệ năm 2024 lên mức hơn 70.624 tỷ đồng, tăng gần 24% so với mức cuối năm 2023.
Sau 20 năm cổ phần hóa, Rạng Đông đạt doanh thu tăng hơn 20 lần

Sau 20 năm cổ phần hóa, Rạng Đông đạt doanh thu tăng hơn 20 lần

Năm 2024, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đặt mục tiêu bứt phá với doanh thu 11.000 tỷ đồng nhờ những đổi mới trong chuyển đổi số.
Đại diện Hải quan Việt Nam tại WCO được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật thường trực

Đại diện Hải quan Việt Nam tại WCO được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật thường trực

Bà Nguyễn Thị Vĩnh Hoài, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, đại diện Hải quan Việt Nam tại Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) được bầu giữ vị trí Chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật thường trực (PTC) WCO.
Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh.
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
Phiên bản di động