Facebook Twitter youtube Tiktok

Tác động của các FTA đến thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2023

(HQ Online) -Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), gồm 12 FTA truyền thống, 4 FTA thế hệ mới và đang tiếp tục đàm phán 3 FTA. Việc thực hiện các cam kết FTA trong thời gian qua đã có tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) và số thu ngân sách từ hoạt động XNK của Việt Nam.
Nhờ EVFTA, xuất khẩu cá ngừ sang Italy tăng 3 lần Điều kiện hưởng ưu đãi thuế đối với hàng NK theo Hiệp định EVFTA EVFTA thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng vọt EVFTA củng cố sức hấp dẫn của Việt Nam đối với nhà đầu tư châu Âu
Tác động của các FTA đến thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2023

1. Tác động đến kim ngạch XNK hàng hóa

Trong 16 FTA Việt Nam đã ký kết và thực hiện, có 13/16 FTA đã thực hiện khá ổn định trong giai đoạn 2011-2023 do các FTA này có hiệu lực triển khai từ khá lâu. Một số FTA khác mới có hiệu lực gần đây như RCEP từ ngày 1/1/2022 và năm cuối lộ trình thực hiện là 2056; UKVFTA (Việt Nam - Anh) có hiệu lực từ ngày 1/5/2022 và năm cuối lộ trình thực hiện là 2035; VIFTA (Việt Nam - Israel) có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 và năm cuối lộ trình thực hiện là 2033.

Xét về mặt tổng thể, một số ngành hàng thuộc đối tượng cắt giảm thuế quan theo các cam kết tại các FTA hiện nay như: máy móc thiết bị; ô tô, linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy; máy tính, linh kiện điện tử; nguyên phụ liệu dệt may, da giày; hóa chất và các sản phẩm hóa chất; sữa và các sản phẩm từ sữa; xăng dầu; dược phẩm… Việc cắt giảm thuế quan theo lộ trình đã tác động đến kim ngạch XNK nói chung và kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này nói riêng tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.

Kim ngạch nhập khẩu (KNNK) của khoảng 18 nhóm ngành hàng tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2011-2023. Đây cũng là 18/54 nhóm ngành hàng có tỷ trọng cao trong tổng KNNK cả nước trong giai đoạn vừa qua. Đơn cử như nhóm hàng máy tính, sản phẩm linh kiện điện tử tăng mạnh từ 21,6 tỷ USD năm 2015 lên 88 tỷ USD năm 2023 và đây cũng là nhóm hàng có KNNK chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng KNNK chung cả nước (khoảng 27% năm 2023); dòng hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng từ 27,6 tỷ USD năm 2015 lên 41,6 tỷ USD năm 2023, chiếm tỷ trọng 12,7% trong tổng KNNK cả nước năm 2023. Hầu hết các sản phẩm này thuộc nhóm ngành hàng nhập khẩu có thuế. Do đó, việc cắt giảm thuế quan theo lộ trình đối với các ngành hàng này sẽ có những tác động nhất định đến thu ngân sách nhà nước (NSNN).

2. Tác động đến thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan theo các FTA trong thời gian qua đã có những ảnh hưởng nhất định tới số thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Xét về số tuyệt đối, thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tăng từ khoảng 65,4 nghìn tỷ đồng năm 2011 lên khoảng 73,4 nghìn tỷ đồng năm 2017; đến năm 2022 tăng lên khoảng 74,2 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2023 ước giảm còn khoảng 53 nghìn tỷ đồng (Hình 1).

Thu từ thuế nhập khẩu tăng từ khoảng 43,7 nghìn tỷ đồng năm 2011 lên mức 64,8 nghìn tỷ đồng năm 2017 và 63,8 nghìn tỷ đồng năm 2022; năm 2023 ước giảm còn 43,1 nghìn tỷ đồng.

Xét về tỷ trọng thu từ thuế nhập khẩu trong tổng thu NSNN, trong giai đoạn này giảm đáng kể, từ mức 6,1% năm 2011 xuống mức 5% năm 2017; 3,5% năm 2022 và 2,5% năm 2023. Thu từ thuế xuất khẩu giảm mạnh từ khoảng 21,8 nghìn tỷ đồng năm 2011 xuống 8,6 nghìn tỷ đồng năm 2017; đến năm 2022 tăng lên khoảng 10,4 nghìn tỷ đồng; sang năm 2023 giảm còn khoảng 8,5 nghìn tỷ đồng. Tỷ trọng thu từ thuế xuất khẩu trong tổng thu NSNN cũng giảm mạnh, từ 3% năm 2011 xuống còn 0,7% năm 2017; 0,6% năm 2022 và 0,5% năm 2023.

Ngoài ra, số hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hàng xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng ở một mức độ nhất định. Trong giai đoạn 2011-2021, số hoàn thuế GTGT cho hàng xuất khẩu tăng lên từ 61.000 tỷ đồng năm 2011 lên 160.798 tỷ đồng năm 2021 (tăng khoảng 2,63 lần). Tuy nhiên số hoàn thuế GTGT cho hàng xuất khẩu giảm xuống vào năm 2022 (150.729 tỷ đồng) và năm 2023 (150.044 tỷ đồng).

Trong thời gian tới, việc tiếp tục cắt giảm thuế quan theo lộ trình các FTA dự báo sẽ tiếp tục có tác động nhất định đến thu từ thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, hầu hết FTA đã đi vào cắt giảm ổn định theo lộ trình cam kết nên mức độ giảm thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sẽ chậm hơn so với giai đoạn vừa qua. Ngoài ra, hiện nay Việt Nam đã hoàn thành lộ trình cắt giảm chính sách thuế MFN trong khung khổ cam kết với WTO. Trong khi đó, mức độ tận dụng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tại các FTA đa số còn thấp nên thực tế thực hiện giai đoạn vừa qua cũng đã cho thấy ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo các FTA đến số thu thuế nhập khẩu cũng đang ở mức độ khá thấp.

3. Tác động đến thu từ thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và thuế bảo vệ môi trường (BVMT) hàng nhập khẩu

Bên cạnh việc cắt giảm thuế quan có tác động trực tiếp làm giảm nguồn thu NSNN từ thuế nhập khẩu, đồng thời cũng có những tác động gián tiếp làm giảm thu NSNN từ thuế GTGT và thuế TTĐB hàng nhập khẩu do hai loại thuế này được xác định trên giá hàng hóa nhập khẩu đã tính đến thuế nhập khẩu.

Thực tiễn cho thấy, trong giai đoạn 2011-2023, số thu cân đối từ thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu ở một số năm có sự sụt giảm khá mạnh (Hình 2). Đơn cử năm 2012, số thu cân đối từ thuế GTGT hàng nhập khẩu chỉ đạt khoảng 36,1 nghìn tỷ đồng (giảm khoảng 51,4% so với năm 2011); năm 2020, số thu cân đối từ thuế GTGT hàng nhập khẩu đạt khoảng 98,8 nghìn tỷ đồng, giảm 14,5% so với năm 2019; năm 2023 cũng chứng kiến mức giảm mạnh số thu từ thuế GTGT hàng nhập khẩu với giảm 23,6% so với năm 2022. Hầu hết những năm khác trong giai đoạn, số thu cân đối từ thuế GTGT hàng nhập khẩu chứng kiến sự tăng trưởng tích cực, từ mức 51,1 nghìn tỷ đồng năm 2023 lên 100,9 nghìn tỷ đồng năm 2017 và 171,6 nghìn tỷ đồng năm 2022.

Tác động của các FTA đến thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2023

Tương tự như vậy, số thu từ thuế TTĐB hàng nhập khẩu cũng có những năm chứng kiến sự sụt giảm mạnh (Hình 3): năm 2012 đạt khoảng 11 nghìn tỷ đồng, giảm 30% so với năm 2011; năm 2020 đạt 23,6 nghìn tỷ đồng, giảm 30,1% so với năm 2019; năm 2023 ước đạt hơn 32,9 nghìn tỷ đồng, giảm 14,9% so với năm 2022. Những năm khác trong giai đoạn, số thu từ thuế TTĐB hàng nhập khẩu tăng lên hàng năm, từ hơn 11,7 nghìn tỷ đồng năm 2013 lên hơn 38,7 nghìn tỷ đồng năm 2022.

Số thu từ thuế BVMT đối với hàng nhập khẩu tăng từ khoảng 0,48 nghìn tỷ đồng năm 2017 lên hơn 1,1 nghìn tỷ đồng năm 2021; đến năm 2022 giảm xuống còn khoảng 0,83 nghìn tỷ đồng và tăng lên hơn 1 nghìn tỷ đồng vào năm 2023 (Hình 3).

Tác động của các FTA đến thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2023

Tuy nhiên, việc thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan chỉ là một trong số những nguyên nhân tác động đến số thu thuế XNK. Trong giai đoạn vừa qua, kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khiến cầu hàng hóa thế giới giảm, chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt với nguy cơ bị gián đoạn, đứt gãy, dẫn tới nhiều hệ luỵ cho hoạt động XNK và tăng trưởng kinh tế. Điển hình như năm 2023, kim ngạch XNK giảm 6,6% so với năm 2022, trong đó kim ngạch nhập khẩu có thuế giảm khoảng 13,7%, bao gồm các nhóm mặt hàng như nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất, ô tô, dầu thô (1)..., dẫn đến thu từ thuế nhập khẩu chỉ đạt 64,1% dự toán, thu từ thuế xuất khẩu đạt 92,8% dự toán.

Xét theo chiều ngược lại thì việc giảm thuế nhập khẩu sẽ làm giảm giá hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt đối với các loại hàng hoá, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, dẫn đến làm tăng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu, từ đó làm tăng kim ngạch nhập khẩu những mặt hàng đó, dẫn tới làm tăng nguồn thu từ thuế GTGT, thuế TTĐB và thuế BVMT hàng nhập khẩu (nếu có). Đây cũng là lý do tuy tỷ trọng số thu từ thuế nhập khẩu trong tổng thu NSNN giảm mạnh (từ 7,2% năm 2015 xuống 2,5% năm 2023, tương ứng giảm 2,9 lần) nhưng tỷ trọng thu ngân sách từ hoạt động XNK trong tổng thu NSNN (bao gồm thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế TTĐB hàng nhập khẩu và thuế BVMT hàng nhập khẩu) của Việt Nam giai đoạn 2015-2023 giảm ở mức độ thấp hơn, từ 16,6% năm 2015 xuống 12,5% năm 2023, tương ứng giảm 1,3 lần (Hình 4).

Tác động của các FTA đến thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2023

Việc cắt giảm thuế cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp làm giảm thu NSNN từ thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế BVMT hàng sản xuất trong nước do giá cả hàng nhập khẩu giảm, nhu cầu tiêu thụ hàng nhập khẩu tăng lên dẫn đến nhu cầu tiêu thụ hàng trong nước giảm xuống.

Ngoài ra, việc cắt giảm thuế nhập khẩu mặc dù góp phần làm giảm giá sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu, nhưng khi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước không tốt, doanh nghiệp sẽ bị thu hẹp thị trường, giảm quy mô sản xuất, qua đó, cũng có thể làm giảm nguồn thu từ thuế TNDN. Tuy nhiên, trên một phương diện khác thì thuế nhập khẩu giảm làm giảm giá thành của máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu nhập khẩu là đầu vào sản xuất của doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, góp phần làm tăng lợi nhuận hoặc mở rộng quy mô sản xuất. Nhờ đó, nguồn thu từ thuế TNDN có thể tăng lên. Ngoài ra, sự phát triển của doanh nghiệp cũng sẽ làm tăng thu nhập cho người lao động, từ đó góp phần làm tăng nguồn thu từ thuế Thu nhập cá nhân (TNCN). Tuy nhiên, những tác động này thường khó lượng hóa do không có đủ dữ liệu cần thiết để tách riêng tác động của từng nhân tố. Hơn nữa, trong giai đoạn vừa qua, chính sách thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế BVMT, thuế TNDN và thuế TNCN của Việt Nam cũng có những thay đổi nhất định, ảnh hưởng đến số thu của các sắc thuế này.

4. Khuyến nghị

Qua những mô tả và phân tích về tác động của việc thực hiện các cam kết FTA đến thu NSNN từ hoạt động XNK của Việt Nam, tác giả thấy rằng trong bối cảnh thu ngân sách từ thuế nhập khẩu giảm khi thực hiện cắt giảm hàng rào thuế quan theo các FTA, yêu cầu về đảm bảo sự bền vững của quy mô thu NSNN theo các mục tiêu, định hướng đề ra trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đảm bảo huy động đầy đủ nguồn thu cho NSNN.

Trước thực trạng đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau:

a) Cần có các chính sách hỗ trợ giúp tăng cường kim ngạch thương mại bền vững để tăng thu thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế BVMT ở khâu nhập khẩu

Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo các FTA sẽ làm giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp sử dụng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu nhập khẩu, tạo điều kiện để doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, từ đó góp phần làm tăng nguồn thu từ các loại thuế khác như thuế GTGT và thuế TNDN đối với hàng hóa sản xuất trong nước. Mặt khác, thuế nhập khẩu giảm sẽ làm giảm giá hàng hóa nhập khẩu (bao gồm cả máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và hàng hóa tiêu dùng), dẫn đến làm tăng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu, từ đó làm tăng KNNK và tăng nguồn thu từ thuế nhập khẩu, thuế GTGT và thuế TTĐB hàng nhập khẩu. Như vậy, số giảm thu sẽ được bù đắp khi khối lượng và giá trị nhập khẩu tăng nhanh.

b) Đẩy mạnh cải cách hệ thống chính sách thuế gắn với cơ cấu lại thu NSNN theo hướng bao quát các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thực tiễn và các cam kết hội nhập, thông lệ quốc tế tốt

Rà soát và điều chỉnh những bất cập trong chính sách thuế đảm bảo phù hợp với những quy định của các cam kết; và hướng đến đặt trọng tâm thu ngân sách vào số thu nội địa như cải cách các chính sách về thuế TNCN, thuế TTĐB, thuế sử dụng đất... để đảm bảo tính ổn định cho NSNN về dài hạn. Một số giải pháp cần hướng tới như sau:

Đối với thuế TNDN, tiếp tục duy trì mức thuế suất thuế TNDN phổ thông ở mức 20% như hiện hành để duy trì nguồn lực cho NSNN. Mức thuế suất thuế TNDN 20% hiện nay là mức đã đảm bảo khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực, chưa nên điều chỉnh mức thuế suất thuế TNDN phổ thông trong giai đoạn tới.

Đối với thuế TNCN, ưu tiên tập trung vào việc đơn giản hóa, giảm số bậc thuế trong biểu thuế để đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho công tác kê khai, nộp thuế; thu hẹp dần số lượng thuế suất. Điều chỉnh mức thuế suất và phương thức thu đối với thu nhập từ chuyển nhượng, đầu tư vốn; nghiên cứu để tính thuế thu nhập đối với cá nhân từ hoạt động bất động sản theo thời gian nắm giữ để hạn chế đầu cơ bất động sản theo thông lệ của nhiều nước trên thế giới.

Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, rà soát để sửa đổi Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo hướng khuyến khích gia tăng giá trị nội địa của sản phẩm xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản thô chưa qua chế biến; có chính sách phù hợp để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ theo định hướng ưu tiên.

c) Nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý thuế gắn với việc tăng cường ứng dụng các thành quả của sự phát triển về khoa học công nghệ và công nghệ thông tin; tăng cường hợp tác quốc tế về thuế

Hoàn thiện các quy định để tăng cường tính kết nối giữa cơ sở dữ liệu ngành thuế với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, tài nguyên quốc gia, tài sản công để xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về thuế và người nộp thuế đồng bộ, tích hợp và có khả năng hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý thuế.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thuế, hình thành các cơ chế phối hợp hiệu quả ở phạm vi quốc tế và khu vực để xử lý có hiệu quả vấn đề dịch chuyển lợi nhuận của các công ty xuyên quốc gia.

(1) Kim ngạch nhóm mặt hàng nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng nhập khẩu phục vụ sản xuất (như than, hóa chất và sản phẩm hóa chất, chất dẻo, sắt thép, nguyên phụ liệu dệt may, linh kiện điện tử, linh kiện ô tô…), chiếm 57% tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế, giảm 15% làm thu ngân sách giảm khoảng 31,6 nghìn tỷ đồng; nhập khẩu dầu thô giảm 8,6%, làm giảm thu khoảng 1,9 nghìn tỷ đồng; ô tô nguyên chiếc nhập khẩu giảm 27%, làm giảm thu khoảng 7,8 nghìn tỷ đồng…

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài chính (2023), Cơ sở Dữ liệu Công khai Ngân sách. www.mof.gov.vn.

2. Lê Thị Thuỳ Vân (2016), “Đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do đến các ngành kinh tế và thu ngân sách nhà nước của Việt Nam, định hướng và giải pháp đến 2020”. Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Tài chính năm 2016.

3. Nguyễn Thị Thu Hiền (2022), “Đánh giá tác động của việc thực thi thuế quan trong lĩnh vực nhập khẩu tại các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đối với nền kinh tế Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2022.

4. USAID (2015), Tài liệu tập huấn nghiên cứu tác động của các hiệp định thương mại tự do đối với thu ngân sách nhà nước.

ThS. Phạm Thị Thu Hồng (Viện Chiến lược và Chính sách tài chính)

Tin liên quan

Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

(HQ Online) - Theo các chuyên gia, việc thực hiện cam kết ưu đãi thuế trong thực thi hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương (FTA) đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), giúp tiếp tục cơ cấu lại nguồn thu bền vững hơn. Tuy nhiên, quá trình thực thi các FTA cũng phát sinh nhiều thách thức, khó khăn tác động mạnh đến phát triển kinh tế.
FTA Index giúp đo lường hiệu quả thực thi các FTA

FTA Index giúp đo lường hiệu quả thực thi các FTA

(HQ Online) - Việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đã mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam tăng trưởng và đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư. Song cũng có nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi có bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các FTA (FTA Index) để đo lường kết quả thực thi.
Đẩy mạnh đàm phán các cam kết về hải quan trong khuôn khổ FTA

Đẩy mạnh đàm phán các cam kết về hải quan trong khuôn khổ FTA

(HQ Online) - Việc đẩy mạnh đàm phán các cam kết về hải quan trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Những cam kết này không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình thông quan hàng hóa mà còn giảm thiểu chi phí, rủi ro cho doanh nghiệp, mở ra cơ hội lớn để hàng Việt tiếp cận sâu hơn vào thị trường quốc tế.
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn

Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn

(HQ Online) - Khung tiêu chuẩn an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu (SAFE) là công cụ quốc tế, chiến lược được Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đưa ra các chương trình, kế hoạch nhằm tăng cường an ninh và tạo thuận lợi thương mại trong chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần vào sự phát triển kinh tế thế giới trong thế kỷ 21.
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính

Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính

(HQ Online) - Thời gian qua, các chính sách pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) đã hỗ trợ đắc lực trong công tác nghiệp vụ của ngành Hải quan. Tuy nhiên, một số căn cứ pháp lý, quy định đã được sửa đổi, thay thế, bổ sung đã và đang làm hạn chế đến hiệu quả trong công tác XPVPHC của ngành Hải quan.
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh

Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh

(HQ Online) - Để tránh trường hợp ra đến sân bay, cửa khẩu mới biết mình nợ thuế và bị cơ quan Thuế tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan Thuế khuyến cáo người nộp thuế thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế của mình để có kế hoạch nộp thuế đúng hạn, không để tình trạng nợ thuế dây dưa, kéo dài.
Luận bàn về biện pháp tuyên truyền, vận động trong kiểm soát hải quan về phòng chống tội phạm môi trường

Luận bàn về biện pháp tuyên truyền, vận động trong kiểm soát hải quan về phòng chống tội phạm môi trường

(HQ Online) - Lực lượng Hải quan với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình tiến hành hoạt động bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động nghiệp vụ của mình, trong đó có hoạt động kiểm soát hải quan.
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị

Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị

(HQ Online) - Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và tác động của việc tham gia và thực hiện Khung SAFE trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa ngành Hải quan, để triển khai khung SAFE, Hải quan Việt Nam không chỉ xây dựng năng lực mà còn cần triển khai nội dung khung SAFE theo giai đoạn, theo chiến lược phát triển của ngành, phù hợp với thực tiễn.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm tiêu thụ thuốc lá

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm tiêu thụ thuốc lá

(HQ Online) - Theo các chuyên gia, cải cách chính sách thuế đối với thuốc lá của Việt Nam có thể làm giảm đáng kể các tác hại của thuốc lá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, từ đó sẽ mang lại những lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể. Đáng chú ý, nhiều ý kiến khuyến nghị Việt Nam nên áp dụng một hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hỗn hợp với thuốc lá bằng cách bổ sung thêm thuế tuyệt đối vào mức thuế theo tỷ lệ hiện có.
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số

Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số

(HQ Online) - Từ những nghiên cứu thực tế, bài viết điểm lại một số khoảng trống pháp lý trong công tác xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số cần sớm có lộ trình nghiên cứu thực hiện các giải pháp phù hợp trong thời gian tới
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. 
Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế

Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế

(HQ Online) - Tháng 6/2005, Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã xây dựng và thông qua Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu (SAFE). Khung SAFE có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy các nước tăng cường hiện đại hóa, kiểm soát an ninh và tạo thuận lợi thương mại trong quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu và các doanh nghiệp ưu tiên (AEO) theo hướng tiếp cận mới về quản lý hàng hóa qua biên giới một cách trọn vẹn và đẩy mạnh quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Hải quan và doanh nghiệp, các bên liên quan. Tạp chí Hải quan giới thiệu đến bạn đọc loạt 2 bài viết về thực hiện khung SAFE tại Việt Nam.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức

(HQ Online) - Lợi dụng thông thoáng về chính sách và thương mại điện tử xuyên biên phát triển, một số đối tượng đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, đang đặt ra những thách thức cho công tác quản lý.
Đề nghị không tăng thuế thuốc lá đột ngột để tránh hệ lụy

Đề nghị không tăng thuế thuốc lá đột ngột để tránh hệ lụy

(HQ Online) - Các đại biểu Quốc hội nhất trí rằng việc tăng thuế Tiêu thụ Đặc biệt (TTĐB) đối với thuốc lá cần có lộ trình phù hợp, tránh gây sốc cho thị trường, doanh nghiệp, người lao động và hoạt động phòng chống thuốc lá lậu. Đây là ý kiến được đưa ra trong bối cảnh dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi) sẽ được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, dự kiến khai mạc vào ngày 21/10 sắp tới.
VCCI đề xuất phân biệt rõ giữa cắt giảm và chuyển đổi hình thức cấp phép kinh doanh

VCCI đề xuất phân biệt rõ giữa cắt giảm và chuyển đổi hình thức cấp phép kinh doanh

(HQ Online) - Việc cắt giảm và đơn giản hóa giấy phép kinh doanh sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp.
Quản lý nhiên liệu trên phương tiện vận tải XNC: Kinh nghiệm quốc tế để  Hải quan Việt Nam tham khảo

Quản lý nhiên liệu trên phương tiện vận tải XNC: Kinh nghiệm quốc tế để Hải quan Việt Nam tham khảo

(HQ Online) - Để nâng cao hiệu quả quản lý, Hải quan Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm Quản lý nhiên liệu trên phương tiện vận tải XNC của một số cơ quan Hải quan quốc tế như Singapore, Trung Quốc, Canada.
Nhiên liệu trên phương tiện vận tải XNC: Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý của cơ quan Hải quan

Nhiên liệu trên phương tiện vận tải XNC: Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý của cơ quan Hải quan

(HQ Online) - Hải quan Việt Nam đã tổ chức thực hiện hiệu quả pháp luật về thuế, nhưng đối với lĩnh vực quản lý nhiên liệu trên phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị chuyên dụng (gọi tắt là phương tiện vận tải) tạm nhập tái xuất (TNTX) khi có hoạt động xuất nhập cảnh (XNC) đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý. Để đảm bảo hiệu quả, nhóm tác giả của Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu đã nghiên cứu Đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan đối với nhiên liệu trên phương tiện vận tải, máy móc thiết bị tạm xuất,tái nhập (TXTN) khi XNC nhằm nâng cao công tác quản lý hải quan đối với hoạt động này.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
vinamil
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững

Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững

Khi các yếu tố ESG ngày càng chiếm lĩnh các chiến lược kinh doanh, việc xây dựng chuỗi cung ứng bền vững đã trở thành một yêu cầu tất yếu của doanh nghiệp.
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm

Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm

Nửa đầu tháng 12 (1-15/12), cả nước nhập khẩu 5.914 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt gần 156 triệu USD.
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%

Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20/12/2024 về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh

Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh

Năm 2024, Cục Hải quan Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu, thiết kế và đánh giá Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp cơ sở không qua đơn vị tư vấn.
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo

Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo

(HQ Online) - Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động