Sửa đổi thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ATIGA
Nhiều nội dung về tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm dệt may đã được sửa đổi. Ảnh: Nguyễn Huế |
Theo đó, sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT như sau: Bãi bỏ Phụ lục II - Quy tắc cụ thể mặt hàng tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT và thay thế bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2019/TT-BCT.
Phụ lục I về quy tắc cụ thể mặt hàng nêu rõ: “RVC40” hoặc “RVC35” nghĩa là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hoá, tính theo công thức quy định tại khoản 1 Điều 5 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 3/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, không thấp hơn 40% hoặc 35% tương ứng, và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một nước thành viên.
“CC” là việc nguyên liệu không có xuất xứ chuyển đổi từ bất kỳ chương nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm của hàng hóa. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 2 số (chuyển đổi Chương).
“CTH” là việc nguyên liệu không có xuất xứ chuyển đổi từ bất kỳ nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm của hàng hóa. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 4 số (chuyển đổi Nhóm).
“CTSH” là việc nguyên liệu không có xuất xứ chuyển đổi từ bất kỳ phân nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm của hàng hóa. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 6 số (chuyển đổi Phân nhóm).
“WO” nghĩa là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên.
Ngoài ra, bãi bỏ Phụ lục III - Tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm dệt may tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT và thay thế bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 10/2019/TT-BCT.
Theo Phụ lục II về tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm dệt may: Đối với hàng hóa thuộc Phân nhóm dẫn đầu bằng tham số “ex” (ví dụ: ex.9619.00), tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm dệt may chỉ áp dụng với những mặt hàng được mô tả trong bảng, không áp dụng với hàng hóa khác thuộc phân nhóm đó.
Nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt được coi là có xuất xứ tại một nước thành viên khi nó trải qua một trong các công đoạn sau trước khi nhập khẩu vào nước thành viên khác: Các chất hoá dầu trải qua quá trình pô-li-me hoá hoặc đa trùng ngưng hay bất kỳ một quá trình hoá học hay vật lý nào để tạo nên một hợp chất cao phân tử (pô-li-me); hợp chất cao phân tử (pô-li-me) trải qua quá trình kéo hay đùn nóng chảy để tạo thành xơ tổng hợp; kéo xơ thành sợi; dệt thoi, dệt kim hay phương pháp tạo thành vải khác; cắt vải thành các phần và ráp các phần này thành một sản phẩm hoàn chỉnh…
Không xét đến các quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo 10/2019/TT-BCT, một sản phẩm hay nguyên liệu không được coi là có xuất xứ từ một nước thành viên nếu nó chỉ trải qua một trong các công đoạn sau: Các công đoạn kết hợp đơn giản, dán nhãn, ép, làm sạch hay làm sạch khô, đóng gói hay bất kỳ một sự kết hợp nào của các công đoạn này; cắt theo chiều dài hay chiều rộng và viền, may hoặc vắt sổ vải đã làm sẵn để sử dụng cho một hình thức thương mại đặc biệt; cắt tỉa và/hoặc ghép lại bằng cách may, tạo vòng, nối, đính các phụ kiện như nẹp, dải, hạt, dây dệt, khoen hay khuyết…
Thông tư 10/2019/TT-BCT có hiệu lực thi hành từ ngày 5/9 tới.
Tin liên quan
4 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu sang Canada chưa tận dụng ưu đãi từ CPTPP
15:30 | 28/03/2024 Kinh tế
Gần 1.000 chiếc bóng đèn nhập khẩu khai "nhầm" xuất xứ
15:18 | 23/01/2024 An ninh XNK
ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH: Đối mới quản lý xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp và hải quan cần lưu ý gì?
09:55 | 18/07/2023 Hải quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics