Sự phục hồi nhiều khó khăn của kinh tế Trung Quốc
Kinh tế Trung Quốc đang rơi vào “thế kẹt” |
Số liệu thống kê chính thức cho thấy kinh tế Trung Quốc đang hứng chịu nhiều sức ép, theo đó, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 7/2021 đã tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước, song lại thấp hơn nhiều so với dự báo 7,8% trước đó.
Chuyên gia Stephen Bartholomeusz của tờ Sydney Morning Herald nhận định những diễn biến mới của tình hình dịch bệnh chắc chắn sẽ tác động đến xu hướng tăng trưởng kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ của Trung Quốc - quốc gia đầu tiên rơi vào khủng hoảng kinh tế và cũng là quốc gia đầu tiên thoát khỏi kịch bản này vào năm 2020.
Trước khi xảy ra đại dịch, Trung Quốc tập trung vào việc giảm đòn bẩy và rủi ro trong nền kinh tế, cố gắng xóa bỏ “di sản” của các chính sách đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và nỗ lực chuyển cán cân thương mại từ phụ thuộc vào xuất khẩu sang sự đóng góp nhiều hơn của tiêu dùng nội địa.
Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã buộc Bắc Kinh phải đảo ngược hành động, sử dụng biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ để giảm bớt những tác động tồi tệ nhất của đại dịch. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu bất thường trên toàn cầu đối với mặt hàng thiết bị và vật tư y tế và sau đó là nhu cầu hàng tiêu dùng tăng cao, tập trung vào các rủi ro trong nước, kinh tế Trung Quốc đã bùng nổ trở lại vào nửa cuối năm ngoái.
Dù vậy, tỷ lệ nợ trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã tăng vọt từ ngưỡng 255% vào năm 2019 lên mức 280%, thậm chí có thể nhiều hơn nữa, do các chính quyền địa phương vốn được cho là thiếu minh bạch và đã tạo ra thêm nhiều khoản nợ ngân sách “ẩn”.
Chưa kể, tháng trước, lạm phát dựa trên định giá tại cổng nhà máy (Factory-gate Pricing) ở Trung Quốc đã tăng, ghi nhận con số 9%, và có khả năng dẫn đến nguy cơ lạm phát lõi tăng cao hơn trên diện rộng, bất chấp nỗ lực của chính quyền nhằm giảm giá hàng tiêu dùng và đe dọa sẽ hành động chống lại tích trữ, đầu cơ và giải phóng hàng hóa từ nguồn dự trữ chiến lược quốc gia.
Rõ ràng những nỗ lực nhằm làm giảm đòn bẩy quá mức đã gây ra một số hậu quả bất lợi cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, hoặc nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại đáng kể so với mức mà các nhà chức trách mong muốn, hoặc thậm chí là cả hai. Do đó, thế giới đang đổ dồn sự chú ý vào việc Trung Quốc sẽ làm gì để thoát khỏi khủng hoảng.
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga áp đặt các hạn chế xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics