Số phận long đong của dân tộc Kurd khi Mỹ rút quân khỏi Syria
Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút lực lượng quân sự Mỹ khỏi đông bắc Syria đã khiến người Kurd ở Syria bị choáng. Chỉ trong chốc lát, giấc mơ của người Kurd tại đây về một khu vực Kurd tự trị đã tiêu tan và họ đứng trước sự lựa chọn giữa việc quay trở về vùng núi hoặc ở yên, đợi chờ các động thái từ chế độ của Tổng thống Syria Assad.
Khát khao độc lập cháy bỏng
Nỗi sợ bị các cường quốc quay lưng lại đã khắc sâu vào gen của người Kurd. Đây là dân tộc phi tổ quốc lớn nhất ra đời từ đống đổ nát của đế chế Ottoman cùng những lời thất hứa của các bên chiến thắng trong Thế chiến 1.
Dân tộc Kurd đã bị chia ly trong hơn 4 thế kỷ ra 4 đất nước là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq và Syria. Kể từ thời điểm bị xẻ làm 4 đó, họ đã chiến đấu đến chết để tìm kiếm tự do và tổ quốc cho riêng mình. Nhưng các thành công của họ thường là chết yểu.
Dân tộc Kurd đã cố gắng tận dụng lợi thế xuất hiện sau khi Mỹ xâm chiếm Iraq vào năm 2003. Tình thế cuộc chiến này đã tạo điều kiện cho người Kurd ở Iraq thiết lập một khu vực liên bang. Khi xuất hiện nội chiến Syria, họ đã có một khoảng trống chính trị ở miền đông bắc Syria mà người Kurd tại nước này đã nhanh chóng lấp đầy.
Khi tổ chức khủng bố Hồi giáo IS trỗi dậy ở vùng này vào năm 2014, người Kurd cả ở Iraq và Syria đã sẵn sàng gia nhập liên minh của Mỹ trong cuộc chiến chống IS. Người Kurd từ khi ấy đã dấy lên hy vọng rằng khi chiến tranh kết thúc, việc họ hỗ trợ một cách trung thành cho Mỹ sẽ chuyển hóa thành việc Washington hậu thuẫn cho các bước đi hướng tới các mục tiêu của dân tộc Kurd.
Liên tiếp vỡ mộng
Nhưng giấc mơ nói trên không trở thành hiện thực. Cách đây một năm, Mỹ đã từ chối hỗ trợ người Kurd tại Iraq khi Chủ tịch Khu vực Kurd Iraq, Masoud Barzani, đã phớt lờ yêu cầu của Washington rằng ông không được tiến hành trưng cầu dân ý về vấn đề thiết lập nhà nước của người Kurd. Cuộc trưng cầu ý kiến này cùng với các cảnh báo từ Mỹ đã giúp Baghdad lấy lại các lãnh thổ ở miền bắc nước này mà người Kurd trước đó đã chiếm giữ trong thời gian dài. Và như vậy khát vọng của người Kurd về một nền độc lập đã bị đẩy lùi lại hàng năm trời.
Dấu hiệu cảnh báo không hay thứ 2 dành cho người Kurd xuất hiện vào năm 2018 khi Mỹ sát cánh bên các lực lượng quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đánh chiếm quận Afrin có đông người Kurd sinh sống ở miền bắc Syria và đánh bật các chiến binh thuộc các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG).
YPG đã kiểm soát miền bắc Syria vào năm 2012 khi quân đội chính phủ Syria mải lo chống lại các lực lượng phiến quân ở khắp nơi trong lãnh thổ nước này. Bị thiếu nhân lực nghiêm trọng, Damascus buộc phải chấp nhận để cho YPG tự do hành động.
Damascus có xu hướng nghiêng về chấp nhận YPG theo khuynh hướng thế tục vì lực lượng này dù sao chỉ ấp ủ tham vọng đối miền bắc của người Kurd, trong khi các chiến binh Hồi giáo cực đoan thì lại nỗ lực lật đổ toàn bộ chính thể của Tổng thống Assad.
Cả các chiến binh Peshmerga ở Iraq và YPG ở Syria đều tỏ rõ là lực lượng thiện chiến và quý giá trong cuộc chiến chống lại tổ chức IS. Nhưng cả hai lực lượng này đều không nhận được phần thưởng mà họ cho là mình xứng đáng được hưởng.
Với suy nghĩ đó, người Kurd lại âm thầm theo đuổi việc xây dựng quan hệ với các nước phương Tây, với hy vọng mong manh tương lai sẽ mang lại cho họ những kết quả khả quan hơn.
Nhưng một lần nữa người Kurd lại bị bỏ rơi một cách không thương tiếc. Washington đã quay lưng hẳn với họ, phó mặc họ cho các quốc gia ra đời từ đế chế Ottoman. Người Kurd Syria giờ tin rằng Mỹ đơn giản chỉ sử dụng họ như các công ty an ninh tư nhân và hợp đồng với YPG nay đã hết hiệu lực.
Người Kurd Iraq có lợi thế là đã kiểm soát được một vùng liên bang có mối quan hệ tương đối tốt đẹp với chính quyền Baghdad. Bộ phận người Kurd này cũng có đại diện trong chính quyền trung ương Iraq – những người này có thế giúp mềm hóa cách tiếp cận của Iraq đối với cộng đồng Kurd.
Trái lại, lực lượng YPG ở Syria bị bao vây từ nhiều phía: Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền Syria, và thậm chí cả người Kurd ở Iraq – những người nhìn YPG với con mắt nghi ngờ.
Tương lai khó khăn của người Kurd Syria
Vậy YPG có thể làm gì tiếp? Họ có thể tiếp tục một cuộc đấu tranh vũ lực nhưng địa hình thấp không có lợi cho họ, nhất là trong cuộc đối đầu với các lực lượng quân đội chính quy. YPG đứng trước 2 lựa chọn: Rút lui về vùng núi miền bắc Iraq, nơi đảng PKK của người Kurd có cơ sở vững mạnh và họ có thể cầm cự trước hỏa lực của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc đạt một thỏa thuận với chế độ Syria để bảo tồn các thành quả sau năm 2012.
Mùa hè vừa qua, YPG đã khởi động đàm phán với Damascus nhưng chính quyền của Tổng thống Assad không chịu nhượng bộ dù chỉ một tấc đất.
Giờ đây nếu các nhà đàm phán người Kurd quay trở lại Damascus, thì nhiều khả năng Tổng thống Assad sẽ còn kiên quyết hơn nữa vì Tổng thống Mỹ Trump đã tuyên bố rút quân vô điều kiện khỏi Syria.
Điều tốt nhất mà YPG có thể trông mong là một liên minh với chính quyền Syria để ngăn lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập Syria (Tổng thống Thổ Erdogan đã tuyên bố thẳng thừng sẽ tấn công YPG). Nhưng không rõ liệu chính quyền Assad có đáp lại bằng việc trao cho người Kurd quyền tự trị ở miền bắc?
Các ngả đường phía trước của người Kurd đều ảm đạm. Nhưng điều xấu nhất cho họ vẫn có thể tránh được và điều này phụ thuộc vào Nga – quốc gia có nhiều lá bài nhất ở Syria để mang Ankara và Damascus ngồi vào bàn đàm phán.
Thổ Nhĩ Kỳ cần một biên giới với Syria không nằm dưới sự kiểm soát của YPG và PKK. Chính quyền Syria thì muốn lãnh thổ mình sạch bóng quân Thổ Nhĩ Kỳ và khôi phục lại bộ máy an ninh Syria ở các vùng của Syria, bao gồm cả khu vực phía bắc của người Kurd. Chính quyền Tổng thống Assad có thể chung sống với YPG, nhưng với điều kiện YPG nghe lời họ và làm đồng minh cho họ trong cuộc đối đầu với Ankara.
Vấn đề hiện nay là liệu các nhà ngoại giao Nga có khả năng ngăn ngừa kịch bản xấu nhất: YPG tử chiến với Thổ Nhĩ Kỳ, dân Kurd ở Syria bỏ chạy tới miền bắc Iraq, và có thể IS sẽ quay trở lại để khai thác tình trạng hỗn loạn đó?
Tin liên quan
Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050
10:11 | 24/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 lít dầu DO trái phép trên biển
Sẽ có nhiều điểm mới trong quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
Khởi tố nhiều đối tượng liên quan đến buôn lậu “khí cười”
Việt Nam - Nhật Bản cần nỗ lực bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên thương mại điện tử
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics