Sẽ sửa điều kiện và thời hạn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước
![]() |
Nghị định số 32 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung. |
Dễ ngân hàng, khó dự án
Ngày 31/3/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà nước trên cơ sở tổng kết hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Sau 2 năm triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Nghị định 32 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung để phù hợp với hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với định hướng của Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cũng như đảm bảo sự đồng bộ của các chính sách ban hành trong thời gian tới của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Một trong những bất cập là điều kiện cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước. Theo khoản 6 Điều 6 Nghị định 32, điều kiện cho vay bao gồm việc “khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét cho vay, giải ngân vốn vay”. Quy định này nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn tín dụng cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, tuy nhiên các dự án đầu tư thường có thời gian thi công xây dựng, lắp đặt dài nên trong thời gian thi công xây dựng khó tránh khỏi việc chủ đầu tư lâm vào tình trạng khó khăn tài chính tạm thời hoặc tạm thời bị phát sinh nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Trong trường hợp đó, việc Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải đình chỉ giải ngân vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký sẽ làm ảnh hưởng tiến độ triển khai thi công các hạng mục của dự án, tiếp tục tác động tiêu cực đến hiệu quả dự án, phát sinh hệ lụy khó thu hồi các khoản đã giải ngân trước đây (nếu có) do dự án không được đầu tư tiếp để hoàn thành dẫn đến không có nguồn trả nợ.
Cùng với đó, theo khoản 7 Điều 6 Nghị định 32, khách hàng phải “mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản đảm bảo tiền vay”. Quy định này gặp vướng mắc trong thực tế, nhất là đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài, dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, dự án trồng rừng… do các doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận bán bảo hiểm cho loại hình này hoặc do chi phí mua bảo hiểm cao nên sau khi hoàn thành dự án (đã được Ngân hàng Phát triển Việt Nam giải ngân toàn bộ vốn vay), khách hàng không mua bảo hiểm. Cả hai trường hợp đều phát sinh rủi ro về nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam khi dự án không trả được nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Về thời hạn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, khoản 1 và khoản 3 Điều 8 Nghị định 32 có nêu: “Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm; riêng các dự án đầu tư thuộc nhóm A, thời hạn cho vay vốn tối đa là 15 năm; đối với các dự án đặc biệt cần phải cho vay vượt quá thời hạn cho vay tối đa quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”. Trong thực tế, do đặc thù của dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam là các dự án có vốn đầu tư lớn, thời gian thi công kéo dài, thời gian thu hồi vốn đầu tư thường dài như các dự án trồng rừng, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp…; do đó, với thời hạn cho vay như trên, các dự án khó có thể bố trí được nguồn trả nợ. Vì vậy, đối với các dự án này, hầu hết đã được cấp có thẩm quyền cho phép gia hạn thời gian vay vốn lên 15 năm, thậm chí lên 20 năm.
Tạo thuận lợi cho giải ngân
Hiện nay, Bộ Tài chính đang soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 32, trong đó sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo hướng bỏ nội dung quy định về “trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định” tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 32 chưa rõ, đồng thời cũng để đảm bảo hiệu quả vốn vay cũng như trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia dự án. Việc bỏ nội dung này khi quy định về vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu trong tổng vốn đầu tư dự án cũng giúp giải quyết tình trạng khó khăn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong quá trình thực hiện, đồng thời đảm bảo hiệu quả vốn vay cũng như trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia dự án.
Cùng với đó, bãi bỏ quy định điều kiện “khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam giải ngân vốn vay” để tạo điều kiện cho các khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam tiếp cận đầy đủ nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để hoàn thành và vận hành các dự án đầu tư phát triển. Việc bãi bỏ này sẽ giúp Ngân hàng Phát triển Việt Nam không phải đình chỉ giải ngân vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký khi khách hàng phát sinh nợ xấu tại các tổ chức tín dụng vì trên thực tế các dự án đầu tư thường có thời gian thi công xây dựng, lắp đặt dài nên trong thời gian thi công xây dựng khó tránh khỏi việc chủ đầu tư lâm vào tình trạng khó khăn tài chính tạm thời hoặc tạm thời bị phát sinh nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Qua đó, góp phần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thi công các hạng mục của dự án, không gây ra tác động tiêu cực đến hiệu quả dự án và những hệ lụy khó thu hồi các khoản đã giải ngân trước đây (nếu có) do dự án không được đầu tư tiếp để hoàn thành.
Bộ Tài chính cũng đề xuất bổ sung quy định “trường hợp tài sản bảo đảm tiền vay không thể mua bảo hiểm, khách hàng phải có tài sản bảo đảm khác đã được mua bảo hiểm tài sản để bảo đảm cho khoản vay” trong khoản 7 Điều 6 về mua bảo hiểm tài sản. Điều này sẽ giúp giải quyết tình trạng khách hàng không mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm sau khi hoàn thành dự án (đã được Ngân hàng Phát triển Việt Nam giải ngân toàn bộ vốn vay) do các doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận bán bảo hiểm cho một số loại hình tài sản bảo đảm hoặc do chi phí mua bảo hiểm cao.
Đối với tồn tại trong quy định về thời hạn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, Bộ Tài chính dự kiến sửa theo hướng “thời hạn cho vay bao gồm cả thời gian gia hạn nợ không quá 15 năm; đối với các dự án nhóm A có đặc điểm sản xuất, kinh doanh và thời gian thu hồi vốn đầu tư dài hơn 15 năm, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời hạn cho vay phù hợp với thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án”; bổ sung quy định về gia hạn nợ vay trong trường hợp dự án đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thời hạn cho vay vượt quá thời hạn cho vay tối đa. Việc quy định theo hướng như trên sẽ đảm bảo hỗ trợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong việc cho vay các dự án lớn, thời gian thu hồi vốn dài (đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng), đồng thời đảm bảo tính hợp lý, minh bạch về “thời hạn cho vay tối đa bao gồm cả thời gian gia hạn nợ”, cũng như các trường hợp được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời hạn cho vay vượt quá thời hạn cho vay tối đa.
Đến 31/12/2018, dư nợ tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 76.590 tỷ đồng (nếu tính cả dư nợ cho vay thỏa thuận, dư nợ tín dụng đầu tư đến hết năm 2018 là 81.535 tỷ đồng). Số vốn giải ngân trong năm 2018 là 2.580 tỷ đồng (trong đó, giải ngân cho các dự án tiếp nhận từ các năm trước là 2.580 tỷ đồng, trong năm 2018 không có dự án ký hợp đồng mới). (Báo cáo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam) |
Tin liên quan

Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản
13:53 | 07/07/2025 Nhịp sống thị trường

Bất động sản khu Đông Hải Phòng: Trung tâm chuyển dịch dòng đầu tư
13:52 | 07/07/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Thị trường bất động sản kỳ vọng sự "bùng nổ"
21:22 | 03/07/2025 Nhịp sống thị trường

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan
13:59 | 08/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Chính sách thuế TNCN đối với chi phí cách ly phòng, chống dịch Covid-19
09:15 | 08/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển số xe
08:54 | 08/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Công bố một số thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh
08:15 | 08/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá
19:46 | 07/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Đề xuất gộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm trùng lặp thủ tục
15:57 | 07/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hải quan triển khai nội dung về thực hiện điều chỉnh tổ chức bộ máy từ ngày 1/7/2025
07:52 | 07/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Quyền xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
07:47 | 07/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai
09:24 | 04/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu
08:31 | 04/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan
08:26 | 04/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất
08:00 | 04/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí
21:12 | 03/07/2025 Chính sách thuế, hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Địa chỉ, trụ sở và số điện thoại của Thuế Hà Nội và 25 Thuế cơ sở trực thuộc

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Tân cảng Sài Gòn đạt giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp điện tử cần chủ động kịch bản ứng phó với các mức thuế quan từ Mỹ

Doanh nghiệp xây dựng gặp khó khi giá nguyên vật liệu tăng cao

Ông Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành Vietjet

Bất động sản khu Đông Hải Phòng: Trung tâm chuyển dịch dòng đầu tư

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số

Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng

Du lịch Việt Nam trước thời cơ vàng để cán mốc doanh thu "triệu tỷ đồng"

Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản

Bột ngọt nhập khẩu: tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá đến 2030

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Điều hành thị trường tiền tệ chủ động, linh hoạt
