Sau thời gian tạm “cấm cửa”, ớt Việt được xuất khẩu trở lại Trung Quốc, Malaysia
Ưu tiên cấp C/O trong thời gian sớm nhất đối với nông sản xuất khẩu | |
Liên ngành "bắt tay" gỡ khó xuất khẩu nông sản | |
Thông tin Trung Quốc cấm nhập khẩu ớt Việt Nam không chính xác |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Theo thông tin mới nhất từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), sau quá trình gửi hồ sơ, phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã đồng ý trước mắt trong thời gian chờ họ làm phân tích nguy cơ dịch hại, cho phép Việt Nam tạm thời xuất khẩu trở lại sản phẩm ớt sang thị trường Trung Quốc. Trước đó, trong năm 2020, Trung Quốc đã yêu cầu phía Việt Nam tạm dừng xuất khẩu mặt hàng này.
Để có thể tạm thời xuất khẩu trở lại sản phẩm ớt vào Trung Quốc, Việt Nam cần đáp ứng được một trong hai điều kiện của phía Trung Quốc. Thứ nhất, ớt sẽ phải được sản xuất từ những vùng không nhiễm ruồi đục quả. Thứ hai, ớt phải được xử lý kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu.
Ngay chiều ngày 2/6, Cục Bảo vệ thực vật đã triệu tập cuộc họp với các đơn vị liên quan. Sau khi xem xét nghiên cứu, rà soát, nhận thấy rằng biện pháp sản xuất từ vùng không nhiễm dịch hại, không nhiễm ruồi đục quả sẽ rất khó, Cục Bảo vệ thực vật xác định sẽ triển khai nghiên cứu và thiết kế các thông số kỹ thuật về xử lý kiểm dịch thực vật để gửi sang phía Trung Quốc.
“Biện pháp xử lý dự kiến là bằng Methyl Bromide. Việc này sẽ phải mất thời gian để thực hành thử nghiệm, bởi sẽ phải thu gom lượng nguyên liệu lớn và làm nhiều lần. Cục sẽ cố gắng hoàn thành sớm bộ hồ sơ kỹ thuật về xử lý kiểm dịch thực vật sản phẩm ớt để gửi sang phía Trung Quốc”, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật nói.
Ngoài ra, Cục Bảo vệ thực vật cũng hoàn thiện bộ hướng dẫn cho các tỉnh để thiết lập các vùng trồng không nhiễm dịch hại. Đây là biện pháp lâu dài và có tính chất bền vững hơn.
Liên quan tới mặt hàng ớt, bà Hương thông tin thêm, Malaysia sau 2 năm tạm dừng cũng đã cho phép Việt Nam xuất khẩu trở lại. Điều kiện của Malaysia là ớt cũng phải được sản xuất từ những vùng được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số và kiểm soát toàn bộ quá trình từ lúc trồng đến cơ sở đóng gói, xuất khẩu.
Hiện nay, Cục đã có văn bản gửi các địa phương, doanh nghiệp triển khai các nội dung này. Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các tỉnh phải rất tích cực trong việc phối hợp cùng với Cục Bảo vệ thực vật hoàn thiện các hồ sơ kỹ thuật.
“Các thị trường nhập khẩu hiện nay đều yêu cầu phải quản lý cụ thể từ từng vùng trồng, từng cơ sở đóng gói. Do vậy, trách nhiệm của địa phương rất lớn trong việc thường xuyên giám sát, đôn đốc, đảm bảo là sản phẩm của địa phương đáp ứng đủ, đúng với yêu cầu của các nước nhập khẩu sản phẩm”, bà Hương nhấn mạnh.
Ngoài mặt hàng ớt, trong bối cảnh dịch Covid-19, phía Trung Quốc chưa thể gặp trực tiếp để thực hiện các quy trình tiến tới ký nghị định thư xuất khẩu một số loại nông sản với Việt Nam, một tin mừng với xuất khẩu nông sản là Trung Quốc đã đồng ý xem xét mở cửa cho sản phẩm khoai lang của Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Thu Hương nêu rõ, Trung Quốc đồng ý xem xét cho Việt Nam xuất khẩu tạm thời sản phẩm khoai lang sang thị trường Trung Quốc với điều kiện toàn bộ vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói được kiểm tra và triển khai các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo không nhiễm 10 loại sinh vật gây hại.
Ngay trong ngày hôm nay 3/6, Cục Bảo vệ thực vật sẽ liên hệ với các địa phương trồng khoai lang như: Vĩnh Long, Đắk Lắk, Đắk Nông triển khai các nội dung liên quan đến kỹ thuật để đảm bảo hoàn thiện bộ hồ sơ kỹ thuật gửi sang Trung Quốc.
Ngoài ra, đối với một số tỉnh hiện nay đang chưa có cơ sở gói (cơ sở đóng gói là một yêu cầu bắt buộc của phía Trung Quốc để xuất khẩu khoai lang-PV), Cục Bảo vệ thực vật sẽ cùng địa phương thiết lập những cơ sở đóng gói trong thời gian sớm nhất đáp ứng yêu cầu phía Trung Quốc.
Tin liên quan
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 9 tháng, xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 100 tỷ USD
14:41 | 22/10/2024 Infographics
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK