Facebook Twitter youtube Tiktok

Rò rỉ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm của nền tảng, sàn thương mại điện tử

Trong 6 tháng đầu năm 2025, hơn 110 triệu bản ghi dữ liệu cá nhân bị mua bán trái phép, hàng chục triệu tài khoản rò rỉ thông tin. Thực trạng này đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm của các nền tảng số, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) bùng nổ và trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng hiện diện sâu rộng.
Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử
Rò rỉ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm của nền tảng, sàn thương mại điện tử
Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được Quốc hội thông qua ngày 25/6/2025 và có hiệu lực chính thức từ 1/1/2026. Đồ họa: TT

Lỗ hổng từ hệ thống và sự chủ quan của người dùng

Thông tin từ Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết, trong nửa đầu năm 2025, lực lượng chức năng đã xử lý 56 vụ mua bán trái phép dữ liệu cá nhân, với quy mô lên đến hơn 110 triệu bản ghi.

Báo cáo từ Công ty An ninh mạng Viettel cũng cho thấy, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 14,5 triệu tài khoản bị rò rỉ, chiếm tới 12% tổng số tài khoản bị lộ lọt trên toàn cầu. Cũng trong năm 2024, đã xảy ra 134 vụ lộ dữ liệu lớn, liên quan đến khoảng 294 triệu bản ghi thông tin khách hàng và 184,3 GB dữ liệu nhạy cảm.

Các loại dữ liệu bị rao bán rất đa dạng, từ tên, địa chỉ, số điện thoại, email… đến lịch sử giao dịch ngân hàng, hồ sơ khám chữa bệnh, thông tin truy cập web và cả dữ liệu sinh trắc học. Trong đó, dữ liệu từ các sàn TMĐT là nguồn dữ liệu được giới tội phạm mạng đặc biệt nhắm tới.

Hậu quả không chỉ dừng lại ở việc bị làm phiền bởi tin nhắn, cuộc gọi rác. Nhiều người dùng đã bị đánh cắp danh tính, lừa đảo tài chính, chiếm đoạt tài khoản, gây thiệt hại nghiêm trọng cả về vật chất lẫn tinh thần.

Một phần nguyên nhân của tình trạng rò rỉ dữ liệu đến từ sự thiếu chặt chẽ trong vận hành hệ thống của các doanh nghiệp và tổ chức. Nhiều đơn vị vẫn tồn tại các kẽ hở trong quy trình khai thác, lưu trữ và xử lý dữ liệu người dùng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để tin tặc dễ dàng đột nhập, đánh cắp thông tin.

Ngoài ra, việc thu thập dữ liệu cá nhân ngày càng phổ biến, đặc biệt trong TMĐT, nơi thông tin người dùng được sử dụng để phục vụ cho quảng cáo, cá nhân hóa nội dung và ra quyết định kinh doanh. Lợi ích kinh tế khiến không ít cá nhân, tổ chức bất chấp quy định pháp luật, tìm mọi cách để thu thập và khai thác dữ liệu trái phép.

Một yếu tố đáng lo ngại khác là ý thức bảo vệ thông tin cá nhân của người dân còn rất hạn chế. Nhiều người vẫn chưa nhận thức rõ quyền sở hữu dữ liệu cá nhân của chính mình, dễ dàng chia sẻ thông tin cho các ứng dụng, dịch vụ mà không kiểm tra điều khoản, chính sách bảo mật.

Trách nhiệm không thể chối bỏ của nền tảng số

AI đang mang đến khả năng phân tích và tổng hợp dữ liệu khổng lồ, vượt xa giới hạn con người. Thông qua AI, các hệ thống có thể xây dựng mô hình hành vi, thói quen người dùng, từ đó đưa ra dự đoán, tác động đến quyết định mua sắm và đời sống cá nhân.

Tuy nhiên, chính điều này lại khiến quyền riêng tư cá nhân đứng trước nhiều thách thức. Nếu bị khai thác trái phép, dữ liệu cá nhân có thể bị lợi dụng cho các mục đích thao túng tâm lý, lừa đảo tinh vi hoặc tấn công mạng quy mô lớn.

Việt Nam hiện đã có một số khung pháp lý nền tảng như Luật An ninh mạng 2018 và Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những quy định này chưa theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ, đặc biệt là AI và hệ sinh thái số hiện nay.

Trước thực trạng đó, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được Quốc hội thông qua ngày 25/6/2025 và có hiệu lực chính thức từ 1/1/2026. Điểm đáng chú ý của luật mới là quy định mức phạt dựa trên doanh thu, với hình phạt lên tới 5% tổng doanh thu năm liền kề cho các hành vi vi phạm nghiêm trọng trong xử lý dữ liệu cá nhân.

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được Quốc hội thông qua ngày 25/6/2025 và có hiệu lực chính thức từ 1/1/2026. Điểm đáng chú ý của luật mới là quy định mức phạt dựa trên doanh thu, với hình phạt lên tới 5% tổng doanh thu năm liền kề cho các hành vi vi phạm nghiêm trọng trong xử lý dữ liệu cá nhân.

Theo Luật sư Bùi Văn Đức (Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh), người dân cần chủ động tìm hiểu và cập nhật luật, nắm rõ quyền lợi để có thể yêu cầu các nền tảng số, đặc biệt là các sàn TMĐT, thực hiện đúng trách nhiệm trong việc thu thập, xử lý dữ liệu cá nhân.

Hiện nay, nhiều nền tảng, sàn TMĐT đã triển khai biện pháp bảo mật mạnh hơn như: mã hóa dữ liệu và bảo mật đầu cuối; xác thực đa yếu tố; tăng cường kiểm soát quyền riêng tư; phát hiện và chặn trang web, email lừa đảo; kiểm soát nghiêm ngặt ứng dụng bên thứ ba; xử lý sự cố nhanh với đội ngũ chuyên trách… Tuy nhiên, thách thức vẫn còn lớn. Hình thức tấn công của tội phạm mạng ngày càng tinh vi, mức độ nguy hiểm cao.

Luật sư Bùi Văn Đức cho rằng: Các nền tảng số, đặc biệt là trong lĩnh vực TMĐT, cần thay đổi tư duy: Mạng xã hội, sàn TMĐT, ứng dụng tiện ích... là nơi nắm giữ khối lượng khổng lồ dữ liệu người dùng. Do vậy, khi xảy ra lộ lọt thông tin, trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về các nền tảng số.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không thể là phản ứng bị động sau sự cố, mà phải là chiến lược ngay từ khi thiết kế hệ thống. Nghĩa là, cần áp dụng nguyên tắc “bảo mật theo thiết kế”, tích hợp tính năng bảo vệ dữ liệu vào cốt lõi sản phẩm ngay từ khâu ý tưởng. Cụ thể: đầu tư vào công nghệ mã hóa hiện đại; xây dựng kiến trúc bảo mật nhiều tầng; thuê kiểm định bảo mật từ bên thứ ba độc lập; ứng dụng AI để phát hiện và ngăn chặn rủi ro sớm.

“Các nền tảng, sàn TMĐT cũng cần công khai chính sách quyền riêng tư rõ ràng; cho phép người dùng dễ dàng chỉnh sửa, xóa hoặc giới hạn chia sẻ dữ liệu cá nhân; thông báo minh bạch và kịp thời nếu có sự cố rò rỉ, đặc biệt là cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng trong điều tra và xử lý tội phạm mạng”, Luật sư Bùi Văn Đức nhấn mạnh.

Các chuyên gia khuyến cáo, cơ quan, tổ chức có hoạt động thu thập, xử lý dữ liệu cá nhân cần nghiên cứu và tuân thủ nghiêm ngặt Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để tránh rơi vào vòng pháp lý và bị xử phạt nặng khi luật có hiệu lực.

Để xây dựng một môi trường mạng an toàn và phát triển bền vững, cần sự chung tay của cả cơ quan quản lý, người dùng, nền tảng và sàn TMĐT. Chỉ khi cả ba yếu tố này phối hợp nhịp nhàng, TMĐT Việt Nam mới có thể tiến nhanh và bền vững trên hành trình chuyển đổi số, phát triển một xã hội số an toàn và bền vững.

Thái Hằng

Tin liên quan

Đề xuất hỗ trợ 3.300 xã phường bán nông sản qua kênh trực tuyến

Đề xuất hỗ trợ 3.300 xã phường bán nông sản qua kênh trực tuyến

Từ ngày 1/7/2025, sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính, Việt Nam có hơn 3.300 xã phường. Với tiềm năng thị trường nội địa hơn 100 triệu dân và tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT), đề xuất hỗ trợ các xã, phường trên cả nước bán nông sản qua kênh trực tuyến đang mở ra hướng đi mới cho ngành Nông nghiệp Việt Nam.
Kiểm soát dòng tiền thương mại điện tử: Bài toán khó cần lời giải mạnh tay

Kiểm soát dòng tiền thương mại điện tử: Bài toán khó cần lời giải mạnh tay

Hơn một thập kỷ qua, thương mại điện tử đã vươn lên trở thành một trụ cột quan trọng của nền kinh tế số Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng 2 con số mỗi năm, hàng triệu giao dịch phát sinh mỗi ngày cho thấy sức lan tỏa mạnh mẽ của TMĐT đến mọi tầng lớp người dân, từ thành thị đến nông thôn. Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ đó là bài toán thất thu thuế – một “điểm nghẽn” nan giải chưa dễ tháo gỡ.
Thanh Hóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử, bứt tốc cùng AI và thuế số

Thanh Hóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử, bứt tốc cùng AI và thuế số

Với mục tiêu không để tụt lại trong cuộc đua số, song song với việc cập nhật công nghệ AI và tuân thủ thuế số, Thanh Hóa đẩy mạnh huấn luyện kỹ năng thương mại điện tử (TMĐT) cho doanh nghiệp, hợp tác xã và thanh niên khởi nghiệp địa phương.
Bắc Ninh chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Bắc Ninh chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Chuyển đổi số được tỉnh Bắc Ninh xác định là giải pháp chiến lược để nâng cao hiệu quả quản lý, tối ưu chi phí sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT).
Kinh doanh thương mại điện tử: Không có giấy phép, có thể bị phạt tới 30 triệu đồng

Kinh doanh thương mại điện tử: Không có giấy phép, có thể bị phạt tới 30 triệu đồng

Thương mại điện tử (TMĐT) bùng nổ tại Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu hoạt động không có giấy phép, các cá nhân, tổ chức kinh doanh TMĐT có thể bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng, thậm chí bị đình chỉ hoạt động.
OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

Chuyển đổi từ sản xuất thô sang chế biến sâu, kết hợp với đẩy mạnh bán hàng qua sàn thương mại điện tử (TMĐT), nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh ghi nhận tăng trưởng mạnh về doanh thu và sức tiêu thụ, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế địa phương.
TikiNow bị phạt vì cạnh tranh không lành mạnh trên nền tảng số

TikiNow bị phạt vì cạnh tranh không lành mạnh trên nền tảng số

Công ty TNHH TikiNow Smart Logistics (TikiNow) - đơn vị vận hành dịch vụ giao hàng nhanh thuộc hệ sinh thái Tiki vừa bị Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) xử phạt 200 triệu đồng vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh. TikiNow bị xác định đã đưa thông tin gây nhầm lẫn về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ nhằm thu hút khách hàng của đơn vị khác.
Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam

Giai đoạn 2020-2025, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18-25%/năm, dự kiến đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Với nền tảng đó, TMĐT Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, đạt quy mô 30 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng mức bán lẻ hàng hóa.
Tây Ninh siết chặt hoạt động của “chợ online”

Tây Ninh siết chặt hoạt động của “chợ online”

Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh yêu cầu lực lượng quản lý thị trường chủ động giám sát, theo dõi dấu hiệu vi phạm trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) và tăng cường kiểm tra đột xuất tại kho hàng, xưởng sản xuất, điểm livestream.
Hưng Yên truy quét hàng giả trên không gian số

Hưng Yên truy quét hàng giả trên không gian số

Trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái trên mạng ngày càng gia tăng, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên đang áp dụng công nghệ số, AI và big data để truy vết, phát hiện và xử lý gian lận trên thương mại điện tử (TMĐT).
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Hà Nội đã và đang đẩy mạnh kênh tiêu thụ và tăng độ nhận diện sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn không chỉ giúp mở rộng thị trường mà còn tạo áp lực để các chủ thể OCOP cải tiến bao bì, truy xuất nguồn gốc, định vị thương hiệu.
Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử  và kinh doanh trên nền tảng số

Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) và kinh doanh trên nền tảng số đang bùng nổ, mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế, ngành Thuế đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, góp phần bảo đảm công bằng, minh bạch trong thực thi nghĩa vụ với ngân sách của người nộp thuế.
Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử

Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg. Theo đó, Bộ Công Thương đặt trọng tâm vào phát triển thương mại điện tử (TMĐT) và chuyển đổi số, với hàng loạt hoạt động từ đào tạo, hỗ trợ kết nối nền tảng số đến mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất địa phương.
Thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản Thái Nguyên

Thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản Thái Nguyên

Thái Nguyên đã và đang tận dụng ưu thế của các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) để kết nối, tiêu thụ sản phẩm địa phương. Với hình thức bán hàng livestream, nhiều sản phẩm tiêu biểu của tỉnh đã đến được với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

(INFOGRAPHICS): Ông Vũ Lê Quân làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực XIII

(INFOGRAPHICS): Ông Vũ Lê Quân làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực XIII

Từ ngày 1/7/2025, ngành Hải quan đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của các Chi cục Hải quan khu vực để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Chuyển đổi số và phát triển xanh ngành logistics

Chuyển đổi số và phát triển xanh ngành logistics

Bằng cách tận dụng các giải pháp logistics thông minh, tự động hóa và ra quyết định dựa trên dữ liệu, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa nguồn lực.
Hải quan khu vực X phân công lãnh đạo trực ban 24/24 giờ để ứng phó bão số 3

Hải quan khu vực X phân công lãnh đạo trực ban 24/24 giờ để ứng phó bão số 3

Để ứng phó bão số 3, Chi cục Hải quan khu vực X yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 19/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Nỗ lực hiện đại hóa hải quan khơi thông dòng chảy xuất nhập khẩu

Nỗ lực hiện đại hóa hải quan khơi thông dòng chảy xuất nhập khẩu

Gương người tốt, việc tốt có mặt trên khắp địa bàn Hải quan, ngày đêm đấu tranh với tội phạm buôn lậu hàng hoá, vận chuyển trái phép chất ma tuý qua biên giới, góp phần đem lại sự bình yên cho xã hội.
Xử lý vướng mắc về C/O khi thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Israel

Xử lý vướng mắc về C/O khi thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Israel

Cục Hải quan vừa có công văn trả lời vướng mắc liên quan đến thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel (VIFTA).
(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của Thuế tỉnh, thành phố để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu
(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

Từ 1/3, Tổng cục Thuế đã được tổ chức lại thành Cục Thuế hiện nay, trong đó khối cơ quan Cục Thuế đã giảm từ 17 đầu mối xuống còn 12 đầu mối
(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

Từ ngày 1/7/2025, ngành Hải quan đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của các Chi cục Hải quan khu vực để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

Từ ngày 1/3/2025, Tổng cục Hải quan được tổ chức lại thành Cục Hải quan, trong đó khối cơ quan Cục có 12 ban và tương đương.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp công tác thuế nên ngành thuế đã thu được những kết quả ấn tượng.
Phiên bản di động