"Phụ nữ Việt Nam bị hạn chế và bó buộc bởi những khuôn mẫu giới truyền thống"
Phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, mặc dù hiện nay nước ta đã có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và tham gia vào Hội đồng nhân dân khá cao nhưng qua nhiều năm phấn đấu, đến nay tỷ lệ đó vẫn chưa đạt được như mong muốn. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Việt Nam được đánh giá là nước có tiến bộ vượt bậc trong việc ban hành các chính sách và thực thi nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ đảng các cấp, nhiều giải pháp đã được triển khai nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị. Với nỗ lực chung của các cấp, các ngành, tỷ lệ phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo, quản lý đã tăng lên rõ rệt. Tại nhiều tỉnh, thành phố, tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp uỷ, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các chức danh lãnh đạo chính quyền các cấp, các ngành của nhiệm kỳ hiện tại đã tăng hơn so với nhiệm kỳ trước.
Tuy nhiên, sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của phụ nữ và chưa đạt được các chỉ tiêu mà Nghị quyết 11-NQ/TƯ của Bộ Chính trị khoá X về “công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã đề ra. Tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội khóa XIII là 24,4%, thấp nhất kể từ năm 1997. Để đạt được chỉ tiêu tới năm 2020, nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40% mà Nghị quyết đề ra sẽ là một thách thức không nhỏ trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.
Vậy nguyên nhân nào khiến những nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua chưa đạt kết quả như mong muốn, thưa ông?
Một trong những nguyên nhân chính khiến sự tham gia của phụ nữ thấp trong lĩnh vực chính trị do nhận thức thấp về bình đẳng giới trong một số lãnh đạo của chính quyền các cấp độ khác nhau, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn và miền núi. Bởi vậy, kế hoạch và chính sách về đào tạo cho các cán bộ phụ nữ không nhận được chú ý. Một số nhỏ phụ nữ cũng có cảm giác tự ti và không cố gắng hết sức mình để trở thành nhà lãnh đạo. Hơn nữa, giáo dục về bình đẳng giới và vai trò quan trọng của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị không có hiệu quả.
Hiện nay, không nhiều phụ nữ có quyền lực thực sự trong việc ra quyết định và mất cơ hội vào các vị trí quan trọng do những vấn đề còn tồn đọng như khoảng cách tiền lương đang gia tăng giữa nam và nữ, sự khác biệt về tuổi nghỉ hưu giữa phụ nữ và nam giới (60 đối với nam và 55 đối với nữ). Và quan trọng là thiếu quy định về việc ứng cử của phụ nữ đối với chức vụ lãnh đạo trong tương lai.
Như vậy định kiến giới đã kìm hãm sự phát triển của phụ nữ, thưa ông?
Từ trước đến nay, đôi lúc chúng ta chưa nhìn nhận rõ vai trò và khả năng của người phụ nữ. Chúng ta đặt lên vai họ hai chữ “truyền thống” và cho rằng phụ nữ phải gánh trách nhiệm của cả gia đình và công việc. Phụ nữ Việt Nam bị hạn chế và bó buộc bởi những khuôn mẫu giới truyền thống. Họ phải chịu nhiều thua thiệt vì gánh thiên chức làm vợ, làm mẹ.
Một nghiên cứu mà chúng tôi mới thực hiện cho thấy định kiến giới đang ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn đại biểu, lãnh đạo của công chúng. Nhiều nam giới ủng hộ phụ nữ làm lãnh đạo, nhưng họ không muốn đó là thành viên nữ trong gia đình họ. Đánh giá thiên lệch về năng lực, vai trò và sự đóng góp của lãnh đạo nữ hiện còn là một thái độ phổ biến trong xã hội cả ở nam và nữ. Phần đông mọi người thường cho rằng phụ nữ phù hợp hơn với việc tham gia và lãnh đạo trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội hay nhân đạo, trong khi nam giới phù hợp hơn với các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế, tài chính...
Trên thực tế, cả nam và nữ đều có thể tham gia và lãnh đạo trong bất cứ lĩnh vực nào phù hợp với mong muốn và khả năng của mỗi người. Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm hơn 51% dân số và 49,5% lực lượng lao động. Để có được những thành công như ngày hôm nay, sự đóng góp của phụ nữ Việt Nam đã được đánh giá là xấp xỉ với nam giới, thậm chí có những lĩnh vực cao hơn như lao động trong gia đình, sinh đẻ và chăm sóc, dạy dỗ con cái.
Chúng ta cần phải làm gì để nâng cao hơn nữa vai trò của phụ nữ Việt Nam trong các quyết sách về chính trị, để họ có một vị trí xứng đáng với năng lực của họ thưa ông?
Để thúc đẩy phụ nữ tham chính thì cần có cơ chế chế chặt chẽ hơn về bầu cử. Trung ương và địa phương nên có sự tính toán kỹ càng về chỉ tiêu, số lượng, tuổi tác để tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển.
Về phía người phụ nữ, nếu lãnh đạo không tạo cơ hội thì sẽ khó để phụ nữ phát triển. Bản thân người phụ nữ cần phải biết phấn đấu như thế nào để người ta tin mình, bố trí cho mình, tức là phải biết tạo ra những cơ hội để người ta biết đến mình, công nhận mình; nếu được bầu thì phải cho nhân dân thấy được bầu mình lên để đem lại lợi ích cho họ thì khóa sau họ mới tiếp tục bầu. Quan trọng nhất là phải nâng cao chất lượng của các đại biểu nữ.
Mặt khác, chúng ta vẫn phải đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức cho mọi người về bình đẳng giới. Dù đã có những kết quả nhất định, song hoạt động truyền thông thúc đẩy phụ nữ tham chính tại Việt Nam vẫn còn những hạn chế như: Hoạt động truyền thông về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị chưa mang tính thường xuyên, chủ đề truyền thông chủ yếu hướng về sự tham gia của phụ nữ trong quản lý, lãnh đạo, truyền thông chủ động trên các phương tiện thông tin đại chúng phần lớn mô tả phụ nữ trong mối quan hệ với gia đình, nghề nghiệp của phụ nữ xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật, xã hội, trong khi nam giới là chính trị gia hay nhân viên Chính phủ, thiếu hoạt động truyền thông kêu gọi nam giới chia sẻ với phụ nữ. Muốn thay đổi nhận thức, cần phải thay đổi cách truyền thông.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
20:20 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng Ninh
19:11 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quảng Bình: Lũ lên mức đỉnh lịch sử, Lệ Thủy bị chia cắt nghiêm trọng
11:16 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Thủ tướng được quyết định dự án từ 10.000-30.000 tỷ đồng
11:15 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt bị dừng làm thủ tục hải quan
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK