Quan chức nghỉ hưu lấy Hội làm "bến đỗ" để vẫn được làm lãnh đạo?
Cán bộ dùng văn bằng, chứng chỉ giả: Còn bao nhiêu người chưa bị lộ? | |
Kiểm tra, giám sát Đảng: Thường xuyên hay định kỳ? | |
Cán bộ công an sai phạm: Xử càng nghiêm, dân càng nể! |
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: "Hội nào cũng đều có mục tiêu, mục đích vì đất nước, nhưng quá trình tổ chức hoạt động lại có nhiều chuyện để bàn...." (Ảnh: Chinhphu.vn). |
Trên diễn đàn Quốc hội, đề cập vai trò cũng như hoạt động của các Hội trong phiên thảo luận ở tổ, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đề nghị Quốc hội nên quan tâm, xem xét lại các Hội hiện nay. Theo ông, Hội nào cũng đều có mục tiêu, mục đích vì đất nước, nhưng quá trình tổ chức hoạt động lại có nhiều chuyện để bàn. Có những Hội không những không làm cho tổ chức mạnh hơn mà còn gây khó khăn cho tổ chức.
Nêu thực tế ở ngay lĩnh vực do mình quản lý, có đến 90% Thứ trưởng trước khi về hưu đều đề nghị cho thành lập Hội và đều xung phong làm Chủ tịch Hội với tinh thần “tự nguyện, tự quản, tự cung, tự cấp” nhưng thực tế gần như ngược lại, không có Hội nào tự quản, tự chủ hết mà Hội nào cũng bám vào trụ sở, có Hội trụ sở chính, có Hội trụ sở phụ. Có Hội khi bị yêu cầu trả lại trụ sở thì tìm mọi cách để tác động lấy diện tích rộng hơn, chưa kể phương tiện đi lại đủ các loại.
Từ thực trạng trên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị phải siết lại việc thành lập, tổ chức Hội. Khi chưa có luật Hội thì xem xét rà soát lại, chuyển bớt Hội đặc thù sang Hội tự chủ, tự quản. Không nên để tình trạng như trên, gây khó khăn cả cho cho Trung ương và địa phương.
Bấu víu vào Nhà nước để có một tổ chức mà mình vẫn được làm lãnh đạo
Nhất trí với nhận xét của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Giáo sư Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, cho rằng đó là thực tế khá phổ biến, hầu hết các Thứ trưởng, thậm chí cả Bộ trưởng khi về hưu cố gắng thành lập một hội gì đó để tiếp tục lãnh đạo. Nhiều hội được lập ra để giải quyết khâu oai vì thế nên hoạt động không thực chất.
Giáo sư Đặng Hùng Võ (Ảnh: An Nhi). |
“Không hẳn việc lập ra Hội để làm “sân sau” cho Bộ, nhưng đôi khi các Bộ cần một ý kiến đồng thuận với chủ trương của mình cũng gửi lấy ý kiến của các Hội, coi như ý kiến của nhân dân. Như thế cũng có thể coi Hội như một cánh tay nối dài của Bộ quản lý ngành đó. Còn có cái hội nào đó được sử dụng với ý nghĩa “sân sau” cho việc rửa tiền thì tôi không rõ, nhưng chắc nó không phải là phổ biến, không đen tối đến như vậy”, GS Đặng Hùng Võ bày tỏ.
Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, sở dĩ có những hội được lập ra nhưng hoạt động không hiệu quả là bởi Nhà nước cứ “ôm” lấy nó dù không chính thức.
“Theo tôi, ở đây có gì đó không bình thường, cứ bấu víu vào Nhà nước để có được một tổ chức mà mình vẫn được làm lãnh đạo. Chính vì thế mới dẫn đến tình trạng Nhà nước phải xem xét việc giải tán. Chứ về nguyên tắc của Hội là nếu không đủ năng lực hoạt động nó sẽ tự giải tán. Chúng ta đang nhìn góc độ Hội dưới con mắt quản lý của Nhà nước kiểu bao cấp chặt chẽ. Sự thực mà nói, đó là câu chuyện mang tính xã hội, nó đủ kinh phí, nó hoạt động hiệu quả thì nó sẽ tồn tại được và ngược lại”.
GS Võ nhận định, đồng thời cho rằng, việc có xem xét giải tán bớt các hội hoạt động không hiệu quả hay không là trách nhiệm của Bộ Nội vụ. Khi chưa có luật về lập Hội, với tư cách là nơi quản lý, Bộ Nội vụ phải tự rà soát, thấy mình ra quyết định thành lập cái nào không hợp lý thì quyết định giải tán.
Nên tổ chức lại các Hội
Chia sẻ quan điểm về ý kiến của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cựu Đại biểu Quốc hội, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói rằng “đấy là Bộ trưởng tế nhị nói thế, chứ thực tế không chỉ có Thứ trưởng, mà có cả cấp cao hơn”.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết (Ảnh: Hoàng Lê) |
Theo vị cựu Đại biểu Quốc hội, với nhiều Hội, việc thành lập không đơn giản. Nhân sự lãnh đạo Hội, ai là Chủ tịch, Phó Chủ tịch đều phải được trên duyệt cả. Người được lựa chọn để đứng đầu một Hội phải là những người đã từng giữ cương vị cao trong bộ máy Nhà nước, Thứ trưởng là còn thấp. Có những hội chuyên môn, lãnh đạo phải là nhân sự trong Trung ương, Bộ trưởng, thậm chí có người từng là Ủy viên Bộ Chính trị. Thế nên không hoàn toàn do các Thứ trưởng, nhiều khi anh em muốn thành lập Hội còn phải đi vận động các ông Thứ trưởng, có người muốn làm nhưng cũng có người không muốn. Trong khi đó, người ta vẫn đánh giá Hội này tương đương cấp này, cấp kia thế nên đi kèm với đó vẫn là tiêu chuẩn, chế độ ô tô và một số quyền lợi khác.
"Nhận xét của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung về thực tế hoạt động của nhiều Hội hiện nay vẫn dựa vào ngân sách Nhà nước điều đó rất đúng. Đáng lẽ Hội phải là tổ chức tự nguyện của những người tham gia và những người đó tự đóng hội phí hoặc kêu gọi tài trợ để hội hoạt động như thế mới đúng nghĩa hội quần chúng, mới phát huy được sức mạnh về trí lực, tài lực của người dân để phát triển đất nước. Còn Hội mà vẫn dựa vào ngân sách nhà nước, dù không dựa hoàn toàn, nhưng dựa về trụ sở, phương tiện vẫn là ngân sách nhà nước, như thế là không đúng".
GS Nguyễn Minh Thuyết nêu quan điểm, đồng thời cho rằng: “Với thực trạng Hội như hiện nay thì đúng là không nên lập nhiều mà nên tổ chức lại. Phải sớm ban hành luật về Hội. Thứ nhất để đảm bảo việc thực hiện quyền tự do lập hội của người dân đã được quy định trong Hiến pháp, miễn là tôn chỉ, mục đích của những hội ấy không trái với quyền lợi của đất nước, của nhân dân, hoạt động đúng pháp luật. Thứ hai, có luật để đảm bảo Hội được lập ra phải hoạt động đúng tư cách Hội, hoạt động bằng sự tự nguyện của các hội viên, kinh phí tự lo, không thể dựa vào Nhà nước, ngược lại Nhà nước không thể hành chính hóa các hội. Vấn đề ở đây là chủ trương, chúng ta cần có sự thay đổi, kể cả phía Nhà nước".
Tin liên quan
Đảng ủy cơ quan Tổng cục Hải quan: Quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị
23:36 | 30/09/2024 Hải quan
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
79% người cao tuổi có nguy cơ không có lương hưu
20:06 | 12/08/2023 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK