79% người cao tuổi có nguy cơ không có lương hưu
Lương hưu được coi là nguồn thu nhập ổn định nhất giúp NLĐ yên tâm dưỡng già, đảm bảo tốt hơn cuộc sống độc lập mà không phải phụ thuộc vào con cháu. |
Chỉ 35% người cao tuổi có lương hưu
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa cập nhật báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật BHXH (sửa đổi). Theo đó, hiện số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi là hơn 5,1 triệu người, mới chỉ chiếm 35% so với số người sau độ tuổi nghỉ hưu.
Trong đó, số người hưởng lương hưu là 2,7 triệu người; số người hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng là 0,63 triệu người; số người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi) là hơn 1,8 triệu người. Trong khi đó, Nghị quyết số 28 - NQ/TW đã đặt ra mục tiêu số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội đạt khoảng 55% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030.
Thực trạng trên được lý giải là do theo quy định của pháp luật hiện hành, độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khá cao (80 tuổi); thời gian tham gia BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu khá dài (20 năm), dẫn đến nhiều người không tích luỹ đủ thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu và cũng chưa đủ điều kiện về tuổi để hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Cũng theo ILO, việc mở rộng diện bao phủ pháp lý an sinh xã hội hiệu quả ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều thách thức, số người hưởng hưu trí ở Việt Nam vẫn còn thấp.
Ông Nuno Cunha, chuyên gia cao cấp về an sinh xã hội của ILO cho biết, hiện nay Việt Nam có 16,5 triệu người lao động đang tham gia BHXH, chỉ chiếm 33% trong tổng số lực lượng lao động hơn 50 triệu người. Trong 11,4 triệu người cao tuổi, mới chỉ có 4,3 triệu người đang được hưởng lương hưu (2,6 triệu người từ BHXH và 1,7 triệu người từ bảo trợ xã hội). Ngoài khoảng trống đáng kể về diện bao phủ, các chế độ từ chương trình có đóng góp thường thấp hơn so với tổng lương và như vậy không đủ để đảm bảo đời sống đầy đủ khi về già.
Nguy cơ 16 triệu người không có lương hưu
Trong khi mở rộng diện bao phủ của BHXH còn nhiều thách thức thì vấn đề lao động rút BHXH một lần càng khiến cho hệ thống an sinh xã hội trong tương lai bị ảnh hưởng. Các chuyên gia chỉ ra rằng, việc hệ thống BHXH ở Việt Nam cho phép người lao động thoát khỏi hệ thống BHXH và yêu cầu rút BHXH một lần cho tất cả các khoản đóng góp trước đây có thể gây ra hậu quả tiêu cực lâu dài đối với an ninh thu nhập của người lao động, cũng như tính bền vững tài chính của hệ thống.
Thách thức được ILO chỉ ra là tốc độ già hóa dân số nhanh chóng khi Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển dịch cơ cấu dân số thuộc nhóm nhanh nhất trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam vẫn còn là một quốc gia có dân số trẻ với tỷ lệ phụ thuộc của người già là 6,6%. Tuy nhiên, số người trên 60 tuổi dự kiến sẽ tăng từ 9,1 triệu người vào năm 2015 lên tới 33 triệu người vào năm 2105.
ILO dự báo, nếu không có sự hỗ trợ tích cực từ ngân sách nhà nước, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có có 16,4 triệu người (79%) người cao tuổi có nguy cơ không có lương hưu do tốc độ già hóa diễn ra nhanh hơn cả tốc độ phát triển của nền kinh tế. Nếu không có một chiến lược tham vọng nhằm mở rộng diện bao phủ hưu trí, việc có ít người tham gia đóng bảo hiểm hiện nay sẽ dẫn tới diện bao phủ hưu trí hạn chế trong tương lai.
Cũng theo ILO, việc mở rộng các cơ chế hưu trí tài trợ từ nguồn thuế là chìa khóa cho việc thu hẹp khoảng trống bao phủ, ILO cho biết. Nếu không mở rộng đáng kể các cơ chế lấy từ nguồn thuế thì trong số 20,7 triệu người trên tuổi về hưu theo luật vào năm 2030, có 16,4 triệu người (tương đương 79%) người cao tuổi có nguy cơ không có khoản trợ cấp nào.
Ông André Gama, chuyên gia an sinh xã hội của ILO cho rằng, Việt Nam cần thúc đẩy sự phối hợp và liên kết các chính sách an sinh xã hội với các khuôn khổ pháp lý, chính sách việc làm như Luật Việc làm và Bộ luật Lao động. Việc gia tăng cơ hội tạo việc làm hiệu quả và thỏa đáng không chỉ giúp giảm nghèo mà còn góp phần cung cấp tài chính bền vững cho các hệ thống an sinh xã hội. Trong thực tế, người lao động chỉ có thể tham gia đầy đủ vào hệ thống BHXH khi có việc làm ổn định.
Để đạt được mục tiêu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW, ứng phó hiệu quả với quá trình già hóa dân số, bên cạnh các giải pháp về chính sách, vai trò của nhà nước hỗ trợ người dân tham gia và thụ hưởng quyền lợi BHXH là nhân tố quyết định. Mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW phấn đấu đến năm 2030 khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội, tương đương 8,94 triệu người. Như vậy, để đạt mục tiêu này, trong 6 năm tới phải tăng 25% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội, tương đương 3,84 triệu người.
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong bối cảnh tốc độ già hóa dân số nhanh, tỷ trọng người cao tuổi xu hướng tăng nhanh, trong khi tỷ trọng người trong độ tuổi lao động giảm, kinh nghiệm của các nước thực hiện chính sách BHXH hướng tới bao phủ toàn dân cho thấy, chính sách BHXH cần được thiết kế theo hướng đa tầng, hỗ trợ và bổ sung cho nhau để đảm bảo an sinh cho mọi người dân.
Nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương và mục tiêu mở rộng bao phủ đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH tại Nghị quyết số 28-NQ/TW, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã đề xuất một số chính sách cần thiết phải có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như: trợ cấp hưu trí xã hội; trợ cấp thai sản đối với người tham gia BHXH tự nguyện; bảo hiểm y tế đối với người hưởng trợ cấp hàng tháng trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Tin liên quan
Ngay trong ngày đầu tiên, khoảng 2 triệu người đã được nhận lương hưu và trợ cấp BHXH theo mức hưởng mới
20:32 | 01/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Từ 1/7 chính thức điều chỉnh tăng lương cơ sở 30%, tăng lương hưu 15%
10:43 | 29/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ đề xuất tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu và chưa bãi bỏ hệ số lương
19:42 | 25/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cầu nối” thuận lợi
08:06 | 27/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Liên minh Honda-Nissan liệu có đủ lực để cạnh tranh với nhà sản suất ôtô Trung Quốc?
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
Nga tuyên bố sẽ hoàn thành mọi mục tiêu ở Ukraine trong năm 2025
Hải quan Quảng Ngãi: Giải đáp nhiều vướng mắc đặc thù cho doanh nghiệp chế xuất
Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Nội Bài: “Chốt chặn” ma túy qua đường hàng không
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics