Phát triển thương mại điện tử: Áp dụng thông lệ quốc tế để tránh sai sót
Thưa ông, bảo vệ người tiêu dùng là một trong những vấn đề được quan tâm trong phát triển TMĐT. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
- Trước hết, bảo vệ người tiêu dùng là yêu cầu rất quan trọng, nếu không làm tốt việc này sẽ dẫn đến chuyện thiếu niềm tin giữa người mua và người bán trên môi trường TMĐT. Đặc biệt, việc gây dựng niềm tin trên TMĐT mất nhiều thời gian và rất khó khăn, nhưng một sự việc, sự cố liên quan đến mất an toàn trên TMĐT, liên quan đến mất an toàn thông tin của người tiêu dùng, hay hàng hóa không đúng chất lượng sẽ lan truyền rất nhanh và gây ảnh hưởng rất lớn.
Việc bảo vệ chất lượng hàng hóa và người tiêu dùng gồm có 2 công đoạn. Một là trước giao dịch, làm thế nào để đảm bảo hệ thống thông tin TMĐT được thông suốt, cụ thể là thông tin về hàng hóa, người bán cần đầy đủ để người tiêu dùng có lựa chọn. Bên cạnh đó là thông tin bổ sung của bên thứ ba như các diễn đàn, trang thông tin, các tổ chức tín nhiệm đánh giá các hoạt động trong giao dịch trước đây như thế nào. Nhưng quan trọng nhất không chỉ là vấn đề về giao dịch, mà còn là cách giải quyết, khắc phục, trả lời người tiêu dùng như thế nào khi có sự cố. Sau giao dịch, làm thế nào để có cơ chế bảo hành, đặc biệt là cơ chế về thanh toán. Ở một số sàn giao dịch nước ngoài họ có cơ chế bảo vệ người mua, một khi có vấn đề về giao dịch, số tiền sẽ được thu lại từ người bán và trả lại cho người tiêu dùng. Cuối cùng, về xây dựng cơ chế để giải quyết tranh chấp trong các vụ kiện, làm thế nào để có cơ chế về trọng tài, về tòa án để xử lý tranh chấp giữa người mua với người bán trong môi trường TMĐT khi giao dịch, chất lượng hàng hóa có vấn đề, qua đó, người tiêu dùng có thể đòi quyền lợi hoặc có những đền bù chất lượng giao dịch.
Dưới góc độ quản lý thì tư duy quản lý TMĐT phải thay đổi như thế nào trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập 17 FTA bao gồm cả CPTPP?
- Tôi cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế thì quản lý TMĐT trước hết phải đảm bảo theo các thông lệ quốc tế, cố gắng càng thông thoáng càng tốt. Vì khoa học công nghệ và cách mạng 4.0 là lĩnh vực mới luôn không ngừng vận động. Nếu việc quản lý bắt đầu bằng việc nghĩ xem có thể có những rủi ro gì, tư duy như thế sẽ dẫn tới quản lý quá chặt, không tạo điều kiện phát triển cho khoa học công nghệ và các đổi mới, sáng tạo. Và giả sử nó có phát triển được thì cũng không phát triển đầy đủ, vì trong tương lai có thể bị chặn lại. Vì thế, tôi cho rằng, trừ những vấn đề lớn liên quan đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, còn lại quản lý TMĐT nên có tư duy cởi mở. Chỉ khi nào có bằng chứng đầy đủ về việc có vấn đề thì mới quản, còn không thì nên để thông thoáng.
Các kinh nghiệm và thông lệ quốc tế tốt về phát triển TMĐT đã có không ít. Nội dung TMĐT cũng xuất hiện nhiều hơn trong các FTA thế hệ mới. Do vậy, các nước đang phát triển như Việt Nam có thể tích cực học hỏi các kinh nghiệm và thông lệ tốt nhằm giảm thiểu những sai sót, bất cập trong quá trình phát triển TMĐT. Một tâm thế tích cực đối với hợp tác quốc tế và hài hòa khung khổ pháp lý về TMĐT sẽ giúp Chính phủ nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động TMĐT, đặc biệt là TMĐT xuyên biên giới.
Ông cho rằng đặt phát triển TMĐT sau hoàn thiện khung pháp lý, hạ tầng thanh toán không phải là tối ưu. Xin ông nói thêm về vấn đề này?
- Hiện nay cách mạng công nghệ (CMCN) 4.0 vẫn diễn ra nhanh, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Việt Nam về tiến độ, phạm vi nỗ lực bắt kịp cuộc cách mạng này. Trong chừng mực ấy, các DN và hoạt động TMĐT của Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội để tận dụng những công nghệ mới. Mức độ tận dụng công nghệ mới và cơ hội kinh tế kèm theo không chỉ phụ thuộc vào khung pháp lý, hạ tầng và chính sách đã có, mà chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ cách nhìn nhận, cách tiếp cận và sự tích cực thực chất của Việt Nam đối với CMCN 4.0 nói chung và TMĐT nói riêng. Chờ đợi đến khi thấy rõ và đầy đủ cơ hội, thách thức từ CMCN 4.0 và xu hướng TMĐT mới không phải là cách tiếp cận hiệu quả nếu Việt Nam muốn nhanh chóng bắt kịp và vượt lên các nước khác. Tương tự, đặt phát triển TMĐT sau hoàn thiện khung pháp lý và hạ tầng thanh toán cũng không phải là tối ưu, bởi kinh nghiệm của chính Trung Quốc cho thấy sự kém phát triển của thẻ tín dụng có thể lại là cơ hội cho các phương thức thanh toán mới, thân thiện hơn với TMĐT. Cuối cùng, lo ngại về các vấn đề thuộc lợi ích quốc gia, lợi ích chiến lược là cần thiết, song cần tránh đứng xa những thông lệ quốc tế tốt nhất về TMĐT.
Theo tôi nên để TMĐT phát triển tự nhiên, và khung pháp lý sẽ hoàn thiện dần theo hướng thân thiện với thực tế phát triển của loại hình này chứ không phải là để ngăn cản nó. Vì vậy, nói một cách dễ hiểu là cần hợp thức hóa các điều kiện để người dân, DN yên tâm phát triển TMĐT, chứ không phải dựng khung pháp lý lên để thấy hoạt động của họ là không hợp pháp. Nếu vậy là quá rủi ro trong phát triển TMĐT.
Thưa ông, xây dựng thể chế cho TMĐT phát triển là rất quan trọng. Vậy thể chế cho TMĐT cần được xây dựng và hoàn thiện như thế nào?
- Để phát triển TMĐT, cần xây dựng và triển khai Đề án phát triển TMĐT và kinh tế số, Đề án chuyển đổi số bao gồm các giải pháp tổng thể nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của DN, phát triển các giải pháp, ứng dụng TMĐT và kinh doanh điện tử, hướng tới thiết lập một hệ sinh thái thuận lợi cho các hoạt động kinh tế số của người dân và DN.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện khung khổ pháp lý cho TMĐT với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách toàn diện, với tư duy tránh hạn chế sự phát triển tự do và lành mạnh của các mô hình và hoạt động TMĐT, kinh doanh điện tử. Đơn cử, cần sửa đổi Luật Thương mại năm 2005 theo hướng bổ sung một số quy định “khung” mang tính cơ bản về TMĐT vào Luật, xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định số 52/2013/NĐ-CP để khắc phục các vướng mắc, bất cập còn tồn tại. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện chính sách thuế đối với TMĐT nói riêng và kinh tế nói chung theo hướng hài hòa với các thông lệ tốt nhất. Ngoài ra, cần thường xuyên rà soát khung pháp lý, chính sách và kết quả thực hiện đối với TMĐT trong nước so với các cam kết trong các FTA, đặc biệt là các FTA mới như CPTPP, EVFTA..., thường xuyên đối thoại cởi mở, thực chất với các DN, nhà đầu tư hiện có và tiềm năng trong lĩnh vực TMĐT, công nghệ thông tin… để kịp thời nắm bắt những vấn đề cần tháo gỡ.
Trong bối cảnh phát triển TMĐT ngoài những thuận lợi thì còn gặp nhiều khó khăn, theo ông, vai trò của Chính phủ cần như thế nào để thúc đẩy TMĐT phát triển theo kịp xu thế?
- Đối với các nước đang phát triển, vai trò hỗ trợ và định hướng của Chính phủ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của TMĐT. Vai trò đó thể hiện ở việc hình thành một hệ thống các nguyên tắc chỉ đạo và quan điểm về thiết lập hạ tầng cơ sở công nghệ, pháp lý, kinh tế - xã hội… cho việc triển khai và ứng dụng TMĐT, đặc biệt xét tới khía cạnh liên ngành của TMĐT, liên quan tới nhiều lĩnh vực chính sách khác nhau. Bên cạnh đó, vai trò của Chính phủ còn được thể hiện rõ nét ở những khía cạnh như: nâng cao nhận thức, tạo môi trường khuyến khích các DN, khu vực tư nhân và người dân tham gia vào TMĐT, xây dựng một chương trình tổng thể về TMĐT để từng bước triển khai một cách đồng bộ và có hệ thống. Đặc biệt, trong trường hợp các quy định pháp lý còn chưa kịp hoàn thiện, vai trò và ý thức tích cực của Chính phủ trong việc trực tiếp, điều phối tháo gỡ những vấn đề có ảnh hưởng đến sự phát triển của TMĐT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK