OPEC vượt “bão” giá dầu như thế nào?
OPEC+ nhất trí giảm sản lượng dầu mỏ |
Vào tháng 7, ba tháng sau khi cuộc chiến giá cả giữa OPEC và các nhà sản xuất ngoài khối do Nga dẫn đầu (còn gọi là nhóm OPEC+) xảy ra, tổ chức này lại nổi lên như một hình mẫu về hợp tác xuyên quốc gia, sẵn sàng cùng nhau giảm sản lượng dầu ở mức chưa từng có trong lịch sử nhằm bình ổn giá cả thị trường.
Saudi Arabia, nước dẫn đầu tổ chức OPEC, rút lại quyết định đưa ra trước đó là "chạy đua" tăng thêm 20% sản lượng lên mức kỷ lục là 12 triệu thùng/ngày. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump thuyết phục các nước cùng hợp tác hồi đầu tháng 4 góp phần giúp ngăn chặn phần nào cú sốc khủng hoảng dư cung do đại dịch Covid-19 gây ra, khiến lượng dầu dự trữ toàn cầu tăng cao và giá dầu thô kỳ hạn Mỹ có thời điểm rơi xuống mức âm.
Sau khi tránh được cuộc khủng hoảng giá xảy ra, các nước OPEC+ giờ đây nhanh chóng lấy lại vị thế của mình, nhất trí cùng nhau hợp tác giảm sản lượng ở mức cao nhất từ trước tới nay. Kể từ lúc này, 23 nước thành viên OPEC không chỉ tuân thủ hạn mức mới đã được thống nhất mà còn giảm nhiều hơn mức quy định, ở mức 10,3 triệu thùng/ngày hồi tháng 6, cao hơn mức giảm đã thỏa thuận là 9,7 triệu thùng/ngày.
Lý do của động thái trên liên quan đến việc các nước phải thực hiện quy định do Saudi Arabia đặt ra. Các nhà hoạch định chính sách ở Riyadh, nhất là Bộ trưởng năng lượng và dầu khí, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, yêu cầu những nước nào giảm ít hơn hạn mức được OPEC quy định thì sẽ phải “bồi thường” cho những vi phạm của họ bằng nhiều lần giảm sản lượng khác trong tương lai.
Lúc đầu, các nước sản xuất nhiều hơn so với sản lượng cam kết, nhất trí phản bác lại quy định này. Đầu tháng 7, Angola từ chối giảm sản lượng và cũng không thay đổi chính sách sản xuất nhiều dầu hơn mức OPEC quy định. Tuy nhiên, nước này sau đó nhất trí tuân thủ việc giảm sản lượng theo kế hoạch đã thống nhất và chịu phạt bằng cách giảm thêm sản lượng trong tương lai. Thậm chí Iraq, một nước thường xuyên vi phạm hạn mức sản xuất, cũng nhất trí giảm sau khi Saudi Arabia đưa ra một thỏa thuận với những ưu đãi hấp dẫn, mà một trong số đó là việc Saudi Arabia sẽ bổ nhiệm Đại sứ Saudi Arabia tại Iraq và đầu tư khai thác mỏ dầu khí tự nhiên của Iraq.
Cùng với Saudi Arabia, Nga cũng tham gia vào nỗ lực đảm bảo thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ phải được thực thi nghiêm túc bằng việc gây sức ép với Kazakhstan sau khi phát hiện nước này sản xuất quá hạn ngạch khai thác cho phép.
Với những nỗ lực của Nga và Saudi Arabia, thị trường dầu thô thế giới đã đạt được trạng thái cân bằng cung cầu, dù điều này hết sức mong manh. Tuy nhiên, để có được sự tuân thủ dài lâu, OPEC+ sẽ phải vượt qua một số trở ngại cam go, mà thách thức lớn nhất chính là nhu cầu dầu mỏ trên thế giới xuống rất thấp do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tin liên quan
Cảnh báo hậu quả của cuộc chiến quy mô lớn ở Trung Đông
08:50 | 12/10/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Đông bên bờ vực của cuộc chiến dầu mỏ
10:00 | 08/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK