Nhiều khuyến nghị doanh nghiệp phòng tránh rủi ro trong giao thương quốc tế
Cẩn trọng trước lừa đảo thương mại | |
Doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng phòng ngừa lừa đảo thương mại | |
Xuất khẩu thép lao đao vì liên tiếp bị kiện phòng vệ thương mại |
Hàng hóa XNK qua cảng Cát Lái. Ảnh: T.H. |
Sân chơi lớn rủi ro nhiều
Ngày 27/10, tại hội thảo “Phòng tránh rủi ro trong giao thương quốc tế: Góc nhìn người trong cuộc” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức, các chuyên gia đã đưa ra nhiều bài học thực tiễn và khuyến cáo doanh nghiệp XNK.
Ông Vũ Xuân Hưng, Trưởng phòng pháp chế VCCI Chi nhánh tại TPHCM thông tin, tại Việt Nam, 52% doanh nghiệp tham gia khảo sát của tổ chức PwC Việt Nam cho biết, họ trải qua việc bị lừa đảo hoặc tội phạm kinh tế khác trong 2 năm trước thời điểm khảo sát. Cao hơn mức 46% của khu vực châu Á Thái Bình Dương và mức 49% của toàn cầu. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng các biện pháp chống lừa đảo. Cũng không nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn báo cáo cơ quan quản lý vì lo ngại thông tin bị lộ lọt ra ngoài.
Theo các chuyên gia, thương mại quốc tế được ví như “chìa khóa” mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi trọng thương mại quốc tế và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sản xuất – kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhằm tạo lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, những tranh chấp phát sinh từ hoạt động này là điều không thể tránh khỏi.
Chia sẻ từ thực tiễn khi xuất khẩu hàng hóa và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam từ vụ lừa đảo hàng chục container hạt điều, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam Bạch Khánh Nhựt cho biết, nguyên nhân dẫn tới bị lừa đảo là do doanh nghiệp Việt Nam quá tin tưởng vào công ty môi giới, không kiểm tra thông tin đối tác. Trong thời gian dịch bệnh khó khăn, có được những đơn hàng lớn nên doanh nghiệp dễ chủ quan vì mong muốn bán được hàng, nhất là vào thời điểm thị trường ít có giao dịch.
Bên cạnh đó, do doanh nghiệp lựa chọn phương thức thanh toán nhiều rủi ro. Vụ các doanh nghiệp Việt Nam bị lừa đảo 76 container hạt điều là một trong ví dự điển hình. “Đến thời điểm hiện tại, vụ việc liên quan đến 76 container hạt điều đã cơ bản được giải quyết ổn thoả. Tuy nhiên, các doanh nghiệp XNK hàng hóa đã rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc”- ông Nhựt nhận định.
Trên thực tế, những rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế không mới và đã diễn ra nhiều năm nay. Song, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn khó tránh “bẫy” khi vẫn quá cả tin vào đối tác. Xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh đã và đang mở ra nhiều cơ hội giao thương cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Đây là cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào các thị trường tiềm năng trên thế giới, đưa nước ta trở thành điểm sáng trong nền kinh tế quốc tế. Song, khi "sân chơi" càng lớn thì rủi ro đi kèm càng nhiều.
Nhiều khuyến cáo từ người trong cuộc
Đánh giá cao vai trò hoạt động XNK hàng hóa, nhằm tránh bị lừa đảo, Luật sư Châu Việt Bắc, Phó Tổng thư ký VIAC nhận định, hoạt động XNK là một điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng trung bình trên 20% mỗi năm.
Hiện Việt Nam là một nền kinh tế mở, trong khu vực ASEAN độ mở của Việt Nam chỉ sau Singapore. Khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn giúp các doanh nghiệp làm ăn với nhiều đối tác hơn, tham gia nhiều sân chơi rộng hơn. Tuy nhiên, với những luật chơi khác nhau thì nguy cơ tranh chấp, lừa đảo thương mại cũng có nguy cơ lớn hơn, phức tạp hơn.
Từ thực tế trên, để tránh bị lừa đảo trong hoạt động giao thương quốc tế, các chuyên gia khuyến cáo, khi doanh nghiệp chưa phát triển được thị trường rất cần thiết phải có sự hỗ trợ, bắc nhịp cầu trung gian kể cả nhỏ nhất để từ đó manh nha tạo lập thị trường. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần biết dựa vào cộng đồng người Việt, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của Việt Nam tại các nước sở tại để nắm thông tin.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần cảnh giác với các dấu hiệu bất thường từ đối tác. Các doanh nghiệp nên dùng các phương thức thanh toán an toàn hơn; nên trao đổi thông tin với đồng nghiệp để phát hiện các dấu hiệu lừa đảo; cần nhanh chóng báo cáo sự việc với các cấp có thẩm quyền, hiệp hội để được hỗ trợ kịp thời...
Theo các chuyên gia, thách thức lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là chưa nhiều kinh nghiệm trong việc phòng, ngừa và đối phó với các lừa đảo và tranh chấp rất dễ xảy ra. Còn nhiều doanh nghiệp chưa quen thuộc với văn hoá kinh doanh của từng nước, lạ lẫm với đối tác cho đến hệ thống các cơ quan giải quyết tranh chấp và thủ tục giải quyết tranh chấp. Nhiều doanh nghiệp chưa quen sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến như trọng tài thương mại, hoà giải thương mại.
Các chuyên gia kinh tế dự báo trong thời gian tới, rủi ro trong lừa đảo thương mại quốc tế sẽ vẫn tiếp tục gia tăng. Để chuẩn bị ứng phó và hạn chế thấp nhất nguy cơ này, trước hết tự doanh nghiệp phải hoàn thiện mình, trau dồi kinh nghiệm trong việc phòng, ngừa và đối phó các lừa đảo và tranh chấp; làm quen với văn hóa kinh doanh của từng nước, đối tác cũng như tìm hiểu về các hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp và thủ tục giải quyết tranh chấp của nước mà mình có quan hệ kinh tế. Thậm chí, doanh nghiệp phải sử dụng thường xuyên hơn những hình thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến như trọng tài thương mại, hòa giải thương mại.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics