Nguyên nhân thế giới lo lắng về khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc
Các tòa nhà do Tập đoàn bất động sản Evergrande xây dựng tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 8/12/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc đã phải hứng chịu một cú sốc khác trong tháng này khi làn sóng dừng thanh toán thế chấp của người mua nhà trong các dự án chưa hoàn thành và nhà thầu xây dựng đang lan rộng tại nước này.
Cuộc tẩy chay diễn ra với nhiều nhà phát triển đang chật vật xoay sở với hàng núi nợ và lo ngại khủng hoảng có thể lan sang phần còn lại của nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu.
Lĩnh vực bất động sản là một trong những trụ cột chính của kinh tế Trung Quốc. Bất động sản và các ngành công nghiệp liên quan ước tính đóng góp khoảng 1/4 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc khởi sắc sau khi cải cách thị trường vào năm 1998. Lĩnh vưc này đã bùng nổ do nhu cầu từ tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, những người coi bất động sản là tài sản gia đình và biểu tượng địa vị quan trọng.
Thị trường được thúc đẩy bởi khả năng tiếp cận các khoản vay dễ dàng, với các ngân hàng sẵn sàng cho vay càng nhiều càng tốt cho cả nhà phát triển bất động sản và người mua.
Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu thuộc Ngân hàng ANZ (ANZ Research) trong tháng này, các khoản vay thế chấp chiếm gần 20% tổng dư nợ trong toàn bộ hệ thống ngân hàng của Trung Quốc.
Nhiều sự phát triển dựa vào "tiền bán hàng," với việc người mua trả tiền thế chấp cho các căn hộ trong các dự án chưa được xây dựng.
Theo tờ Bloomberg News, các ngôi nhà chưa hoàn thiện ở Trung Quốc có diện tích lên tới 225 triệu m2.
Tại sao lại rơi vào khủng hoảng?
Khi các nhà phát triển bất động sản phát triển mạnh mẽ, giá nhà đất cũng tăng theo. Điều đó khiến chính phủ lo lắng, vốn đã lo ngại về rủi ro do các nhà phát triển nợ nần chồng chất gây ra.
Các cơ quan chức năng đã tiến hành siết chặt hoạt động trên thị trường vào năm ngoái, với việc ngân hàng trung ương giới hạn tỷ lệ dư nợ cho vay bất động sản so với tổng cho vay của các ngân hàng để cố gắng hạn chế mối đe dọa đối với toàn bộ hệ thống tài chính.
Điều này khiến nguồn tài chính bị thắt chặt đối với các nhà phát triển vốn đang gặp khó khăn trong việc xử lý các khoản nợ.
Một làn sóng vỡ nợ xảy ra sau đó, đáng chú ý nhất là Evergrande, một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc, chìm trong khoản nợ hơn 300 tỷ USD.
Ngoài ra, các công ty bất động sản Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng COVID-19 - tình trạng kinh tế không chắc chắn đã buộc nhiều người mua nhà phải suy nghĩ lại về kế hoạch mua nhà.
Người mua nhà phản ứng như thế nào?
Cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande đã làm dấy lên các cuộc phản đối từ người mua nhà và nhà thầu tại trụ sở chính ở Thâm Quyến vào tháng Chín năm ngoái.
Vào tháng Sáu năm nay, một hình thức phản đối mới đã xuất hiện: Từ chối thanh toán thế chấp. Việc khách hàng vay mua nhà ngừng trả nợ các dự án đình trệ chưa hoàn thành, không gây rủi ro hệ thống nhưng vẫn khiến ngân hàng nhỏ tổn thương.
Trong vòng một tháng, cuộc tẩy chay lan rộng đến người mua nhà tại hơn 300 dự án tại 50 thành phố trên khắp Trung Quốc.
Nhiều dự án chưa hoàn thành tập trung ở tỉnh Hà Nam, nơi nổ ra các cuộc biểu tình phản đối gian lận ngân hàng nông thôn và bị dập tắt.
Các nhà cho vay Trung Quốc tuần trước cho biết các khoản thế chấp bị ảnh hưởng chỉ chiếm chưa đến 0,01% các khoản thế chấp nhà ở còn tồn đọng, nhưng các nhà phân tích cho rằng nỗi lo sợ là các cuộc tẩy chay sẽ lan rộng ra sao.
Tại sao có mối quan tâm toàn cầu?
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với các liên kết thương mại sâu rộng với tài chính toàn cầu.
Các nhà phân tích nhận định, nếu cuộc khủng hoảng tài sản lan sang hệ thống tài chính của Trung Quốc, thì cú sốc sẽ vượt xa biên giới của nước này.
Trong một ghi chú vào ngày 18/7, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings viết: "Nếu các vụ vỡ nợ leo thang, có thể có những tác động kinh tế và xã hội rộng rãi và nghiêm trọng."
Tòa nhà của tập đoàn Evergrande tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 22/9/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Điều này lặp lại cảnh báo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hồi tháng Năm rằng trong khi Trung Quốc đã cố gắng kiềm chế một cuộc khủng hoảng thì một cuộc khủng hoảng bất động sản tồi tệ hơn cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của nước này.
Cuộc khủng hoảng có thể lan rộng và tác động đến thương mại toàn cầu và tâm lý rủi ro, Fed cho biết trong Báo cáo ổn định tài chính tháng 5/2022.
Trung Quốc có thể làm gì để khắc phục?
Giới phân tích nhận định, một gói cứu trợ hoặc quỹ cứu trợ cho toàn bộ lĩnh vực bất động sản là khó có thể xảy ra, ngay cả khi các cuộc tẩy chay thế chấp gia tăng, bởi điều đó có nghĩa là Chính phủ Trung Quốc đang thừa nhận quy mô của cuộc khủng hoảng.
Một gói cứu trợ lớn cũng có thể khuyến khích các nhà phát triển bất động sản và người mua nhà tiếp tục với các quyết định mạo hiểm vì họ sẽ thấy chính phủ và các ngân hàng phải chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, áp lực đã và đang gia tăng lên các ngân hàng Trung Quốc để giúp xoa dịu tình hình. Cơ quan quản lý ngân hàng của Trung Quốc hôm 21/7 cho biết cơ quan này sẽ giúp đảm bảo rằng các dự án được hoàn thành và các căn nhà được bàn giao cho người mua.
Một số can thiệp đã xảy ra ở cấp địa phương ở tỉnh Hà Nam, nơi một quỹ cứu trợ được thành lập với sự hợp tác của một nhà phát triển bất động sản được nhà nước hậu thuẫn để giúp đỡ các dự án bị căng thẳng.
Chuyên gia phân tích Shujin Chen tại tổ chức môi giới Jefferies ở Hong Kong (Trung Quốc) cho biết chính quyền địa phương, nhà phát triển và chủ nhà cũng có thể thương lượng việc miễn lãi và tạm dừng thanh toán thế chấp trong một thời gian nhất định tùy từng trường hợp./.
Tin liên quan

Điểm danh 7 nhóm hàng xuất khẩu chục “tỷ đô”
14:19 | 02/12/2023 Xuất nhập khẩu

Kinh tế toàn cầu trước triển vọng lạc quan cho năm 2024
07:57 | 01/12/2023 Nhìn ra thế giới

Hải quan Móng Cái- Đông Hưng trao đổi kinh nghiệm quản lý
16:03 | 30/11/2023 Hải quan

Rình rập nguy cơ khủng hoảng tài chính
09:20 | 01/12/2023 Nhìn ra thế giới

WCO tổ chức hội nghị chuyên đề đầu tiên về bảo vệ cơ quan Hải quan khỏi tội phạm có tổ chức
14:43 | 30/11/2023 Hải quan thế giới

Kinh tế Mỹ "bứt phá" nhờ đầu tư và chi tiêu chính phủ tăng cao
10:41 | 30/11/2023 Nhìn ra thế giới

Thu giữ hơn 160 kg ma túy đá
09:04 | 30/11/2023 Hải quan thế giới

Nhân dân tệ phục hồi mang tín hiệu tích cực đến nền kinh tế Trung Quốc
07:55 | 29/11/2023 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Nga phê duyệt tăng ngân sách chi tiêu quân sự năm 2024
13:37 | 28/11/2023 Nhìn ra thế giới

Nguy cơ Chính phủ Mỹ đóng cửa vẫn rình rập
07:47 | 28/11/2023 Nhìn ra thế giới

Nâng cao năng lực thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới cho cơ quan Hải quan
07:44 | 28/11/2023 Hải quan thế giới

Thị phần của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đang bị thu hẹp
08:02 | 27/11/2023 Nhìn ra thế giới

Nước Đức sẽ mất nhiều năm để khắc phục những tổn hại về kinh tế
07:56 | 27/11/2023 Nhìn ra thế giới

Nỗ lực giải "bài toán" an ninh lương thực
14:03 | 26/11/2023 Nhìn ra thế giới

Kinh tế sụt giảm, Eurozone đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày càng cao
08:51 | 24/11/2023 Nhìn ra thế giới

Tranh cãi về tuổi tác Tổng thống Joe Biden
08:28 | 24/11/2023 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

GRDP cả năm của TP Hồ Chí Minh dự báo tăng 5,8%

Đường bay TP Hồ Chí Minh - Điện Biên của Vietjet chính thức khai trương

Tìm pháp phát triển logistics Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cảng Quốc tế Long An nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Giờ vàng Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2023 đã kích hoạt

LONGFORM: Tăng lương tối thiểu vùng năm 2024: Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động
14:42 | 20/11/2023 Kinh tế

MEGASTORY: Hành trình chống gian lận hóa đơn điện tử: Cuộc chiến không khoan nhượng
07:44 | 14/11/2023 Megastory/Longform

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK Đặng Sơn Tùng
13:48 | 15/11/2023 Infographics

Inforgraphic: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum Nguyễn Văn Đông
08:44 | 10/11/2023 Hải quan

Inforgraphic: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Đắk Lắk Trần Hải Sơn
08:33 | 09/11/2023 Infographics

Trao giải ảnh “Khoảnh khắc báo chí 2022”

Chủ tịch nước: Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản là mối “lương duyên trời định”

Thủ tướng tới Dubai, bắt đầu tham dự COP28 và hoạt động song phương tại UAE

TPHCM: Hầu hết các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng đều đã hết

Hà Nội: Còn nhiều dư địa trong điều hành, khống chế lạm phát

Người nước ngoài đến Việt Nam hoạt động cho vay nặng lãi trên 1.000%/năm

Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Chi Ma - Ái Điểm

Hải quan Việt Nam tích cực điện tử hóa các quy trình theo tiêu chuẩn SAFE

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 11/2023

Hải quan Móng Cái- Đông Hưng trao đổi kinh nghiệm quản lý

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Hải quan Thanh Hóa giảm 20%

Khởi động hoạt động xuất nhập cảnh hành khách qua cầu Bắc Luân II

Quảng Ninh: Lên kế hoạch cao điểm chống buôn lậu dịp cuối năm

Vai trò của Hải quan trong vụ bắt giữ 1,3 tấn ma túy

Tạm giữ nhiều hàng ngoại có dấu hiệu nhập lậu

Giám đốc Công ty TNHH Phong Đạt bị tạm hoãn xuất cảnh

Điện Biên: Phá chuyên án 12 bánh heroin và 54.000 viên ma túy

Dùng xe tải, xe khách đã được hạ tải... để chở hàng lậu

Đường bay TP Hồ Chí Minh - Điện Biên của Vietjet chính thức khai trương

Cảng Quốc tế Long An nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Tổng giám đốc Công ty CP Long Sơn: Sản phẩm chế biến sâu đã vào các siêu thị nổi tiếng thế giới

HDBank dẫn đầu tốc độ tăng trưởng số lượng giao dịch NAPAS 247

Viettel Post và Vietnam Airlines cung cấp giải pháp toàn trình logistics, tiết kiệm đến 30% chi phí

T&T Group đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3

Dự thảo Nghị định thi hành Luật Giá: Tăng cường phân công, phân cấp trong điều tiết giá

Tiếp tục gỡ vướng khai báo hàng gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh

Các loại hạt của cây có chứa chất ma tuý thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu?

Xử lý thuế sau khi tách doanh nghiệp

Đề xuất nhiều quy định tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thẩm định giá

Vướng mắc về một mặt hàng được quy định tại 2 văn bản pháp luật

IONIQ 5 kết thúc hành trình xuyên Đông Nam Á tại Việt Nam

Mercedes AMG SL 43, huyền thoại trở lại với mức giá gần 7 tỷ đồng

Honda Việt Nam tung Wave RSX FI 2024

Thách thức trong lộ trình phát triển xe điện của Đông Nam Á

Xe hybrid "bán chạy" ở Trung Quốc - thách thức mới cho các hãng ôtô nước ngoài
