Người Kurd ở Iraq được lợi khi tham chiến chống IS?
Việc IS trở nên hùng mạnh ở Iraq từ gần một năm nay làm dấy lên nhiều câu hỏi không chỉ xung quanh cuộc chiến chống lại nhóm này. Vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của những sự chia rẽ tín ngưỡng ở Iraq, sự phát triển của IS đã làm gia tăng thêm vấn đề mà Iraq đã và đang phải trải qua từ khi chế độ của cố Tổng thống Saddam Hussein bị sụp đổ và cuộc chiến tranh chống IS đã đặt Baghdad trước những sự lựa chọn khó khăn. Bằng cách lôi kéo các chiến binh người Kurd và các dân quân người Shi’ite vào cuộc chiến, chính Baghdad đã gieo hạt giống cho những chia rẽ trong tương lai với nhiều rủi ro. Người ta đã chứng kiến điều đó trong cuộc chiến giành lại Tikrit với sự yểm hộ về quân sự trực tiếp của Iran dành cho các dân quân Shi’ite có vũ trang và các dân quân này bị tố cáo đã vòi tiền của Chính phủ trung ương cho việc họ đã cùng với quân đội Iraq giải phóng các vùng lãnh thổ của người Sunni. Nói cách khác, Baghdad bị đòi tiền, trả cho việc người Shi’ite đánh đuổi IS để giải phóng người Sunni.
Chưa hết, hiện nay một lần nữa người ta đang chứng kiến những bất đồng giữa quân đội Iraq và người Kurd tự trị của Iraq tại Baghdad mà một trong số đó liên quan đến việc vũ trang cho các chiến binh người Kurd. Tới thăm Mỹ cách đây chưa lâu, Tổng thống khu tự trị người Kurd của Iraq, Massoud Barzani, đã yêu cầu Washington trực tiếp trang bị vũ khí cho các lực lượng người Kurd đang chiến đấu chống IS, thay vì thông qua Chính phủ trung ương ở Baghdad, do Baghdad đã không tôn trọng thỏa thuận đã ký hồi năm 2007 giữa các bộ tham mưu Mỹ, Iraq và người Kurd, theo đó Baghdad phải giao cho các chiến binh người Kurd các loại vũ khí mà Mỹ đã cung cấp. Sau chuyến thăm này, nhà lãnh đạo người Kurd đã “nhiệt liệt cảm ơn” những “người bạn ở Quốc hội Mỹ” do họ đã thông qua một dự luật buộc Washington phải giao trực tiếp vũ khí cho người Kurd.
Ngoài vấn đề vũ khí, nhiều bất đồng khác vẫn đang tồn tại giữa Baghdad và Erbil. Nhận thức được rằng mình là bộ phận quan trọng trong cuộc chiến tranh chống IS, các chiến binh người Kurd tìm mọi cách tận dụng tối đa ưu thế đó để kiếm lợi. Số phận của thành phố Mossul, bị IS chiếm hồi tháng 6-2014, hiện đang là mục tiêu của các cuộc mặc cả mới giữa Chính phủ trung ương ở Baghdad với người Kurd. Những đường hướng hợp tác giữa hai bên nhằm giành lại Mossul vẫn hết sức mập mờ.
Với người Kurd, cuộc chiến chống IS vẫn là ưu tiên của ông Barzani đúng như Baghdad mong muốn, song, để đổi lại, ông đòi Baghdad phải tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về nền độc lập (của người Kurd), chậm nhất là vào năm tới. Mặc dù Mỹ luôn công khai phản đối chủ trương độc lập như vậy, mà luôn ủng hộ một “Iraq thống nhất, liên bang và dân chủ”, song vào thời điểm hiện tại, để có thêm lực lượng chống IS, Washington cố làm ra vẻ “không nghe thấy” yêu cầu này.
Chiếm 10% sản lượng dầu của Iraq và một phần tư trữ lượng quốc gia, khu vực người Kurd sinh sống ở Iraq là một trong những vùng sinh lợi nhất ở Iraq đối với các nhà đầu tư phương Tây. Vì vậy, rõ ràng là ban lãnh đạo người Kurd của Iraq đang chơi con bài dầu lửa. Hiện nay, các hoạt động xuất khẩu dầu lửa ở vùng này tạm thời bị gác lại, đúng hơn là không thể tiếp tục, một phần vì phải đối phó với IS, phần khác, chính IS đã chiếm giữ phần lớn các mỏ dầu ở đây. Tuy nhiên, theo những người trong cuộc, khi cuộc chiến này kết thúc, vấn đề chủ quyền đối với vùng đất màu mỡ này sẽ lại là chủ đề tranh giành giữa Baghdad với Erbil, và đương nhiên, những đóng góp hiện nay của người Kurd trong cuộc chiến chống IS, sẽ được đưa ra để đòi độc lập, song có thành công hay không, thời gian sẽ có câu trả lời.
Tin liên quan
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga áp đặt các hạn chế xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giải mã những lựa chọn nhân sự cho Nhà Trắng thời Donald Trump 2.0
09:52 | 15/11/2024 Nhìn ra thế giới
Triển vọng cuộc gặp giữa lãnh đạo ba bên Mỹ-Nhật-Hàn bên lề Diễn đàn APEC 2024
09:40 | 15/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics