Lý do nào khiến hàng loạt “đại gia” rút khỏi liên minh tiền ảo Libra của Facebook?
Dự án tiền ảo Libra được kỳ vọng là bước tiến thành công lớn tiếp theo của Facebook. |
Sự kỳ vọng vô cùng lớn đặt vào Libra là dễ hiểu, bởi Facebook hiện nay có hàng tỷ người dùng, với lợi nhuận lên tới hàng chục tỷ USD mỗi năm. Hệ sinh thái khổng lồ như vậy đủ tạo ra sự tự tin cần thiết để Facebook đưa ra đồng tiền riêng. Thậm chí, hàng loạt tập đoàn lớn đã không ngần ngại ký vào bản cam kết ủng hộ Libra, bao gồm cả hỗ trợ công tác quản lý thông qua việc gia nhập Hiệp hội Libra (Libra Association). Nói cách khác, tầm nhìn của Facebook về một đồng tiền quốc tế gần như là một dự án “hoàn hảo” và không thể thất bại nếu nhìn vào sự ủng hộ to lớn trong tháng đầu ra mắt.
Tuy nhiên, vào ngày 4-10, Paypal, hệ thống thanh toán quốc tế phổ dụng bậc nhất, cũng rút lui khỏi Libra, khiến nhiều người bị sốc. Ngay sau đó, tới ngày 11-10, lần lượt Visa, Mastercard, Stripe, Mercado Pago và đáng kể hơn là Ebay… đều lạnh lùng tuyên bố bỏ rơi Libra. Động thái này đồng nghĩa rằng hầu hết các dịch vụ xử lý thanh toán lớn của Mỹ đều đã rút khỏi Hiệp hội Libra, đánh dấu khủng hoảng đầu tiên của đồng tiền ảo đầy tham vọng này.
Việc bị các đối tác lớn và đầy uy tín rời bỏ ngay trước thềm hội nghị toàn cầu Libra tại Geneva (thậm chí Booking Holding còn rút chỉ vài giờ trước khi hội nghị bắt đầu), uy tín dự án của Facebook hiển nhiên lung lay. Hội nghị quan trọng này được coi là thời điểm xác lập vai trò và đề ra mục tiêu cụ thể cho từng thành viên, đồng thời đưa ra câu trả lời cụ thể liên quan tới các vấn đề chưa được đề cập trong bản cam kết đầu tiên của hiệp hội. Kết quả các thảo luận sẽ được đúc kết trong một văn bản thỏa thuận mới, thứ sẽ được các thành viên hiệp hội chính thức đặt bút ký để thể hiện sự ủng hộ toàn diện đối với Libra.
Các dịch vụ xử lý thanh toán luôn phải chấp hành những quy định chặt chẽ về tài chính khi vận hành. |
Tuy nhiên, chính việc hội nghị nói trên là sự kiện “chốt” tinh thần ủng hộ tuyệt đối và lâu dài đối với Libra, những bên còn vương vấn e ngại đương nhiên sẽ tìm cách rút sớm trước khi quá muộn. Bản thân những cái tên rút lui cũng có lý do riêng để lo lắng nếu Libra thành công về lâu dài. Ngoại trừ Ebay, tất cả số còn lại đều là dịch vụ thanh toán, và luôn phải chấp hành hàng loạt quy định về xử lý các hành vi lừa đảo, rửa tiền hay lệnh cấm vận mà chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế đề ra.
Việc hòa nhập vào cuộc chơi Libra đồng nghĩa rằng tuân thủ những quy định trên sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Khi các chính phủ nhận thấy những bất cập mà Libra gây ra, dĩ nhiên họ sẽ đưa ra các quy định quản lý mới. Khi đó, đương nhiên các dịch vụ thanh toán sẽ là đơn vị “giơ đầu chịu báng” chứ không phải Facebook. Thực tế, sức ép pháp lý như vậy cũng đã xuất hiện, khi báo Đức DW trích dẫn báo cáo mới của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đánh giá Libra là “mối đe dọa với hệ thống tài chính toàn cầu” và nhấn mạnh bất cứ đơn vị nào hậu thuẫn loại tiền ảo nói trên đều phải đáp ứng đầy đủ mọi quy định pháp lý, bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo từng xu luân chuyển qua hệ thống không bị các tổ chức khủng bố hay rửa tiền lợi dụng.
Các loại tiền ảo luôn đối mặt các rào cản pháp lý rất lớn khi “kết nối” với hệ thống tài chính tiền “thật”. |
Có thể nói, động thái của Facebook chính là sự “ủy nhiệm” việc đối phó các quy định pháp lý cho đối tác xử lý thanh toán. Nhờ vậy, mạng xã hội có thể thoải mái khai thác, hưởng lợi từ việc lưu hành đồng tiền ảo riêng như một dịch vụ trực tuyến thông thường, mà không phải nặng lòng đối mặt với những rắc rối phát sinh khi bị quản lý như một công ty dịch vụ tài chính.
Với tính toán trên, nếu Libra trở thành công cụ rửa tiền bị các tổ chức khủng bố hay tội phạm rửa tiền lợi dụng, Visa hay Mastercard sẽ hứng chịu mọi chỉ trích, thậm chí đối mặt nguy cơ đổ vỡ hệ thống thanh toán toàn cầu. Đây là nguy cơ mà những cái tên còn lại trong Hiệp hội Libra, vốn hầu hết là các quỹ đầu tư mạo hiểm, viễn thông, công nghệ… như Lyft, Vodafone…. không hề phải đối mặt.
Ở góc độ tích cực, những lo ngại của các dịch vụ xử lý thanh toán trong cuộc chơi Libra cũng cho thấy một trở ngại cốt lõi rất khó giải quyết không chỉ đối với dự án của Facebook. Cụ thể, những loại tiền ảo dựa trên chuỗi giá trị như vậy sẽ chỉ thể hiện hiệu quả tối ưu khi giao dịch trong một hệ sinh thái khép kín, và sẽ gặp rất nhiều rắc rối khi đè lên các hệ thống tài chính truyền thống. Điển hình là khi Bitcoin mới xuất hiện, các dịch vụ xử lý thanh toán thường bị xử phạt rất nặng khi giao dịch bằng loại tiền này do không tuân thủ đầy đủ các quy định về chống rửa tiền. Đây là loại “án phạt” mà nhiều doanh nghiệp hàng đầu sẽ không bao giờ mong muốn dính dáng. Mới đây, chính phủ Mỹ cũng đã áp dụng triệt để quy định Biết về khách hàng “Know your customer” đối với toàn bộ các dịch vụ ví điện tử trên lãnh thổ nước này.
Như thế, cánh cổng để dòng tiền ra vào mỗi hệ sinh thái dịch vụ số vẫn luôn là thành phần quan trọng và thường đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý nhất mà mọi dự án tài chính mới muốn vận hành đều phải có phương án xử lý trơn tru. Dĩ nhiên, Libra cũng không ngoại lệ.
Chắc chắn không một doanh nghiệp tài chính nào muốn bị gán mác“tài trợ khủng bố” hay “rửa tiền” trong bối cảnh thế giới hiện nay. |
Có thể thấy, sau “sự cố” ngày 11-10, mong muốn ban đầu của Facebook về việc các đối tác xử lý thanh toán sẽ giải quyết bài toán tuân thủ quy định pháp lý, đặc biệt là việc chuyển đổi USD sang Libra của Visa và Mastercard, sẽ không còn khả thi. Thất bại bước đầu như vậy chắc chắn cũng sẽ tác động tiêu cực tới tâm lý các thành viên còn lại trong Hiệp hội Libra. Mặc dù trưởng bộ phận pháp lý Dante Disparte khẳng định việc các thành viên rời bỏ hiệp hội chỉ là sự “điều chỉnh” chứ không phải “trở ngại” nhưng rõ ràng vào lúc này, bất cứ ai dám đứng ra nhận nhiệm vụ nói trên sẽ gặp rất nhiều khó khăn hơn bao giờ hết, không chỉ bởi sự quay lưng của các doanh nghiệp tài chính, mà còn bởi niềm tin dành cho Facebook đang ở mức thấp, sau những bê bối về bảo mật dữ liệu cá nhân người dùng.
Dĩ nhiên, những khó khăn trong bước đi đầu tiên sẽ không đồng nghĩa rằng Libra ngay lập tức đứng bên bờ vực thẳm. Tuy nhiên, sự khởi đầu không mấy thuận lợi chắc chắc sẽ khiến Facebook không thể duy trì sự lạc quan trước đây.
Tin liên quan
Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm quần áo nghi nhập lậu
15:48 | 26/07/2024 An ninh XNK
Cơ hội cho các công ty khởi nghiệp ở Mỹ
08:33 | 14/02/2023 Nhìn ra thế giới
Đồng Tháp: Qua Facebook, lần đầu phát hiện vụ kinh doanh máy hút thuốc lá điện tử nhập lậu
10:53 | 08/08/2022 An ninh XNK
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics