Lùi siết vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn: Đảm bảo lợi ích lâu dài
Việc lùi thời hạn siết tỷ lệ vốn sẽ hỗ trợ nhiều cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Ảnh: S.T |
Phù hợp bối cảnh
Theo Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của NHNN, lộ trình giảm tỷ lệ tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn của các ngân hàng được lùi thêm 1 năm. Cụ thể, từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2021, tỷ lệ này được áp dụng 40%. Từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022 giảm còn 37%. Từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 30/9/2023 giảm còn 34% và từ ngày 1/9/2023 là 30%.
Trong dự thảo trước đó đưa ra lấy ý kiến, NHNN đề xuất 2 phương án lùi tỷ lệ này, phương án 1 là lùi 6 tháng và phương án 2 là lùi 1 năm so với quy định tại Thông tư 22.
Theo lý giải của NHNN, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội, làm các ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất nhập khẩu tiếp tục gặp khó khăn do chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh. Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động. Do đó, việc xem xét lùi lộ trình đối với tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn là cần thiết, để tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch. Rõ ràng, việc lùi lộ trình này sẽ giúp ngân hàng giảm chi phí vốn và triển khai chính sách lãi suất ưu đãi cho khách hàng.
Theo NHNN, nếu theo lộ trình cũ, việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn từ mức 40% về 37% kể từ ngày 1/10/2020 có thể dẫn đến phương án cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, do áp lực của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, lượng tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng dự kiến sẽ còn giảm.
Theo các chuyên gia phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Ngân hàng MSB, lộ trình mới này là hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Trên thực tế, việc cơ cấu lại nợ có thể khiến dư nợ chuyển từ ngắn hạn sang trung, dài hạn, tác động đến cơ cấu nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện khá dồi dào, chứng tỏ tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn không phải là vướng mắc, nhưng việc lùi lộ trình sẽ tháo gỡ một phần khó khăn cho các tổ chức tín dụng, nếu muốn hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn.
Hiện tại, dù các ngân hàng vẫn đang từng bước chuẩn bị để đáp ứng yêu cầu tại Thông tư 22, nhưng nhiều ngân hàng vẫn cho rằng, trước khó khăn của thị trường do tác động của Covid-19, để đáp ứng lộ trình mà Thông tư 22 đưa ra là điều không dễ. Vì thế, việc lùi thời hạn siết tỷ lệ vốn tại Thông tư này sẽ hỗ trợ nhiều cho hoạt động của toàn hệ thống.
Lo ngại dòng vốn chảy vào lĩnh vực rủi ro
Thực tế cho thấy, đây không phải là quy định đầu tiên được NHNN trì hoãn hoặc lỡ hẹn so với quyết định ban đầu. Như với việc cho vay bằng ngoại tệ để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước, NHNN cũng đã vài lần trì hoãn quyết định, vài lần nới lỏng sau khi tiếp thu kiến nghị từ phía DN, chỉ đến cuối tháng 9/2019 mới chính thức dừng hẳn.
Do đó, khi quyết định lùi việc siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm 1 năm dù được đánh giá là phù hợp, nhưng nhiều chuyên gia vẫn không đồng tình và cho rằng, việc này có thể gây hiệu ứng không tốt về việc ban hành và thực thi quy định pháp luật. Thậm chí, có chuyên gia cho rằng, NHNN nên hạn chế việc lùi thời gian thực hiện các quy định pháp luật để tránh tình trạng “nhờn” luật, chỉ khi nào trong trường hợp thật khẩn cấp, bức thiết.
Vì xét một cách khách quan, nhiều ngân hàng không hẳn đang thiếu vốn, thậm chí ngược lại. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng “ì ạch” đang tạo ra thế khó với các ngân hàng khi nợ xấu có xu hướng gia tăng. Hơn nữa, mặt bằng lãi suất hiện đang ở mức rất thấp, riêng lãi vay lĩnh vực ưu tiên giảm 1%/năm so với cuối năm ngoái. Theo tính toán sơ bộ của NHNN, tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng chịu tác động của dịch bệnh lên tới 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% tổng dư nợ hiện hữu, tiềm ẩn rủi ro với với hoạt động ngân hàng. Vì thế, báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Ngân hàng MSB đưa ra lo ngại, nếu không siết tỷ lệ cho vay trong bối cảnh lãi suất đang giảm và các hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn khó khăn, có thể dòng vốn trung và dài hạn sẽ chảy vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán và bất động sản.
Từ những vấn đề nêu trên, nhiều chuyên gia cho rằng, kể cả trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 còn tiếp tục tác động đến nền kinh tế trong thời gian tới, cơ quan quản lý vẫn cần tiếp tục kiểm soát và hạn chế dòng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn để bảo đảm lành mạnh hóa hoạt động tín dụng và mang lại lợi ích lâu dài.
Tin liên quan
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Gần 31,4 tỷ USD đã “đổ” vào Việt Nam trong 11 tháng
14:42 | 10/12/2024 Kinh tế
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 73,5% kế hoạch năm
21:45 | 07/12/2024 Tài chính
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics