Loạn liên kết đào tạo
Tràn lan
Trong danh sách liên kết được Bộ GD-ĐT cấp phép thì trường Đại học Phương Đông chỉ được phép liên kết đào tạo với trường Đại học Hamunegers của Úc với ngành đào tạo là Quản trị kinh doanh và Công nghệ thông tin. Tuy nhiên, hiện trên website của trường Đại học Phương Đông vẫn thông báo tổ chức tuyển sinh theo phương thức liên kết với một trường đại học của Đài Loan theo Chương trình Hợp tác Đào tạo Quốc tế với nhiều hình thức đào tạo khác nhau.
Theo như thông báo trên website thì các mô hình liên kết gồm: Mô hình 2+2 (tức là 2 năm học trong nước, 2 năm học ở nước ngoài); mô hình 1+3; mô hình 3+1,5; Các mô hình liên thông lên cao học. Ngoài ra là chương trình đào tạo đại học hợp tác với các trường đại học ở Trung Quốc như Đại học Tài chính Thượng Hải, Đại học Kỹ thuật Hoa Nam.
Không nằm trong danh sách các trường được Bộ GD-ĐT cấp phép liên kết đào tạo nhưng Đại học Hải Phòng vẫn ngang nhiên đăng thông tin liên kết đào tạo trong mục Tư vấn và dịch vụ du học trên Website của trường.
Trong đó, trường đưa ra thông báo về Chương trình đặc biệt về tuyển sinh du học Trung Quốc năm 2011 theo chương trình hợp tác đặc biệt với các trường đại học hàng đầu ở Quảng Tây.
Cụ thể, Chương trình 2+2 ( hai năm đầu học tại Trường Đại học Hải Phòng, hai năm cuối học ở trường Đại học Dân tộc Quảng Tây- Trung Quốc) với ngành đào tạo: Thương mại Quốc tế, Quản lý Du lịch, Hán ngữ và Văn hóa Trung Quốc. Chương trình 1+3 (năm đầu tiên học tại Trường Đại học Hải Phòng, ba năm cuối học ở trường Đại học Dân tộc Quảng Tây- Trung Quốc) với ngành đào tạo: Hán ngữ và Văn hóa Trung Quốc. Chương trình 1+4 (năm đầu tiên học ở Trường Đại học Hải Phòng, bốn năm tiếp theo ở Đại học Dân tộc Quảng Tây- Trung Quốc) với ngành đào tạo: Thương mại Quốc tế, Công nghệ thông tin, Quản lý du lịch,...
Cũng theo thông báo này thì học phí học tại Trường Đại học Hải Phòng 75 USD/tháng (mỗi năm sinh viên học 11 tháng) và học phí học tại trường Quảng Tây- Trung Quốc: 150 USD/tháng (cũng học 11 tháng/ năm).
Gọi điện đến Trung tâm Giáo dục quốc tế và Hán ngữ của trường Đại học Hải Phòng, thì được một nhân viên cho biết: Đây thực chất là chương trình liên kết của Đại học Hải Phòng với Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây (Trung Quốc). Mức học phí này đã là "rất thấp" vì đã được Chính phủ tài trợ 1/3 kinh phí.
Mặc dù chương trình học đã bắt đầu từ ngày 31-10-2011, nhưng trung tâm này của trường vẫn tiếp tục nhận thí sinh tốt nghiệp THPT vào học ngay. Do hiện tại tới thời điểm này trung tâm chỉ mới tuyển được hơn 10 người vào ngành đào tạo Thương mại quốc tế.
Không chỉ có Đại học Hải Phòng, Đại học Phương Đông, Viện đại học Mở Hà Nội cũng là đơn vị có thông báo tuyển sinh đào tạo liên kết chưa đúng quy định. Cụ thể là việc liên kết quá quy định cho phép.
Trong danh sách các chương trình liên kết đào tạo đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt, Viện ĐH Mở Hà Nội được liên kết với Trường Cao đẳng Kỹ thuật Box hill (Úc) ở hệ cao đẳng với ngành Điện tử- viễn thông, Kỹ thuật Máy tính, Kế toán doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong website của viện này lại thông báo hợp tác với Viện Kỹ thuật Box Hill (Australia) tuyển sinh khóa XII năm học 2011-2012 chương trình liên kết đào tạo hệ đại học với các chuyên ngành gồm: Kế toán, Điện tử Viễn thông, Kỹ thuật Máy tính, Quản trị Du lịch (dự kiến tuyển sinh năm 2012), Quản trị Khách sạn (dự kiến tuyển sinh năm 2012), Quản trị Dịch vụ Ngân hàng (dự kiến tuyển sinh năm 2012).
Chỉ yêu cầu... chấn chỉnh?
Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học- Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Việc liên kết đào tạo với cơ sở khác ngoài trường phải đảm bảo đúng quy định của Luật Giáo dục theo nguyên tắc là: Chỉ được liên kết đào tạo với các trường, các ngành nghề trong phạm vi được cấp phép. Ngoài ra không được liên kết với bất kỳ đối tượng nào khác.
GS Trần Xuân Nhĩ- Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho biết: Việc liên kết đào tạo là việc làm đúng đắn giúp các trường có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, việc liên kết này phải được thực hiện đúng quy định, phải thông qua quy trình thẩm tra và cấp phép của Bộ GD-ĐT.
Bên cạnh đó, bản thân người học cũng cần có những kiến thức nhất định trước khi đăng ký chọn trường, chọn ngành mà mình sẽ theo học. Việc tìm hiểu thông tin này là rất cần thiết, do thực tế hiện nay có nhiều trường quốc tế sang Việt Nam tuyển sinh với thông báo là trường có chất lượng hàng đầu thế giới, nhưng thực chất lại không có tiếng tăm gì, không ai biết thông tin về trường đó.
Bên cạnh đó, người học cần nắm được danh sách các trường, các ngành được phép tổ chức liên kết đào tạo do Bộ GD-ĐT cấp phép. Nếu thực hiện tốt những yêu cầu này thì người học sẽ tránh được tình trạng các trường lợi dụng việc liên kết để làm sai quy định, tránh được tình trạng "mập mờ" trong việc đào tạo và đánh giá chất lượng của các trường. Khi xảy ra điều gì bất trắc thì sinh viên sẽ có nơi, có chỗ để báo cáo, tìm hướng xử lý.
Trước thực tế về việc liên kết đào tạo tồn tại quá nhiều vấn đề bức xúc, ngày 16-11-2011, Bộ GD-ĐT có công văn gửi các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng yêu cầu chấn chỉnh liên kết đào tạo đại học, cao đẳng. Theo đó, Bộ sẽ trừ chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 đối với các trường vi phạm quy định.
Ông Bùi Văn Ga- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết: Trong thời gian qua, một số trường đại học, học viện, cao đẳng tổ chức liên kết tuyển sinh không đúng quy định. Do vậy, Bộ đề nghị các trường không liên kết tuyển sinh và đào tạo liên thông ngoài cơ sở đào tạo để cấp bằng cao đẳng, đại học hệ chính quy.
Dương Ngân
Tin liên quan
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
00:10 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
23:50 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí
15:37 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump
09:00 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
07:41 | 12/11/2024 Người quan sát
Gia tăng xuất khẩu nhờ đầu tư hạ tầng kết nối với cửa khẩu thông minh
07:41 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Còn tình trạng kinh doanh, sản phẩm mỹ phẩm là hàng xách tay, hàng giả, không rõ nguồn gốc
20:18 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đồng chí Nguyễn Đức Trung được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
18:48 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thống đốc NHNN: Kiên định kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị Việt Nam đồng
14:35 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở Mỹ Latinh
09:30 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Hải quan hưởng ứng Chương trình "xóa nhà tạm, nhà dột nát" và đồng hành "Cùng học sinh biên giới đến trường"
22:52 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Chile
08:16 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khởi tố 6 bị can trong vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC
19:07 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đề xuất cơ quan Thuế được linh hoạt áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế nợ thuế
Sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay giúp giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan