Lộ diện kinh tế chưa được quan sát, đâu là thách thức?
Những hoạt động như buôn lậu sẽ được đo lường khi Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát được thực hiện. Trong ảnh: Lãnh đạo UBND TP Hải Phòng và Cục Hải quan Hải Phòng kiểm tra lô giày converse trên sản phẩm thể hiện dòng chữ "Made in USD" nhưng lô hàng có xuất xứ từ Trung Quốc do Hải quan Hải Phòng phát hiện, bắt giữ khi được vận chuyển về khu vực cảng Hải Phòng (tháng 7 năm 2017). Ảnh: T. Bình. |
Gặp nhiều khó khăn trong đo lường
GDP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh quy mô và tiềm lực kinh tế của một quốc gia và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng, như: Tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước, tỷ lệ nợ công và nhiều chỉ tiêu khác. Do vậy các quốc gia đều luôn quan tâm đo lường đầy đủ quy mô của nền kinh tế. Một con số được Tổng cục Thống kê thông tin cho thấy, trong cuộc Khảo sát việc đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát do Hội đồng Kinh tế châu Âu tiến hành năm 2005-2006 tại 45 nước cho thấy, có 10 nước đo lường cả 5 nhóm hoạt động kinh tế chưa được quan sát. Những nước khác chủ yếu đo lường 3 nhóm: Hoạt động kinh tế ngầm; hoạt động kinh tế bất hợp pháp; hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát. |
Trong thực tiễn, cho tới nay chưa nền kinh tế nào đo lường được đầy đủ kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy sự khó khăn phức tạp của việc thống kê thông tin kinh tế, ngay cả với các nước phát triển. Tuy nhiên, vì tầm quan trọng của việc tính toán đầy đủ quy mô nền kinh tế cũng như xuất phát từ việc cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, các hoạt động kinh tế chưa được quan sát xuất hiện ngày càng đa dạng và phức tạp, tồn tại trong nhiều lĩnh vực, cho nên đến nay, không chỉ có Việt Nam quan tâm đến việc thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát mà nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành các nghiên cứu để đo lường khu vực kinh tế này.
Theo Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát vừa được phê duyệt, khu vực kinh tế này bao gồm 5 nhóm: Hoạt động kinh tế ngầm; hoạt động kinh tế bất hợp pháp; hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát; hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình; các hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê.
Theo bà Nguyễn Thị Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, hiện có không ít hoạt động kinh tế chưa cập nhật được đầy đủ kết quả sản xuất kinh doanh do còn bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê. Có hai thành tố là kinh tế ngầm - là hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng bị giấu giếm một cách có chủ ý nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, tránh thực hiện các thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính và trách nhiệm xã hội.
Kinh tế bất hợp pháp - là hoạt động kinh tế bị pháp luật cấm và các hoạt động kinh tế hợp pháp, nhưng hoạt động khi chưa được cấp phép là những hoạt động kinh tế chưa thống kê được.
Về phương pháp thống kê, bản thân cơ quan thống kê cũng xác định việc đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi khu vực kinh tế chưa được quan sát bao gồm nhiều hoạt động có bản chất kinh tế rất khác nhau, nhưng thường đan xen với nhau, gây khó khăn cho việc sử dụng các phương pháp đo lường.
Một vấn đề khác là quản lý dòng tiền và nguồn gốc của dòng tiền để có thông tin chính xác về các hoạt động kinh tế, thu nhập của người dân. Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, để có thể thống kê, quản lý được các khu vực kinh tế chưa được quan sát, Việt Nam phải giảm dùng tiền mặt. Theo TS Nguyễn Minh Phong, điều quan trọng nhất hiện nay là quan sát còn thu thuế sẽ tính sau. Để đưa các khu vực kinh tế này vào quản lý, vào thống kê nhà nước là một tham vọng rất lớn, cần thời gian dài và cũng là việc khó khăn, ngay cả nước phát triển như Mỹ vẫn còn chưa làm được.
Cần tăng cường chia sẻ thông tin
Cũng theo TS Nguyễn Minh Phong, việc thống kê khu vực kinh tế chưa quan sát chính là một cách để “gom” những hành vi gian lận, trốn thuế vào quản lý, việc này đem lại lợi ích là làm tăng nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, với hoạt động kinh tế ngầm như hành vi buôn lậu thì rất khó, bởi hành vi này đều có sự chủ động, giấu giếm từ những người có liên quan. Ví dụ, DN giấu doanh thu chính thức. Việc làm rõ tới đâu là do khả năng quản lý của cơ quan chức năng, chưa kể không phải chỉ riêng DN mà hành vi này còn có thể có sự thông đồng của một bộ phận cán bộ thuộc các cơ quan nhà nước.
Hiện nay, khó khăn nhất là thành tố thuộc kinh tế ngầm, bất hợp pháp và phi chính thức lộ diện, do đều là hoạt động bị các chủ thể cố tình che giấu. Đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2019 sẽ xác định từng danh mục, nội hàm cụ thể của các thành tố, đặc biệt là kinh tế ngầm, kinh tế bất hợp pháp, sau khi nhận diện đầy đủ thì sẽ báo cáo Chính phủ, giao cho các bộ, ngành liên quan để phối hợp với Tổng cục Thống kê thu thập thông tin và sẽ xây dựng lộ trình có tính khả thi để thực hiện.
Thách thức của việc đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát không chỉ đến từ việc khó khăn trong đánh giá đúng kết quả của các hoạt động kinh tế này, mà còn đến từ việc sau khi quy mô nền kinh tế có sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên thì Việt Nam sẽ có thể phải đối mặt với quy mô nợ công tăng cao. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Bích Lâm, không cần phải lo ngại vấn đề bổ sung thêm quy mô GDP sẽ làm tăng quy mô nợ công, vì quy mô nợ công sẽ được Quốc hội, Chính phủ quy định phù hợp trong từng thời kỳ. Nợ công của Việt Nam hiện ở mức 61,8% GDP, so với các nước thì quy mô này là bình thường. Với quy mô GDP của Việt Nam, Quốc hội đưa ra trần nợ công là không quá 65%GDP và thực tế là quy mô nợ công cũng ngày càng giảm, do đó, lo ngại về tăng nợ công khi quy mô GDP tăng là lo ngại quá xa.
Liên quan đến tính khả thi của Đề án, ông Dương Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) cho biết, Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát rất khó cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, cần có sự vào cuộc đồng hành của tất cả các bộ, ngành, địa phương với Tổng cục Thống kê. Trong quá trình xây dựng Đề án đã có 16 bộ, ngành đồng hành cùng đơn vị và sẽ tiếp tục phối hợp trong thời gian tới để xác định danh mục, phạm vi của từng thành tố để thu thập thông tin và có báo cáo đầy đủ. Theo ông Hùng, tới đây cần phải tăng cường công tác chia sẻ hồ sơ hành chính. Hiện nay môi trường pháp lý kinh doanh ngày càng hoàn thiện, nhiền bộ, ngành đã triển khai các Đề án như Ngân hàng Nhà nước xây dựng Đề án án về chi tiêu không dùng tiền mặt; Tổng cục Thuế có Đề án về mở rộng cơ sở thuế, chống thất thu thuế… theo đó, với việc thực hiện các Đề án này được đồng bộ sẽ hạn chế khu vực kinh tế chưa được quan sát.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: Vấn đề quan trọng hiện nay là tính chính xác của số liệu đầu vào của khu vực kinh tế chưa được quan sát. Cần phải xem xét tính khả thi của đề án này như thế nào, vì chúng ta có đề nghị Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) giúp đỡ nhưng quan trọng nhất vẫn là số liệu đầu vào của chúng ta có ổn không, cách xử lý như thế nào. Trước hết, cần phải xác định cụ thể các hoạt động thuộc kinh tế chưa được quan sát cụ thể là những hoạt động nào, ví dụ kinh tế ngầm, kinh tế bất hợp pháp gồm những hoạt động gì, phương pháp tính toán như thế nào... Bên cạnh đó, việc đưa các hoạt động kinh tế chưa được quan sát vào thống kê thì có lợi là phản ánh đúng thu nhập quốc dân, nhưng nếu tính toán không đúng thì sẽ gây ra sự ảo tưởng. Theo các chuyên gia quốc tế, các hoạt động này chiếm khoảng 30% GDP nhưng cũng chưa thể khẳng định có đúng không, vì các nước cũng gặp khó khăn khi xác định con số này. Vậy nếu ta tính không đúng, nếu chỉ 10% mà tính lên 20-30% GDP thì sẽ gây ra thành tích ảo, rất nguy hiểm. Bà Lê Thu Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính: Tôi cho rằng cần phải hiểu đúng bản chất của việc thu thập thông tin lần này, khi có ý kiến cho rằng việc thống kê kinh tế chưa được quan sát là tận thu thuế từ ông lái xe ôm, bà bán hàng rong. Ngưỡng thu thuế Thu nhập cá nhân với một người là có thu nhập từ hơn 100 triệu đồng/năm, Vì thế, nếu các đối tượng trên dù vẫn ở mức thu thập thông tin nhưng ngưỡng thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm thì vẫn không phải là đối tượng thu thuế. Đây không phải là việc tận thu thuế mà cần thiết để tổ chức sản xuất tốt hoạt động kinh doanh từ hộ cá thể nhỏ lẻ đến các tập đoàn kinh tế. |
Tin liên quan
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tăng nguồn lực cho đấu tranh phòng, chống ma túy
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK