“Làn sóng” phản đối chính sách thu học phí dạy học online
Ngày 13/5, nhiều phụ huynh có con học tại Trường Quốc tế Singapore (Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội) đã treo băng rôn trước cổng trường để phản đối chính sách thu học phí dạy học online của trường này . Ảnh: ĐH |
Trường thu, trường không
Ngày 13/5, nhiều phụ huynh có con học tại Trường Quốc tế Singapore (SIS) đã treo băng rôn trước cổng trường để phản đối việc thu học phí dạy học online của trường này trong thời gian học sinh nghỉ để giãn cách, phòng chống dịch bệnh Covid-19. Một số phụ huynh cho biết, ngày 8/5, bà Ngô Thị Chi, Giám đốc Vận hành SIS đã gửi thông báo tới cha mẹ học sinh về việc: "20% học phí Học phần 3 đã đóng sẽ được trừ vào học phí năm học 2020-2021; Phí học tiếng Anh tăng cường, phí dịch vụ đưa đón và tiền ăn của học phần 3 sẽ được chuyển sang Học phần 4. Trong trường hợp cần hoàn trả, thủ tục hoàn trả sẽ được thực hiện sau khi năm học kết thúc. Từ ngày 11/5 đến 26/6, nhà trường sẽ tổ chức học bù một tiết sau giờ học chính khóa"…
Phụ huynh M.N. có con đang học trường SIS cho biết, nhiều phụ huynh đã gửi email đến trường để được giải thích về quyết định thu học phí của nhà trường trong thời gian học sinh nghỉ dịch bệnh. Nhưng tất cả những email của phụ huynh gửi đi đã không nhận được câu trả lời thỏa đáng nào từ phía nhà trường. Do đó, phụ huynh đã đến trường để yêu cầu nhà trường có câu trả lời rõ ràng về việc này. "Theo quy định của Nhà nước, việc dạy và học online này sẽ chỉ được thu phí và triển khai nếu như có sự đồng thuận của phụ huynh với nhà trường bằng văn bản trước khi việc dạy học online được tiến hành. Tuy nhiên, trước đó chúng tôi không hề được nhận bất cứ một văn bản nào khác, vậy vì lý do gì mà nhà trường lại có quyền thu từ 80-100% học phí trong thời gian học sinh nghỉ vì dịch như vậy?", chị M.N cho biết.
Tương tự, tại TP HCM, hàng trăm phụ huynh cũng lên tiếng phản đối trường Quốc tế Việt Úc (VAS) khi thu học phí dạy online 20-40 triệu đồng trong thời gian nghỉ giãn cách vì dịch Covid-19. Theo phụ huynh Võ Hữu Lợi, VAS dạy trực tuyến muộn, sơ sài, mỗi tuần 5 ca, mỗi ca một tiết. Mức thu như vậy không phù hợp bởi học phí trường này rất cao so với mặt bằng chung. Việc học online cũng không hiệu quả như học ở trường. Cũng tại TP HCM, nhiều phụ huynh trường Sao Việt (VStar School) ở quận 7 cũng đến trường phản đối chính sách thu học phí, phí dịch vụ. Động thái này diễn ra sau khi trường thông báo thu học phí năm học mới, trong khi học phí học kỳ II năm học 2019-2020 được phụ huynh đóng nhưng chưa sử dụng. Trước phản đối của phụ huynh, VStar School sau đó hoàn 100% học phí trong thời gian học sinh học trực tuyến. Khi học sinh trở lại, thời gian học bù theo quy định sẽ tính học phí bình thường.
Trái ngược lại, nhiều trường tư trên địa bàn TP Hà Nội lại không thu học phí dạy học online trong thời gian học sinh nghỉ dịch và nhận được sự đồng thuận của nhiều phụ huynh. Bà Văn Liên Na, Phó Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết, trong thời gian học sinh nghỉ dịch từ tháng 2-4 nhà trường không thu khoản học phí. Nhà trường xác định hỗ trợ giáo viên và học sinh trong thời gian nghỉ dịch nên đã vay ngân hàng tiền để duy trì hoạt động trong thời gian này. Theo bà Na, việc nhà trường không thu bất kỳ khoản phí nào trong thời gian học sinh nghỉ dịch sẽ thiệt thòi vì trường phải tự chủ hoàn toàn.
Còn theo thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), trong thời gian học sinh nghỉ dịch từ tháng 2-4, nhà trường có thực hiện dạy học online, tuy nhiên, mọi hoạt động trong thời gian này nhà trường đều không thu bất kỳ khoản tiền nào của học sinh. Đồng thời, nhà trường vẫn thực hiện chi trả lương cho giáo viên như bình thường. Được biết, Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng có chủ trương không thu tiền học phí dạy học online cho học sinh. Lý do nhà trường đưa ra là các phần mềm thực hiện dạy học online đã được các doanh nghiệp công nghệ thông tin hỗ trợ. Khi có nền tảng công nghệ, chỉ cần giáo viên nỗ lực để soạn giáo án phù hợp với việc dạy online.
Phụ huynh không có trách nhiệm giải quyết khó khăn của doanh nghiệp
Từ sự việc phụ huynh phản đối một số trường quốc tế thu học phí học online, đứng ở góc độ cơ quan quản lí, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, Sở đã có văn bản chỉ đạo trường thỏa thuận với phụ huynh, thống nhất phương án chi trả tiền học online trong thời gian nghỉ dịch để đảm bảo quyền lợi cho học sinh. Các khoản thu ở trường tư thục được quy định tại Luật Doanh nghiệp và Nghị định 86 về cơ chế thu, quản lý học phí. Theo đó, các khoản thu được thực hiện trên cơ sở đó, nhà trường thống nhất với phụ huynh. Tuy nhiên, trong thời gian qua, do giãn cách xã hội, việc trao đổi, liên kết giữa nhà trường và phụ huynh thiếu chặt chẽ, dẫn đến chưa có sự thấu hiểu giữa hai bên, phát sinh tình huống thắc mắc. Sở đang yêu cầu các trường phải có sự thỏa thuận với phụ huynh.
Còn theo bà Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục nhận định, những khó khăn của doanh nghiệp giáo dục trong thời gian qua là bất khả kháng. Tuy nhiên, khi gặp khó khăn các trường cần sự trợ giúp của phụ huynh cần phải nhận được sự đồng thuận từ phía phụ huynh. Lý lẽ nhà trường đưa ra cũng phải có tính thuyết phục đối với phụ huynh. “Doanh nghiệp làm giáo dục phải đem lại lợi ích giáo dục cho trẻ. Không nên có quyết định thu học phí trong thời gian học sinh nghỉ dịch mà không có sự bàn bạc với phụ huynh”, bà Hương nhấn mạnh.
Theo bà Hương, chất lượng việc học online không thể bằng được với việc học sinh trực tiếp ở trường. Hơn nữa, thời lượng học sinh học online cũng rất ít so với việc học ở trường, theo đó nhà trường không phải chi trả các chi phí như: Tiền điện, nước và đồ dùng học tập… nên trường lấy việc học online để thu 100% học phí của học sinh là không hợp lý. “Thời điểm này, nhà trường đưa ra những tranh luận lãi - lỗ với phụ huynh thì đó sẽ là những tranh luận không có hồi kết. Bởi lỗ lãi là câu chuyện của mỗi doanh nghiệp, phụ huynh không có trách nhiệm phải giải quyết những khó khăn đó của nhà trường”, bà Hương nhấn mạnh. Theo bà Hương,để giải quyết những căng thẳng giữa phụ huynh và nhà trường cần có cuộc họp có đại diện các bên là các cơ quan quản lí là Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, phụ huynh và nhà trường để đưa ra tiếng nói chung. “Khi đó, phụ huynh sẽ yên tâm và doanh nghiệp cũng không lo lắng vì có sự giằng co giữa nhà trường và phụ huynh dẫn đến những căng thẳng cao hơn”, bà Hương nêu quan điểm.
“Trong thời gian dịch bệnh, tất cả các trường tư đều rất khó khăn và cũng mong muốn nhà nước hỗ trợ một phần ngân sách. Tuy nhiên, trong gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Nhà nước không hề nhắc tới các trường tư. Trong khi đó, hàng năm trường tư đã gánh bớt một phần gánh nặng cho Nhà nước. Như trường Lương Thế Vinh đang có 4.000 học sinh, theo đó mỗi một tháng nhà trường cũng gánh một phần ngân sách cho Nhà nước từ 2-4 tỉ đồng. Hơn nữa, trường tư hoạt động như một doanh nghiệp có đóng thuế cho Nhà nước khi có khó khăn chung Nhà nước nên nghĩ đến các trường tư”, bà Văn Liên Na tâm sự.
Tin liên quan
Công an cảnh báo đối tượng xấu chiếm quyền chủ trì lớp học online
12:32 | 27/10/2021 Sự kiện - Vấn đề
Vượt trở ngại dạy, học online
11:28 | 17/09/2021 Người quan sát
Các tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí khi thiên tai, dịch bệnh
15:49 | 28/08/2021 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK