Làm gì để giảm thiểu tác động của biện pháp phòng vệ thương mại?
Nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại nhắm tới mặt hàng gỗ dán của Việt Nam. Ảnh: N.H |
Phòng vệ là phần quan trọng trong thương mại quốc tế
Tại Hội nghị Tổng kết 20 năm công tác phòng vệ thương mại của Việt Nam, tổ chức mới đây, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, giai đoạn 2002 - 2022 chứng kiến sự đa dạng trong quan hệ thương mại song phương, quan hệ thương mại đa phương trên thế giới. Nếu trong giai đoạn 2002 - 2011, tự do hóa diễn ra theo xu hướng toàn cầu hóa thì trong thập kỷ sau đó (tức là giai đoạn 2011 - 2022), tự do hóa được các quốc gia định hình theo hướng khu vực. Trong vòng 20 năm qua, trên thế giới đã có rất nhiều FTA song phương, đa phương được ký kết, tạo ra những kết nối mạnh mẽ giữa từng đối tác và từng nhóm đối tác riêng.
Theo ông Lê Triệu Dũng, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại được xem là một phần quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia bởi mục đích là bảo vệ hoặc hỗ trợ ngành sản xuất trong nước trong quá trình hội nhập, tự do hóa. Trong bối cảnh đó, do năng lực xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng nhanh, nên hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trở thành đối tượng của các biện pháp phòng vệ thương mại của các đối tác thương mại.
Theo số liệu thống kê của WTO, tính từ khi thành lập WTO đến hết tháng 11 năm 2022, các nước đã điều tra hơn 6.400 vụ chống bán phá giá, hơn 640 vụ việc chống trợ cấp, hơn 400 vụ việc tự vệ.
Tính đến hết tháng 11/2022, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã bị 22 quốc gia/vùng lãnh thổ điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với tổng cộng 225 vụ việc phòng vệ thương mại.
Không chỉ những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như sản phẩm gỗ, cá tra, cá basa, tôm, da giày, dệt may, thép… mà các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nhỏ hơn như mật ong, gạch men, giấy bọc thuốc lá... cũng đã bị điều tra phòng vệ thương mại.
Cùng với hoạt động ứng phó các vụ việc phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã xử lý 5 vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO. Trong đó, 3 vụ việc đã kết thúc và mang lại kết quả tích cực cho Việt Nam bao gồm Việt Nam khởi kiện biện pháp chống bán phá giá tôm của Hoa Kỳ; Việt Nam khởi kiện biện pháp tự vệ với sản phẩm tôn lạnh của Indonesia. Về cơ bản, các kết luận của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra áp dụng tổng cộng 25 vụ việc phòng vệ thương mại. Nhờ việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hợp lý, phù hợp với cam kết quốc tế, các ngành sản xuất trong nước được bảo vệ trước những hành vi cạnh tranh không bình đẳng, từ đó tạo điều kiện để các ngành sản xuất trong nước phát triển, tạo thêm việc làm và giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Xem xét quy định về tiêu chuẩn xuất xứ
Theo ông Lê Triệu Dũng, số lượng hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đã có dấu hiệu gia tăng so với giai đoạn trước năm 2011. Tuy nhiên, so sánh với tương quan số lượng vụ việc mà các cơ quan điều tra quốc tế tiến hành, số lượng hồ sơ yêu cầu tại Việt Nam vẫn còn hạn chế.
Thời gian tới, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với các bộ ngành liên quan để giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động của biện pháp phòng vệ thương mại. Đẩy mạnh thực hiện công tác cảnh báo sớm, để giúp các ngành hàng không bị động trước các vụ việc phòng vệ thương mại; tăng cường tuyên truyền về phòng vệ thương mại tới doanh nghiệp, ngành ngành, địa phương; củng cố cơ chế phối hợp thống nhất, xuyên suốt xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại giữa các Bộ, ngành trung ương và địa phương; giữa các cơ quan trong nước và ngoài nước; giữa các cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội.
Ông Đào Duy Tám – Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan cho rằng, dự kiến xu hướng lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ ngày càng phức tạp, cũng như xu hướng về điện tử hoá trong xuất nhập khẩu ngày càng tăng, vì thế, cần đưa ra quy định về tiêu chuẩn xuất xứ hàng hoá đối với mặt hàng thuộc diện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích cho ngành sản xuất trong nước.
Nếu như kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2001 mới đạt hơn 30 tỷ USD thì 6 năm sau (năm 2007) con số này đã là 100 tỷ USD; và năm 2022 dự kiến con số này là khoảng 732 tỷ USD, tăng hơn 24 lần so với năm 2001, đưa Việt Nam vào Top 20 nền kinh tế có quy mô ngoại thương lớn nhất trên thế giới. Trong cùng giai đoạn, xuất khẩu đã tăng từ mức 25 tỷ USD vào năm 2001 lên gần 50 tỷ USD năm 2007 và đạt gần 371,5 tỷ USD vào năm 2022. |
Tin liên quan
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics