Kỳ vọng tín hiệu tích cực cho nền kinh tế toàn cầu
Quốc hội Trung Quốc khóa XIII tiến hành hội nghị lần thứ 3 |
Việc Trung Quốc triệu tập Kỳ họp Lưỡng hội là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát hiệu quả và Trung Quốc đang dần trở lại đời sống bình thường. Dư luận tập trung chú ý vào Báo cáo công tác Chính phủ mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trình bày tại buổi khai mạc Hội nghị lần thứ 3 Nhân đại toàn quốc Khóa XIII để xem Chính phủ Trung Quốc vạch ra các mục tiêu tăng trưởng trong thời gian tới như thế nào và đề ra các biện pháp gì để kích thích tài chính.
Kênh truyền hình One (Đức) ngày 20/5 nhận định hiện nay nền kinh tế Trung Quốc đang hồi phục sau dịch. Các doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài đều hy vọng rằng Kỳ họp Lưỡng hội sẽ đóng vai trò hơn nữa trong việc thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc. Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc Jörg Wuttke cũng kỳ vọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầu tiên của Trung Quốc sau đại dịch. Ông nói: “Cả thế giới đang chờ đợi Chính phủ Trung Quốc đưa ra tín hiệu tại Kỳ Lưỡng hội. Điều này là do sản lượng kinh tế của Trung Quốc chiếm từ 15%-18% GDP toàn cầu. Trung Quốc có thể phục hồi nền kinh tế vào lúc nào là điều tối quan trọng đối với khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là đối với Đức”.
Đại dịch Covid-19 đã đặt ra thách thức trước mắt đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vào thời điểm này và các chính sách kích thích kinh tế mới có thể giảm thiểu những tác hại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, giới hoạch định chính sách Trung Quốc lại vẫn tỏ ra thận trọng về một chính sách kích thích mang tính tổng thể vì có thể kéo theo nhiều rủi ro dài hạn hơn đối với nền kinh tế. Do đó, họ đang chú tâm đến những cải cách dài hạn nhằm cải thiện cấu trúc kinh tế và thúc đẩy năng suất.
Trước khi diễn ra kỳ họp Lưỡng hội, giới chức Trung Quốc đã công bố hàng loạt tài liệu cam kết hướng tới cải cách. Ví dụ, hôm 18/5, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội đồng Nhà nước đã công bố một tài liệu mang tính toàn diện hơn về cải cách nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc. Những bước đi mang tính đột phá trong cải cách về doanh nghiệp nhà nước cũng được nhấn mạnh, trong đó đặt ưu tiên cải cách hình thức sở hữu hỗn hợp. Các nhiệm vụ cải cách ở lĩnh vực này bao gồm đưa vào hình thức đầu tư tư nhân, đưa hệ thống quản trị doanh nghiệp theo định hướng thị trường vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo sân chơi bình đẳng và công bằng giữa các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân khi môi trường thị trường cạnh tranh và công bằng đóng vai trò thiết yếu cho phát triển công nghệ và đổi mới.
Tại Kỳ họp Lưỡng hội năm nay, việc Trung Quốc đặt mục tiêu phát triển kinh tế như thế nào là tiêu điểm quan tâm của giới truyền thông. Nhưng cần nhận thức rõ một điểm là, trên thực tế, mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc trong những năm gần đây đã chuyển từ “bắt kịp số lượng” sang theo đuổi tăng trưởng chất lượng cao và hiệu quả cao. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, dư luận quan tâm đến việc Trung Quốc sẽ đưa ra chính sách nào để phục hồi sản xuất và kinh tế. Hiện nay, cả châu Âu và Mỹ đều gặp phải khó khăn kinh tế rất nghiêm trọng. Dư luận bên ngoài mong đợi Trung Quốc sẽ công bố các biện pháp kinh tế cụ thể tại Kỳ họp Lưỡng hội toàn quốc lần này.
Tin liên quan
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
15:55 | 21/12/2024 Xe - Công nghệ
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Gần Tết, ô tô con nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam
14:46 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics