Kiểm soát chặt nợ công, tăng dư địa chính sách tài khóa
Vốn đầu tư công được sử dụng hiệu quả cho phát triển hạ tầng. Trong ảnh: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi công dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45, dự án thành phần của tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông (ngày 30/9/2020). Ảnh: S.T |
Cơ cấu nợ chuyển biến tích cực
Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, một trong những kết quả nổi bật của công tác quản lý nợ công thời gian qua là các chỉ tiêu an toàn nợ được kiểm soát chặt chẽ, nằm trong giới hạn trần nợ công được Quốc hội phê chuẩn và giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2016-2019, góp phần làm tăng dư địa chính sách tài khóa.
Trong giai đoạn 2016-2020, công tác quản lý nợ công được tăng cường, chú trọng và về cơ bản đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra, thực hiện tốt mục tiêu tổ chức huy động vốn với chi phí thấp gắn liền với mức độ rủi ro hợp lý cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đảm bảo khả năng trả nợ; đồng thời thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước; tiếp tục tái cơ cấu nợ công, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia.
Dự kiến, đến cuối năm 2020, nợ công khoảng 56,8% GDP; nợ Chính phủ khoảng 50,8% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN ước khoảng 24,1%; nợ nước ngoài quốc gia khoảng 47,9% GDP; trả nợ nước ngoài của quốc gia so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ khoảng 34,6%. Như vậy, về cơ bản dự kiến các chỉ tiêu nợ so với GDP duy trì trong các ngưỡng an toàn được Quốc hội cho phép.
Cơ cấu nợ đã có chuyển biến tích cực, dư nợ công giảm từ mức đỉnh 63,7% GDP năm 2016 xuống còn khoảng 55% GDP cuối 2019; tốc độ tăng nợ công giảm từ trung bình 18,1%/năm giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 6,8%/năm giai đoạn 2016-2019; tỷ trọng nợ trong nước tăng từ 38,9% năm 2011 lên 60,1% năm 2016 và 61,9% tổng dư nợ của Chính phủ cuối năm 2019; đồng thời lãi suất giảm dần, kỳ hạn trả nợ tăng dần, cơ sở nhà đầu tư được mở rộng, góp phần giảm rủi ro danh mục nợ Chính phủ.
Giai đoạn 2016-2020, Chính phủ huy động ước đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng (bình quân 260.000 tỷ đồng/năm) thông qua phát hành trái phiếu để đáp ứng nhu cầu bù đắp bội chi, chi trả nợ gốc của NSNN, đảm bảo trong phạm vi dự toán được Quốc hội phê duyệt hàng năm.
Cũng trong 5 năm qua, tổng trị giá ký kết các khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ ước khoảng 12,7 tỷ USD, trong đó, giai đoạn 2016-9/2020 đã ký kết 112 hiệp định vay với tổng trị giá 11,9 tỷ USD.
Việc thanh toán trả nợ cũng được thực hiện đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo nghĩa vụ đã cam kết với các chủ nợ. Trong những năm qua, việc trả nợ các khoản vay của Chính phủ được tổ chức thực hiện chặt chẽ và đảm bảo đúng hạn, bao gồm cả nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ và nghĩa vụ nợ cho vay lại, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn làm ảnh hưởng tới cam kết với các nhà đầu tư.
Phát biểu tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay: mức bội chi năm 2020 ước tăng lên 5,59% GDP (tính theo GDP mới). Nợ công tăng lên 57,4% GDP, dưới trần Quốc hội cho phép (65%).
Xét từ mức đỉnh của năm 2016 là 63,7% GDP thì đây cũng là kết quả rất tốt. Kết quả này có được là nhờ sự phấn đấu, tích luỹ của các năm gần đây đã tạo dư địa cho điều hành, trong khi chúng ta vẫn đảm bảo chi đầu tư, chi an sinh xã hội.
Với kết quả của năm nay thì mức bội chi 5 năm bình quân đạt 3,8%, đạt mục tiêu dưới 3,9% của kế hoạch 5 năm theo kế hoạch, một kết quả rất tích cực. Do đó, mặc dù năm 2020 chúng ta giảm thu, tăng bội chi do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhưng Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định tình hình tài chính ngân sách vẫn là điểm sáng tích cực.
Nâng cao uy tín của quốc gia
Một điều đáng ghi nhận nữa cũng được người đứng đầu ngành Tài chính báo cáo với Quốc hội là chất lượng nợ công đã ngày càng tăng hơn so với giai đoạn 2013 - 2015. Với nhiều nỗ lực cơ cấu lại danh mục những năm qua, thời hạn danh mục trái phiếu Chính phủ đã lên trên 8 năm (giai đoạn trước chỉ là 2,9 năm, phải vay đảo nợ thường xuyên). Từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính đã điều hành vay hơn 200.000 tỷ đồng để trả nợ gốc và bám sát tiến độ giải ngân thay vì vay theo kế hoạch.
Kỳ hạn vay trên 13 năm trong khi lãi suất chỉ 2,9% là mức thấp hơn cả lãi suất vay ưu đãi và không bị tác động tỷ giá. Mức vay này cũng là điều kiện tốt để chúng ta đàm phán vay quốc tế có lợi hơn. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, mặt bằng lãi suất phát hành đã giảm từ mức khoảng 6,5-8%/năm đối với các kỳ hạn từ 5 năm đến 30 năm xuống còn khoảng từ 1,5-3,5%/năm, trong đó kỳ hạn 10 năm đến 30 năm đang có lãi suất thấp nhất từ trước đến nay. So với các nước trong khu vực và các nước có cùng bậc xếp hạng tín nhiệm, lãi suất phát hành TPCP của Việt Nam đang thấp hơn từ 1-2 điểm phần trăm.
Về điều kiện vay nước ngoài, nhìn chung mặt bằng lãi suất bình quân nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn duy trì ở mức thấp (1,8%/năm) do gần 98% khoản vay nước ngoài có điều kiện ODA, ưu đãi; kỳ hạn vay bình quân 25 năm, thời gian ân hạn bình quân 7 năm, đáp ứng yêu cầu về vay dài hạn cho đầu tư phát triển.
Yếu tố này góp phần quan trọng giúp duy trì chỉ tiêu trả nợ trên thu NSNN trong ngưỡng an toàn trong giai đoạn vừa qua và được Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng như các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá tích cực khi phân tích tính bền vững danh mục nợ nước ngoài của Việt Nam.
Nhắc đến việc xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam – đây cũng có thể coi là một điểm tích cực, phản ánh qua hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam từng bước được cải thiện trong giai đoạn 2016-2020. Điều này đã góp phần nâng cao uy tín của quốc gia, gia tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư quốc tế. Chi phí huy động vốn nước ngoài của cả Chính phủ và doanh nghiệp sẽ giảm đi. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng khi nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi dành cho Việt Nam đang giảm dần, tiến tới kết thúc.
Bước vào năm 2020, trong bối cảnh quốc tế cũng như trong nước còn nhiều thách thức, một điểm sáng từ đầu năm đến nay có thể kể đến là việc hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam được cả 3 tổ chức xếp hạng tiếp tục giữ nguyên.
Trong khi đó, trong 9 tháng đầu năm 2020, cả 3 tổ chức đánh giá S&P, Moody’s và Fitch đã đưa ra 99 đánh giá hạ bậc và 117 đánh giá điều chỉnh triển vọng xuống Tiêu cực đối với 42 quốc gia trên thế giới, chủ yếu do các gói hỗ trợ tài khóa phòng chống đại địch dẫn đến gánh nặng nợ công gia tăng mạnh tại các nước này.
Để đạt được kết quả giữ nguyên hệ số tín nhiệm của Việt Nam, trước hết phải kể đến thành công của Chính phủ trong việc kiềm chế hiệu quả đại dịch Covid-19 trong nước, qua đó khẳng định tiềm năng phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta hậu đại dịch.
Bên cạnh đó, phải kể đến đóng góp hết sức quan trọng của thành quả củng cố tình hình tài chính - ngân sách kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay, cắt giảm mạnh bội chi và tỷ lệ nợ công, tạo dư địa dự phòng chính sách để ứng phó với rủi ro vĩ mô như nền kinh tế nước ta đang đối mặt trong năm 2020.
Ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của thủ tướng: Chúng ta đang kiểm soát nợ công rất tốt Với tình hình năm nay, cả thế giới đều thâm hụt chi tiêu, nợ công tăng mạnh chứ không riêng Việt Nam. Ở những nền kinh tế lớn như Liên minh châu Âu (EU), Mỹ thì nợ công tăng mạnh nhất. Giai đoạn 4 năm 2016 – 2019, kinh tế của chúng ta tăng trưởng rất tốt. Nhiều mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế hoàn thành vượt xa kế hoạch như quy mô nợ công giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống khoảng 55% GDP cuối năm 2019; quy mô nợ Chính phủ giảm mạnh từ 52,7% năm 2016 xuống 48% GDP vào cuối năm 2019, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu không quá 54%; các mục tiêu như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ bội chi ngân sách đến năm 2019 cũng đã hoàn thành. Nhưng chỉ sau 1 năm có dịch, tất cả các chỉ tiêu đều xuống, hai mục tiêu về nợ xấu và bội chi lại dự kiến không đạt. Như vậy, ta nên hiểu con số hụt thu ngân sách năm nay là phản ánh thực tế sự khó khăn của đất nước. Do khó khăn đó, hụt thu gần 190.000 tỷ đồng mà chi vẫn muốn đảm bảo kế hoạch, đảm bảo mức đầu tư công để kích thích kinh tế, đảm bảo chi an sinh xã hội để hỗ trợ người dân thì phải chấp nhận bội chi. Cần tách khoản bội chi này ra như khoản bổ sung để đảm bảo ổn định vĩ mô của năm 2020 vì đây là tình huống đặc thù thì phải có giải pháp đặc thù. Chúng ta lo lắng về an toàn nợ công là cần thiết, nhưng ở tình huống cụ thể này, phải thấy là chúng ta đang kiểm soát nợ công rất tốt. Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TPHCM): Thực hiện hài hòa chính sách tài khóa và tiền tệ Luật Quản lý nợ công 2017 giao Bộ Tài chính là một đầu mối cũng đã góp phần kiểm soát được nợ công. Đó là kết quả thực hiện hài hòa chính sách tài khóa và tiền tệ, kiểm soát lạm phát, vừa đảm bảo mục tiêu kép, vừa đảm bảo nền tảng ổn định vĩ mô, tạo đà tăng trưởng bền vững hơn cho giai đoạn tới. Nói về kết quả bội chi và nợ công, phải kể đến những con số đáng khích lệ. Kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN trong 3 năm, từ 2016 - 2019, bình quân ở mức 3,5% GDP, trong đó, các năm 2017 - 2019 bội chi còn 2,95% GDP. Kết quả đó đã giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 là 5,4% GDP. Năm 2020, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, dự kiến bội chi NSNN bằng 4,99% GDP, nhưng tính chung cả giai đoạn 2016 - 2020, bội chi khoảng 3,8% GDP, đạt mục tiêu dưới 3,9% GDP theo Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốc hội. Nhờ kiểm soát tốt bội chi ngân sách, các khoản vay và bảo lãnh của Chính phủ, kết hợp với việc cơ cấu lại mạnh mẽ, nên nợ công cuối năm 2020 khoảng 57,4% GDP, giảm mạnh so với mức 63,7% GDP cuối năm 2016. Những thành công đó có sự vào cuộc mạnh mẽ của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính trong cơ cấu lại bội chi và nợ công. Hồng Vân (ghi) |
Tin liên quan
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách tài khóa mở rộng ngăn chặn đà suy giảm, thúc đẩy tổng cầu
13:30 | 03/12/2024 Kinh tế
Hỗ trợ tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
13:20 | 03/12/2024 Kinh tế
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics