Hỗ trợ tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Các chính sách tài chính nhằm thúc đẩy tổng cầu đã được triển khai nhằm kích thích tiêu dùng trong nền kinh tế. Ảnh: H.Anh |
Động lực cho tăng trưởng kinh tế
Trong thời gian qua, tình hình thế giới có nhiều bất ổn, phát sinh nhiều khó khăn, thách thức đối với tăng trưởng bền vững của nền kinh tế toàn cầu. Ở trong nước, nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, cầu tiêu dùng phục hồi chậm; sản xuất - kinh doanh của một số ngành, lĩnh vực vẫn còn khó khăn; áp lực lạm phát gia tăng do biến động tăng của tỷ giá, điều chỉnh giá điện, tiền lương... Phát huy vai trò của chính sách tài chính, Chính phủ, Quốc hội đã chủ động, linh hoạt điều chỉnh chính sách để hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy tổng cầu nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH).
Một loạt chính sách tài chính đã được triển khai gồm: miễn giảm thuế, phí, lệ phí, giảm lãi suất, điều hành tỷ giá linh hoạt, thúc đẩy tín dụng, thúc đẩy đầu tư công… Trong đó, chính sách tài khoá đóng vai trò là điểm tựa quan trọng của tổng cầu, trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế nói chung.
Phát biểu tại Diễn đàn Tài chính “Chính sách tài chính thúc đẩy tổng cầu, phát triển nền kinh tế” vừa được Bộ Tài chính tổ chức, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế dẫn số liệu thống kê cho thấy, trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến nay, trung bình mỗi năm các giải pháp hỗ trợ về thuế chiếm khoảng 10-15% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN). Đây là một tỷ lệ khá lớn và phản ánh tính hiệu quả của các chính sách tài khóa trong việc duy trì hoạt động kinh tế. Các chính sách hỗ trợ thuế này đã tác động trực tiếp đến nguồn tài chính của DN, kích thích tiêu dùng, góp phần duy trì sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tiêu dùng, qua đó tạo ra động lực cho nền kinh tế phục hồi và phát triển. Sự hỗ trợ từ chính sách tài khoá đã đem lại kết quả tích cực cho nguồn thu ngân sách những năm gần đây, năm sau cao hơn năm trước.
Bên cạnh chính sách về thuế, phí, trong giai đoạn vừa qua, với vai trò động lực của nền kinh tế, nguồn lực đầu tư công cũng được đẩy mạnh; chi đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN tăng qua các năm. Tỷ lệ giải ngân đầu tư công được cải thiện, bình quân giai đoạn 2021 - 2023 đạt 93,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Ông Dương Bá Đức, Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) cho biết, năm 2024, đầu tư công tiếp tục đóng vai trò thúc đẩy phát triển KT - XH, trong đó, phần lớn nguồn vốn được tập trung cho các dự án quan trọng quốc gia như: đường bộ cao tốc, liên kết vùng, đường ven biển, chương trình mục tiêu quốc gia... nhằm tạo không gian phát triển. Đặc biệt, vốn NSNN năm 2024 đã bố trí khoảng 101 nghìn tỷ đồng cho 9 dự án quan trọng quốc gia ngành giao thông.
Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý trong ngắn hạn
Bên cạnh các kết quả đạt được, năm 2025 và những năm tới, dự báo tình hình kinh tế thế giới khó khăn và thuận lợi đan xen. Mặc dù tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024 - 2025 được nhiều tổ chức quốc tế dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ, nhưng để duy trì đà tăng trưởng và đảm bảo phát triển bền vững, Việt Nam cần vượt qua thách thức như suy giảm tổng cầu, cải thiện chất lượng tăng trưởng và ứng phó các yếu tố bất định.
Bên cạnh đó, tình hình sản xuất - kinh doanh của một số ngành, lĩnh vực vẫn còn khó khăn; chi phí sản xuất còn cao… Trong bối cảnh đó, nhiều ý kiến cho rằng cần tiếp tục chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm trong ngắn hạn và thực hiện chính sách tài chính bền vững trong dài hạn, đồng thời thực hiện các chính sách khác để phát huy tối đa hiệu quả hỗ trợ cho nền kinh tế trong những thời điểm khó khăn.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng nhấn mạnh, chính sách hỗ trợ thuế, phí, lệ phí được thực hiện nhanh chóng, kịp thời như thời gian qua đã chứng tỏ tính hiệu quả, qua đó giảm áp lực cho DN, thúc đẩy phát triển kinh tế. Thứ trưởng cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu thực hiện tiếp các chính sách này để góp phần tăng thu ngân sách, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của giải ngân vốn đầu tư công, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, việc giải ngân phải được phân cấp hợp lý từ Trung ương xuống tỉnh, huyện và xã. Cùng với đó, những điểm nghẽn ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân như giải phóng mặt bằng, mua vật liệu xây dựng… phải được quyết liệt tháo gỡ.
Khuyến nghị việc cải cách quản lý thuế thúc đẩy kinh tế phát triển, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho rằng, cần đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện thể chế quản lý thu, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điện tử hóa công tác quản lý thuế theo nội dung, mục tiêu quy định tại Quyết định số 508/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030”, qua đó, góp phần quan trọng để giảm chi phí tuân thủ của xã hội nói chung, người nộp thuế nói riêng. Đồng thời, nâng cao tính tự giác, tuân thủ pháp luật, cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng nguồn lực của xã hội và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đẩy mạnh hoạt động sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo bà Cúc, trong bối cảnh các giao dịch diễn ra trên môi trường mạng ngày càng phát triển đòi hỏi cần có những giải pháp quản lý phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người kinh doanh trên nền tảng số thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế để vừa đảm bảo nguồn thu cho NSNN vừa tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế số phát triển theo chiều hướng tích cực.
Ông Trần Quốc Khánh, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương: Cân nhắc tăng trần nợ công Năm 2024, công nghiệp chế biến và xuất khẩu là hai động lực của tăng trưởng GDP. Nhưng trong năm 2025, trên nền so sánh cao, cộng thêm sự giảm tốc của Mỹ và EU, chúng tôi không cho rằng XK vào Mỹ và EU cũng như Trung Quốc là động lực. Trong nước, tiêu dùng dân cư phục hồi rất chậm. Nếu nhu cầu trong nước tiếp tục yếu, kết hợp với XK ở bên ngoài như vậy thì năm 2025 sẽ là một năm tương đối khó khăn cho tăng trưởng GDP. Chính vì vậy, chúng tôi khuyến nghị, trong bối cảnh nợ công còn tương đối thấp, thâm hụt ngân sách vẫn còn trong vòng kiểm soát rất tốt nên chúng ta có thể cân nhắc tăng thêm một chút trần nợ công để thúc đẩy đầu tư công cũng như thúc đẩy tổng cầu ở trong nước. Trong đó, có một biện pháp rất quan trọng là giảm thuế hoặc là tạm thời không tăng thuế để kích thích tiêu dùng”. Bên cạnh đó, việc chính quyền Donal Trump có thể áp dụng thuế nhập khẩu đối với các thị trường sẽ dẫn đến hiệu ứng dịch chuyển đầu tư và đơn hàng ra khỏi Trung Quốc, chúng ta nên có một quỹ hỗ trợ đầu tư ra đời từ số tiền thuế tăng thêm từ việc tuân thủ thuế tối thiểu toàn cầu để thiết kế những gói ưu đãi khác phù hợp để kích thích đầu tư. Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực: Tạo điều kiện cho DN trong tiếp cận các nguồn lực Trong thời gian qua, công tác cổ phần hóa, thoái vốn của DNNN còn chậm so với kế hoạch; chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ. Tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng GDP và thu NSNN có xu hướng giảm dần. Đối với DN tư nhân, theo Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2019 - 2024, khu vực DN tư nhân đóng góp 50,4% GDP, cao nhất trong 3 khu vực kinh tế, chiếm 56,2% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư khu vực DN tư nhân đạt 19,3%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư của khu vực FDI và DNNN. Trong thời gian tới, để thúc đẩy DN phát triển, cần tăng cường cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng giữa khu vực DNNN và DN tư nhân trong tiếp cận các nguồn lực (đất đai, tài chính, công nghệ, nhân lực, hạ tầng, thị trường, các cơ chế ưu đãi, thông tin, dữ liệu; cơ chế phối hợp cho phép DN tư nhân tham gia các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia hiện đang được thực hiện từ vốn NSNN hoặc do DNNN, DN tư nhân lớn thực hiện…). Đồng thời, đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn, nâng cao hiệu quả DNNN; nâng cao chất lượng quản trị DN và năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam; tăng tính kết nối, hợp tác, phát triển cộng đồng DN Việt lớn mạnh. Hoài Anh (ghi) |
Tin liên quan
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kinh tế - xã hội 11 tháng tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực
21:47 | 07/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
16:40 | 05/01/2025 Kinh tế
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
15:13 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
11:50 | 31/12/2024 Kinh tế
NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
10:21 | 31/12/2024 Kinh tế
Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
09:28 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim từ Việt Nam
20:22 | 30/12/2024 Kinh tế
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu
16:49 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD
08:17 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm rủi ro phòng vệ thương mại nhắm vào ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời
10:18 | 29/12/2024 Kinh tế
Kiến nghị cắt giảm thủ tục để tăng cạnh tranh trong xuất khẩu
08:06 | 29/12/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản sẽ chuyển mình mạnh mẽ trong năm 2025
17:45 | 28/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
29 "Thương hiệu vàng TPHCM" đóng góp cho NSNN gần 11.000 tỷ đồng
Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
Cú hích cho ngành công nghiệp hỗ trợ từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics