Chính sách tài khóa mở rộng ngăn chặn đà suy giảm, thúc đẩy tổng cầu
Xin bà cho biết những giải pháp mà Quốc hội, Chính phủ đã triển khai thời gian qua, nhằm thúc đẩy tổng cầu, hỗ trợ phát triển kinh tế?
Trước thực trạng tổng cầu suy giảm, trong thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều giải pháp chính sách tài chính thúc đẩy tổng cầu như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ,... Trong năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, các chính sách tài chính được điều hành theo hướng nới lỏng nhưng có kiểm soát, góp phần hỗ trợ tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hợp lý và ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong đó, chính sách tài khóa được thực hiện theo hướng mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm nhằm ngăn chặn đà suy giảm, thúc đẩy tổng cầu và sự phục hồi nền kinh tế.
Riêng năm 2023, tổng số tiền đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí ước thực hiện khoảng 191,5 nghìn tỷ đồng; năm 2024 dự kiến quy mô này khoảng 189,6 nghìn tỷ đồng. Nhờ chính sách tài khóa mở rộng linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giúp kinh tế tăng trưởng và vẫn đảm bảo cân đối thu, chi NSNN.
Cùng với đó, chính sách tiền tệ nới lỏng thể hiện ở việc tăng cung tiền, tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt để thích ứng trước diễn biến khó lường và áp lực lớn của thị trường quốc tế, góp phần ổn định giá trị đồng nội tệ và thị trường giá cả; biên độ tỷ giá đã kịp thời điều chỉnh, đảm bảo duy trì ổn định giá trị đồng nội tệ, tạo niềm tin kinh doanh, tiêu dùng.
Có thể nói, thông qua việc điều chỉnh linh hoạt chính sách tài chính cùng với việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu (XK), đẩy mạnh cải cách hành chính, thu hút đầu tư trong thời gian qua nên XK, đầu tư có xu hướng phục hồi, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ đã được thúc đẩy.
Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đối mặt với không ít thách thức, việc thực hiện miễn, giảm, giãn thời hạn nộp các khoản thu NSNN đã trở thành một sự hỗ trợ thiết thực, giúp có thêm được nguồn lực đầu tư, cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh. Ngoài ra, việc giảm thuế GTGT còn giúp tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, qua đó, nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho các DN.
Xin bà cho biết đâu là những thách thức trong thúc đẩy tổng cầu, hỗ trợ phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?
Mặc dù các chính sách tài chính trong thời gian qua đã được điều chỉnh linh hoạt, kịp thời nhằm hỗ trợ, thúc đẩy tổng cầu nhưng vẫn còn những vấn đề đặt ra.
Về tiêu dùng, áp lực lạm phát vẫn là một trong những rủi ro lớn do được thúc đẩy bởi sự tăng giá của nguyên vật liệu và chi phí vận tải biến động. CPI năm 2023 và 10 tháng năm 2024 đã đảm bảo trong mục tiêu Quốc hội đề ra, nhu cầu tiêu dùng nhìn chung có xu hướng phục hồi, tuy nhiên, lạm phát mặc dù được kiểm soát trong ngưỡng mục tiêu nhưng biến động lạm phát khá bất ổn so với các giai đoạn trước.
Bên cạnh đó, biến động kinh tế - chính trị toàn cầu, sự bất ổn chính trị tại một số nước, khu vực làm gia tăng nhu cầu tiết kiệm, hạn chế tiêu dùng. Những biến động này có khả năng gây ra sự bất ổn trong tâm lý tiêu dùng và ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này có thể dẫn đến sự gián đoạn của chuỗi cung ứng hàng hóa. Trong khi đó, thu nhập tổng thể người dân vẫn còn thấp.
Về đầu tư, với vai trò quan trọng trong tổng cầu, sự chững lại của tăng trưởng đầu tư, đặc biệt là trong năm 2023 đã ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Trong 9 tháng đầu năm 2024, mặc dù đầu tư có sự cải thiện so với cùng kỳ năm trước nhưng tốc độ tăng vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm 2018 - 2019. Trong đó, đầu tư tư nhân vẫn còn yếu và đầu tư công chưa phát huy mạnh mẽ vai trò là động lực thúc đẩy tổng cầu, tăng trưởng kinh tế trong năm 2024.
Trong bối cảnh đó, sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa để thúc đẩy tổng cầu cần đi theo hướng nào, thưa bà?
Tôi cho rằng, để thúc đẩy tổng cầu, hỗ trợ phát triển kinh tế, trước hết cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất để giảm chi phí. Trong đó, triển khai thực hiện tốt các luật về thuế mới được bổ sung, sửa đổi; các luật sửa nhiều luật trong lĩnh vực ngân sách, đầu tư, quản lý vốn, quản lý tài sản công để giải quyết các vướng mắc có tính cấp bách, góp phần tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả của đầu tư công, đưa đầu tư công trở thành động lực dẫn dắt đầu tư tư nhân. Theo đó, cần nghiên cứu, đánh giá toàn diện chất lượng thể chế quản lý đầu tư công thông qua việc sửa đổi quy định pháp luật về đầu tư công theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm quản lý thống nhất, Đồng thời, phát triển hệ thống hạ tầng theo phương thức đầu tư đối tác công tư (PPP), tạo đột phá thu hút vốn đầu tư theo hình thức PPP; tổ chức thực hiện thực chất và hiệu quả các hình thức này trong đầu tư phát triển hạ tầng trọng điểm, kết nối các vùng kinh tế, đô thị lớn...
Cuối cùng, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quản lý, phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính - NSNN gắn với hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, cải thiện chi an sinh xã hội. Cùng với đó, khẩn trương phối hợp rà soát, hoàn thành việc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN, ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí để làm cơ sở cho việc xác định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Hỗ trợ tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
13:20 | 03/12/2024 Kinh tế
Khai mạc Diễn đàn "Chính sách tài khoá thúc đẩy tổng cầu, hỗ trợ phát triển nền kinh tế"
12:28 | 29/11/2024 Tài chính
Nhiều động lực thúc đẩy thu ngân sách tăng trưởng tích cực
08:57 | 02/12/2024 Tài chính
Chủ động nguồn hàng đón cơ hội trong xuất khẩu xanh
14:43 | 04/12/2024 Kinh tế
Thương mại điện tử Việt Nam- Trung Quốc: Nhìn từ biên giới Lạng Sơn
13:14 | 04/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
“Có đi, có lại” khi tham gia chuỗi giá trị trong thị trường CPTPP
08:00 | 04/12/2024 Kinh tế
Tín dụng cuối năm tiếp tục tăng, nới room để tránh "nơi thừa - nơi thiếu"
20:56 | 03/12/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Kết nối và phát triển thương mại, du lịch Việt – Trung
08:44 | 03/12/2024 Kinh tế
Lào Cai chú trọng đầu tư hạ tầng cửa khẩu thúc đẩy giao thương
07:53 | 03/12/2024 Kinh tế
Ba mục tiêu, bảy nhiệm vụ để ngành logistics bứt tốc
18:44 | 02/12/2024 Kinh tế
Khu thương mại tự do: Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics
21:33 | 01/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản gia tăng sức cạnh tranh bằng chất lượng
16:14 | 01/12/2024 Xuất nhập khẩu
Trung Quốc chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu bột cá của Việt Nam
09:51 | 01/12/2024 Kinh tế
Một số mặt hàng chủ lực bứt phá tại thị trường châu Á-châu Phi
07:16 | 01/12/2024 Kinh tế
Thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), chưa xoá bỏ ngay việc bù chéo giá điện
15:02 | 30/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tạm giữ 1.200 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Chủ động nguồn hàng đón cơ hội trong xuất khẩu xanh
Bắt giữ đối tượng vận chuyển gần 69 kg pháo hoa qua cửa khẩu Mộc Bài
Công ty TNHH Vĩnh Thắng bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan
Chuyển Công an điều tra vụ kinh doanh hàng giả nhãn hiệu
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia