Tập trung dự báo để điều hành đảm bảo an toàn nợ công 2020
Thủ tướng: Ngành Tài chính phải bảo đảm dự toán thu chi ngân sách đã đề ra | |
Đảm bảo triển khai Nghị quyết xử lý nợ thuế đúng tiến độ | |
Dự báo bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm năm 2020 |
Cuối tháng 6/2020, Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương để lắng nghe những vướng mắc cũng như thảo luận các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Ảnh: H.Vân |
Theo kịch bản xấu, nợ công có thể tăng lên 56,4% GDP
Dưới sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, những tháng đầu năm 2020, Bộ Tài chính vẫn tập trung thực hiện tốt mục tiêu quản lý nợ công và nhiệm vụ huy động vốn vay, trả nợ theo đúng Nghị quyết của Quốc hội với chi phí thấp gắn liền với mức độ rủi ro hợp lý cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu trong nước.
Đầu quý 3/2020, Bộ Tài chính cũng sẽ chủ trì triển khai Hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngoài nước với sự tham gia của các cơ quan trung ương, địa phương, đại diện chủ dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi để tháo gỡ các vướng mắc nhằm thúc đẩy giải ngân,... |
Tính đến tháng 6/2020, vay trong nước của Chính phủ thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) với tổng khối lượng phát hành là 76.783 tỷ đồng, tương đương 25% kế hoạch cả năm. Vay ưu đãi nước ngoài thông qua ký kết 5 hiệp định vay ODA đạt tổng trị giá 533,2 triệu USD (gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2019). Lũy kế giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài 6 tháng đầu năm là 768 triệu USD, tương đương khoảng 17.821 tỷ đồng, đạt khoảng 16,6% kế hoạch cả năm.
Công tác trả nợ được tổ chức thực hiện chặt chẽ, đảm bảo đầy đủ, đúng hạn theo cam kết, giữ uy tín của Chính phủ. Trong tháng 6 tháng đầu năm, trả nợ của Chính phủ đạt khoảng 171.474 tỷ đồng (bằng 46,8% kế hoạch), trong đó trả nợ trong nước là 129.938 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 41.536 tỷ đồng.
Ước dư nợ Chính phủ nửa đầu năm 2020 khoảng 2.882,2 nghìn tỷ đồng, trong đó, nợ trong nước của Chính phủ khoảng 1.793,9 nghìn tỷ đồng, nợ nước ngoài khoảng 1.088,2 nghìn tỷ đồng.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ đề ra kịch bản tăng trưởng kinh tế với mục tiêu cao nhất là 5-5,2%; kịch bản thứ hai là tăng trưởng khoảng 4,5% và thấp nữa là 3,6%. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã xây dựng các kịch bản ngân sách, nợ công tương ứng nhằm đảm bảo các mục tiêu an sinh xã hội, quốc phòng an ninh và phòng chống dịch. Theo tính toán sơ bộ của Bộ Tài chính, nếu tăng trưởng 5-5,2% thì nợ công tăng 54,6% GDP. Kịch bản xấu thì nợ công tăng lên khoảng 56,4% GDP (Quốc hội cho phép dưới 65% GDP).
Tuy các chỉ số được dự báo không quá “căng thẳng” nhưng thách thức từ nay đến cuối năm là không ít, vẫn có thể mang lại những thay đổi khó lường. Điều đầu tiên cần phải kể tới là giải ngân nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ tiếp tục chậm, đạt thấp so với dự kiến kế hoạch cả năm (6 tháng đầu năm đạt khoảng 16,6% kế hoạch). Theo phân tích của Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, nguyên nhân chủ yếu do vẫn còn nhiều vướng mắc trong giao và thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn, vướng mắc trong hoàn thành thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, bố trí vốn đối ứng cũng như hoàn thành các thủ tục về hồ sơ giải ngân thanh toán, hạch toán ngân sách.
Về khách quan, tác động bất lợi của dịch Covid-19 lên nền kinh tế toàn cầu có khả năng ảnh hưởng đến mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô không khả quan sẽ gây áp lực lên cân đối ngân sách, bội chi và áp lực tăng chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ so với GDP. Bên cạnh đó, kế hoạch huy động vốn vay của Chính phủ cũng có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là phát hành TPCP cho Bảo hiểm xã hội (hiện là nhà đầu tư TPCP lớn nhất), có khả năng phải điều chỉnh kế hoạch đầu tư TPCP do chính sách dừng thu, giãn thu phí bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Không chỉ thế, áp lực của dịch Covid-19 và tình hình kinh tế trong nước khó khăn dẫn đến khả năng thu NSNN bị ảnh hưởng và khó đạt mục tiêu đề ra; đồng thời rủi ro lãi suất vay trong nước (thông qua TPCP) gia tăng do các nhà đầu tư chuyển sang xu hướng thận trọng. Điều đó sẽ gây áp lực lên chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ so với thu NSNN trong năm 2020 và giai đoạn 2020-2022 vốn đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.
Bám sát diễn biến dịch bệnh
Để góp phần thực hiện mục tiêu, chủ trương, giải pháp về quản lý nợ công của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội và nhiệm vụ được Chính phủ giao, theo ông Trương Hùng Long – Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, việc cần tập trung nhất hiện nay là bám sát diễn biến của dịch bệnh Covid-19, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế để chủ động phân tích, đánh giá, cập nhật các chỉ tiêu ngân sách, bội chi, kế hoạch vay trả nợ, các chỉ tiêu an toàn nợ để kịp thời báo cáo Quốc hội, Chính phủ đưa ra các biện pháp điều hành chính sách phù hợp, đảm bảo an toàn bền vững nợ.
Trong bối cảnh thị trường vốn trong nước và quốc tế tiếp tục biến động bất lợi và khó lường, trong điều kiện giải ngân nguồn vốn đầu tư công gặp khó khăn, việc huy động khối lượng vốn lớn theo kế hoạch là thách thức rất lớn. Do vậy, việc tính toán phương án chủ động là cần thiết để huy động tối đa nguồn lực từ các quỹ dự trữ tài chính, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, quỹ dự trữ ngoại hối và các nguồn hợp pháp khác để giảm áp lực vay vốn của Chính phủ, giảm áp lực lên nợ công và nghĩa vụ trả nợ. Đồng thời, đa dạng hóa công cụ nợ (như phát hành TPCP kỳ hạn ngắn dưới 5 năm, đa dạng hóa hình thức vay với các nhà tài trợ nước ngoài...), điều hành khối lượng và lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp với nhu cầu cân đối của NSNN, tiến độ sử dụng vốn vay và tồn ngân quỹ nhà nước.
Cũng theo ông Long, về huy động vốn trong nước, nửa cuối năm 2020, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phấn đấu phát hành đạt kế hoạch huy động vốn TPCP từ đầu năm (309.090 tỷ đồng). Tuy nhiên, để đạt mục tiêu huy động vốn có thể sẽ phải phát hành trái phiếu ngắn hạn (dưới 5 năm) và dự kiến lãi suất TPCP bình quân có thể sẽ tăng so với năm 2019. Ngoài ra, chủ động theo dõi chặt chẽ thị trường TPCP, tiến độ giải ngân vốn đầu tư và kế hoạch trả nợ gốc của ngân sách trung ương để tổ chức huy động vốn phù hợp, tập trung vào phương thức đấu thầu TPCP loại kỳ hạn từ 5 năm trở lên.
Cùng với đó, tiếp cận đàm phán một số khoản vay có chi phí thấp từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng thế giới, Cơ quan Phát triển Pháp, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản,.... để nghiên cứu, góp phần giảm áp lực vay trong nước.
Trong khi đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, có trên 90 quốc gia bị các tổ chức xếp hạng tín nhiệm (XHTN) hạ bậc/xem xét hạ bậc hoặc điều chỉnh triển vọng. Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc Chính phủ cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu phục vụ công tác đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia. Kết quả, ngày 8/4/2020, tổ chức Fitch đã thông báo quyết định giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB, và điều chỉnh triển vọng từ “Tích cực” sang “Ổn định”. Ngày 21/5/2020, tổ chức S&P đã ra Thông cáo báo chí khẳng định XHTN của Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức BB, triển vọng Ổn định. Tổ chức Moody’s trong tháng 5/2020 cũng cho biết sẽ giữ nguyên định mức tín nhiệm của Việt Nam sau đợt làm việc với các cơ quan của Việt Nam trong tháng 4/2020. Việc Việt Nam duy trì mức XHTN được đánh giá là một chỉ dấu lạc quan trong bối cảnh bất ổn hiện nay, thể hiện quan điểm tích cực của các tổ chức XHTN về hồ sơ tín dụng của Việt Nam không chỉ trong năm nay mà còn có nền tảng vững chắc để tiếp tục phát huy trong dài hạn.
|
Tin liên quan
Phó Thống đốc NHNN: Để ngỏ khả năng giảm lãi suất điều hành phù hợp
17:57 | 17/10/2024 Kinh tế
Nợ quốc gia Mỹ lần đầu vượt mốc 35.000 tỷ USD
09:39 | 30/07/2024 Nhìn ra thế giới
Quản lý tốt nợ công tạo dư địa thực hiện chính sách tài khoá mở rộng
07:56 | 12/03/2024 Tài chính
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics