Khơi thông “điểm nghẽn” thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững
Các chuyên gia hiến kế tháo gỡ điểm nghẽn giúp thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững. |
Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, trên thị trường bất động sản còn tồn tại nhiều dấu hiệu không ổn định.
Về nguồn cung, nhiều dự án đầu tư vướng thủ tục pháp lý chưa triển khai thực hiện hoặc dừng thi công khiến nguồn cung giảm. Đến hết quý 3/2022, cả nước có 104 dự án đang triển khai, giảm 50% so với cùng kỳ.
Cơ cấu sản phẩm đang ở tình trạng mất cân đối lớn; giá nhà neo ở mức cao, người dân khó tiếp cận, tác động đến tính thanh khoản, lượng giao dịch giảm, nhất là trong quý 4 năm nay.
DN hoạt động trong lĩnh vực BĐS gặp rất nhiều khó khăn, tập trung vào một số vấn đề như: tiếp cận vốn tín dụng, phát hành trái phiếu DN, khiến nhiều dự án phải dừng thi công; lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá nguyên vật liệu tăng đã có tác động đến DN đầu tư BĐS khiến một số DN thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, giảm lao động...
Chia sẻ về việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, với nhóm giải pháp thúc đẩy dự án đang triển khai, hiện các bộ, ngành, địa phương rà soát các dự án đủ pháp lý, nếu có khó khăn sẽ đôn đốc giải quyết.
Các dự án còn vướng pháp lý thì sẽ làm rõ nội dung vướng mắc để tháo gỡ, nhất là dự án nhà ở thương mại. Hiện cả nước còn hơn 1.000 dự án ở nhóm giải pháp này, khi được tháo gỡ khó khăn sẽ tạo nguồn cung đáng kể cho thị trường.
Liên quan đến các nguồn lực tài chính, tín dụng cho BĐS, Thứ trưởng cho biết, ngày 14/12/2022, Chính phủ ban hành Công điện 1164 nêu rõ trách nhiệm các bộ, ngành, trong đó có Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính tháo gỡ khó khăn liên quan trái phiếu DN BĐS, cùng với đó Ngân hàng Nhà nước có một loạt giải pháp liên quan tín dụng BĐS, giảm lãi suất, giãn các khoản nợ.
Về các giải pháp lâu dài, căn cơ, theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, cần tập trung sửa đổi các văn bản pháp luật còn chồng chéo mâu thuẫn gây khó khăn cho DN. Cùng với đó, các địa phương tích cực nắm bắt tình hình DN trên địa bàn để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường phát triển ổn định, lành mạnh.
Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, thị trường BĐS năm 2022 phát triển khá bất thường, xuất phát từ 4 nguyên nhân chính: thị trường điều chỉnh rất mạnh sau 3 năm tăng nóng; cả DN và nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính tương đối nhiều; đầu cơ; tâm lý đám đông vẫn còn nặng nề.
Liên quan đến vấn đề trái phiếu DN, để xử lý trái phiếu đáo hạn năm tới và năm tiếp theo, ông Lực cho biết đã tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc để đưa ra các nhóm giải pháp cho vấn đề này.
Ông Cấn Văn Lực cho rằng, Việt Nam có những rủi ro trong lĩnh vực BĐS rất khác so với Trung Quốc, do vậy khi cân nhắc về các nhóm giải pháp hỗ trợ cho thị trường BĐS, Việt Nam không thể dùng tiền ngân sách để giải cứu mà phải dùng cơ chế, chính sách, phương pháp hướng dẫn. Theo ông Lực, hiện nay, Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính đang tích cực nỗ lực đưa ra các biện pháp khả thi, phù hợp với thực trạng kinh tế Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, hầu hết các sản phẩm tồn kho của thị trường hiện nay đều nằm ở phân khúc cao cấp, các sản phẩm này không có tính thanh khoản cao bởi không phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng hiện nay.
“Nếu chúng ta có những sản phẩm tầm khoảng 2 – 3 tỷ đồng thì chắc chắn, chỉ trong một ngày mở bán, các sản phẩm này gần như sẽ không còn”, chuyên gia này cho biết.
Tin liên quan
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Dulux Professional tiếp tục đồng hành cùng giải thưởng Việt Nam PropertyGuru
18:08 | 18/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải pháp chống gian lận xuất xứ, chỉ dẫn địa lý trong thời gian tới
10:45 | 15/11/2024 An ninh XNK
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics