IMF kêu gọi Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẵn sàng tăng lãi suất
Trụ sở Ngân hàng trung ương Nhật Bản ở Tokyo. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 26/1 cho biết Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) nên để lợi suất trái phiếu chính phủ linh hoạt hơn và sẵn sàng tăng lãi suất ngắn hạn nếu rủi ro lạm phát tăng "đáng kể."
Trong một đề xuất sau cuộc tham vấn chính sách hàng năm với Nhật Bản, IMF cho biết chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của ngân hàng trung ương vẫn phù hợp vì lạm phát có thể sẽ giảm xuống dưới mục tiêu 2% vào cuối năm 2024 nếu tiền lương không tăng đáng kể.
Tuy nhiên, với những rủi ro lạm phát tăng ngày càng hiện rõ tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, IMF cho biết BoJ nên để lợi suất dài hạn tự do hơn, chẳng hạn như tăng hoặc nới rộng mục tiêu lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm.
Trưởng phái đoàn IMF tại Nhật Bản Ranil Salgado cho rằng điều đó không thực sự làm thay đổi lập trường hỗ trợ của BoJ.
Nó cân bằng một số tác động đối với nền kinh tế thực với tác động lên thị trường tài chính.
Điều đó cũng giúp việc bắt đầu quá trình chuyển đổi hướng tới việc tăng lãi suất ngắn hạn trở nên dễ dàng hơn, đồng thời cho biết thêm BoJ có thể xem xét các bước để tăng cường tính linh hoạt của lợi suất trái phiếu ngay cả trước khi mục tiêu lạm phát đạt được.
Trong bối cảnh lạm phát tiêu dùng cơ bản của Nhật Bản ở mức cao nhất trong 41 năm qua, ở mức 4%, gấp đôi mục tiêu của BoJ, các thị trường đã đặt cược rằng ngân hàng trung ương sẽ loại bỏ dần các biện pháp kích thích mạnh mẽ sau khi Thống đốc Haruhiko Kuroda nghỉ hưu vào tháng 4/2023.
Không giống như các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã mạnh tay tăng lãi suất, BoJ đã mắc kẹt với chính sách lãi suất cực thấp, được gọi là kiểm soát đường cong lợi suất (YCC), trong đó áp dụng lãi suất âm cho một số quỹ ngắn hạn và nhắm mục tiêu đến lợi suất 10 năm ở khoảng bằng 0.
Các đề xuất của IMF trái ngược với những đề xuất mà tổ chức này đưa ra năm 2022, khi thúc giục BoJ duy trì chính sách siêu nới lỏng để hỗ trợ sự phục hồi của Nhật Bản sau thiệt hại của đại dịch COVID-19.
IMF cho biết, do những rủi ro hai mặt đối với lạm phát, việc linh hoạt hơn trong lợi suất dài hạn sẽ giúp tránh những thay đổi đột ngột sau này.
Điều này sẽ giúp quản lý rủi ro lạm phát tốt hơn và cũng giúp giải quyết các tác dụng phụ của việc nới lỏng kéo dài.
IMF cho biết BoJ cũng có thể xem xét các lựa chọn như nhắm mục tiêu vào lợi suất ngắn hạn hoặc tốc độ mua trái phiếu của mình.
Các lựa chọn như vậy sẽ giúp giảm thiểu tác dụng phụ của việc nới lỏng kéo dài, chẳng hạn như sự biến dạng trong đường cong lợi suất do việc BoJ mua trái phiếu chính phủ quy mô lớn.
Nếu rủi ro lạm phát tăng cao đáng kể, BoJ phải rút lại kế hoạch hỗ trợ tiền tệ băng cách tăng lãi suất ngắn hạn "sớm hơn nhiều và cao hơn lãi suất trung lập" để neo lạm phát trở lại mục tiêu 2%.
Đồng yen của Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong cuộc phỏng vấn, ông Salgado cho biết việc tăng lãi suất ngắn hạn khó có thể xảy ra trong thời gian tới và chỉ có thể được xem xét khi có bằng chứng rõ ràng rằng tiền lương sẽ tiếp tục tăng và giúp BoJ đạt được mục tiêu lạm phát một cách lâu dài.
BoJ đã gây bất ngờ cho thị trường trong tháng 12/2022 khi tăng gấp đôi biên độ trợ cấp cho lợi tức 10 năm lên trên 0,5% hoặc dưới 0.
Ngân hàng này đã tăng cường một công cụ vận hành thị trường trong tháng 1/2023 để bảo vệ giới hạn mới, nhằm kéo dài tuổi thọ của YCC.
Bên cạnh các tác dụng phụ của việc nới lỏng kéo dài gia tăng, lãi suất cực thấp của BoJ đã bị chỉ trích vì khiến đồng yen lao dốc, làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu thô, gây thêm áp lực lên các công ty và hộ gia đình.
Đồng USD đã chạm mức cao nhất trong 32 năm, vào khoảng 152 yen đổi 1 USD trong năm 2022, khiến các nhà chức trách phải can thiệp vào thị trường tiền tệ để hỗ trợ đồng nội tệ Nhật Bản, mặc dù sau đó đồng yen đã tăng trở lại khoảng 130 yên đổi 1 USD.
IMF cho biết mặc dù việc can thiệp tiền tệ có thể kiểm soát sự biến động quá mức và giữ cho tốc độ dịch chuyển của đồng yen phù hợp hơn với các nguyên tắc cơ bản, nhưng tác động của nó có thể chỉ là tạm thời.
Do đó, việc can thiệp "nên được giới hạn trong những trường hợp đặc biệt như điều kiện thị trường rối loạn, rủi ro đối với sự ổn định tài chính"./.
Tin liên quan
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
09:09 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK