Facebook Twitter youtube Tiktok

Hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn: Xoay chuyển bánh xe hợp tác

Chính phủ Hàn Quốc đánh giá Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ là một bước ngoặt trong việc khôi phục và bình thường hóa hoàn toàn hệ thống hợp tác giữa 3 nước Hàn-Trung-Nhật.

Tổng thống Yoon Suk Yeol (phải) sẽ hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (giữa) vào ngày 27/5. (Nguồn: EPA)

Tổng thống Yoon Suk Yeol (phải) sẽ hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (giữa) vào ngày 27/5. (Nguồn: EPA)

Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc theo kế hoạch diễn ra tại Seoul trong các ngày 26-27/5 được kỳ vọng sẽ là cơ hội để đưa hợp tác ba bên vốn bị ngưng trệ trong hơn 4 năm qua trở lại đúng hướng.

Chính phủ Hàn Quốc đánh giá đây sẽ là một bước ngoặt trong việc khôi phục và bình thường hóa hoàn toàn hệ thống hợp tác giữa 3 nước Hàn-Trung-Nhật.

Dư luận tại Hàn Quốc, nước thể hiện nỗ lực lớn trong việc thúc đẩy sớm tổ chức hội nghị lần này, nhìn chung đều đánh giá tích cực về cuộc gặp.

Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, việc Hàn Quốc chủ trương xích lại gần Mỹ và việc tăng cường liên minh ba bên Mỹ-Hàn-Nhật vô hình trung đã làm dấy lên hình thái của mô hình "Chiến tranh Lạnh mới" với bên kia là Nga, Trung Quốc và Triều Tiên.

Chính vì thế, việc kết nối lại hợp tác với Trung Quốc được coi là mắt xích còn thiếu nhằm mở rộng không gian ngoại giao cho Hàn Quốc.

Phó Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Tae-hyo cho biết Tổng thống Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cùng Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ tập trung thảo luận 6 lĩnh vực gồm: hợp tác kinh tế và thương mại, phát triển bền vững, các vấn đề y tế, khoa học và công nghệ, quản lý an toàn và thảm họa, giao lưu nhân dân, đồng thời đưa ra tuyên bố chung.

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo dự kiến trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực, cũng như gặp gỡ doanh nhân và tham dự diễn đàn kinh doanh.

Ông Kim Tae-hyo cho rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ tạo cơ hội để phục hồi động lực hợp tác thực chất và hướng tới tương lai của ba nước.

Các cuộc gặp song phương Hàn-Trung và Hàn-Nhật cũng sẽ được tổ chức trước cuộc gặp ba bên.

Có thể thấy ba nước đều khá thống nhất quan điểm nối lại đàm phán và bắt đầu từ những vấn đề ít gai góc trước.

Bởi lẽ các bên đều nhận thấy lợi ích trong việc kiểm soát quan hệ và nối lại đàm phán để đảm bảo động lực hợp tác thực tế và hướng tới tương lai nhằm cho phép người dân ba nước được hưởng những lợi ích lớn.

Tạp chí nghiên cứu châu Á có bài viết đánh giá rằng hội nghị thượng đỉnh lần thứ chín ở Seoul lần này thu hút sự quan tâm hơn do diễn ra đúng thời điểm chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đẩy nhanh việc thiết lập “cấu trúc an ninh kiểu mắt lưới,” tích cực sử dụng các liên minh để đối trọng với sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Washington đã tăng cường hoạt động cùng lúc với nhiều nước trong các liên minh an ninh do Mỹ dẫn dắt như Hàn-Mỹ-Nhật, Mỹ-Nhật-Philippines, cơ chế AUKUS (liên minh an ninh giữa Mỹ, Anh và Australia) và QUAD (hợp tác an ninh giữa Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia) nhằm gia tăng áp lực với Trung Quốc.

Trong hệ thống lưới an ninh này, Hàn Quốc nổi lên như một điểm mắt quan trọng và đang bày tỏ ý định tham gia AUKUS.

Đây chính là lý do có thể lý giải tại sao Trung Quốc có phản ứng tích cực với đề xuất nối lại cuộc gặp thượng đỉnh ba bên lần này sau thời gian dài lạnh nhạt.

Chuyên gia chính trị quốc tế Park In-hwi thuộc Đại học nữ Ewha nhận định rằng với việc liên minh Hàn-Mỹ và quan hệ Hàn-Mỹ-Nhật đang tiến triển tốt đẹp, trục còn thiếu cuối cùng đối với Hàn Quốc là Trung Quốc và hội nghị thượng đỉnh này có thể là cơ hội để Seoul tạo nền tảng hoàn thiện chiến lược ngoại giao giữa các cường quốc.

Theo chuyên gia này, ngay cả khi Hàn Quốc tập trung thúc đẩy hợp tác với Mỹ và Nhật Bản trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, quân sự thì cần có sự khôn khéo để đảm bảo rằng những lợi ích có thể đạt được trên bình diện kinh tế thông qua quan hệ Hàn Quốc-Trung Quốc cũng phải được duy trì.

trung_nhat_han_thuong_dinh_3_ben.jpg

(Nguồn: AFP)

Việc khôi phục hội nghị thượng đỉnh ba bên Hàn-Trung-Nhật sau thời gian dài gián đoạn có ý nghĩa rất lớn. Điều này là do ba nước có chung lịch sử lâu đời và là những nước láng giềng có nhiều mối liên kết phụ thuộc lẫn nhau, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Kim ngạch trao đổi thương mại chiếm tỷ trọng cao trong hợp tác giữa ba nước so với các nước khác.

Thêm vào đó, sự hợp tác giữa ba nước là cần thiết để ứng phó với các thảm họa khí hậu và môi trường ngày càng thường xuyên.

Trong bối cảnh liên minh Nga-Trung-Triều được củng cố mạnh, ông Park Hyeong-joong, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Thống nhất quốc gia Hàn Quốc, cho rằng Bắc Kinh không muốn căng thẳng trong khu vực leo thang dưới cấu trúc "Chiến tranh Lạnh mới" giữa một bên là Mỹ-Hàn-Nhật với bên kia là Nga-Trung-Triều.

Theo ông, kể cả khi hội nghị lần này không đạt được kết quả cụ thể nào về vấn đề an ninh trên Bán đảo Triều Tiên thì vẫn có giá trị gửi tín hiệu đến Nga và Triều Tiên.

Tuy nhiên, nhìn chung kỳ vọng vào kết quả cuộc gặp này là không cao. Giới phân tích Hàn Quốc chỉ ra rằng ngay cả khi tuyên bố chung ba nước được thông qua, rất có thể vấn đề an ninh sẽ bị loại trừ. Có ý kiến rằng việc Trung Quốc cử Thủ tướng Lý Cường tham dự cũng cho thấy hội nghị sẽ chủ yếu liên quan tới hợp tác kinh tế.

Giáo sư Nam Sung-wook chuyên ngành chính trị quốc tế thuộc Đại học Hàn Quốc lưu ý dường như Trung Quốc sẽ cố gắng giải quyết các vấn đề như chuỗi cung ứng chất bán dẫn đang vướng mắc với liên minh Hàn-Mỹ trong khi Hàn Quốc lại muốn tập trung ngoại giao thực dụng nhằm khôi phục trao đổi kinh tế với Trung Quốc.

Giới phân tích Hàn Quốc cũng nhận định chính phủ của Tổng thống Yoon Suk Yeol cần tận dụng cơ hội tại hội nghị này để hóa giải mối quan hệ bị giảm sút nhất với Trung Quốc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Thúc đẩy liên lạc chiến lược, thay đổi tình hình, mở rộng hợp tác kinh tế và thương mại, tạo môi trường đầu tư thân thiện ở Trung Quốc nhằm hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu và giao thương là những kết quả mà dư luận đang trông đợi.

Hàn Quốc đã thể hiện rõ lập trường gác lại khác biệt, tập trung hợp tác giống như những nỗ lực giai đoạn ngoại giao con thoi để phá băng với Nhật Bản năm 2023.

Với rất nhiều khác biệt và vô vàn những vấn đề tồn đọng sau nhiều năm quan hệ bị đình đốn, việc Hàn-Trung-Nhật đồng ý nối lại hội nghị thượng đỉnh được cho là tín hiệu tích cực thể hiện ý chí hợp tác hướng tới tương lai.

Kang Joon-young, Giáo sư chuyên ngành nghiên cứu khu vực và quốc tế thuộc Đại học Ngoại ngữ Hankuk, cho rằng rất khó để ngay lập tức đạt được những kết quả thực chất, nhưng chỉ cần tổ chức cuộc gặp cũng có ý nghĩa lớn bởi điều này vực dậy một nền tảng đối thoại thay vì đối đầu không mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào. Ít nhất, cuộc gặp sẽ thúc đẩy bánh xe hợp tác ba bên xoay chuyển, thay vì đứng im./.

Theo (TTXVN/Vietnam+)

Tin liên quan

Sơ kết Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII

Sơ kết Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII

Chiến dịch Con rồng Mê Kông do Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc đồng sáng kiến, triển khai từ năm 2018.
Chưa hết nửa năm, nhập khẩu gần 100.000 ô tô

Chưa hết nửa năm, nhập khẩu gần 100.000 ô tô

Đến trung tuần tháng 6, cả nước đã nhập khẩu tới gần 100.000 ô tô nguyên chiếc các loại.
Doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thế nào để xuất khẩu bền vững vào Nhật Bản?

Doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thế nào để xuất khẩu bền vững vào Nhật Bản?

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam nhờ lợi thế ưu đãi thuế quan từ 4 Hiệp định thương mại tự do chung giữa hai nước. Để tận dụng lợi thế này, doanh nghiệp cần đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt.
Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ

Tổng thống Ukraine Volodimyr Zelensky tuyên bố không chấp nhận bất kỳ cuộc đàm phán song phương Nga-Mỹ nào nếu không có Ukraine tham dự.
Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại

Tổng thống Trump ký bản ghi nhớ đề nghị áp dụng thuế quan "công bằng và có đi có lại" đối với các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%

Thị trường xe điện và xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng trưởng 25-30% trong năm nay, chiếm 15-20% tổng doanh số ôtô du lịch bán ra.
Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine

Ngày 12/2, các cường quốc châu Âu, bao gồm Anh, Pháp và Đức, tuyên bố họ phải tham gia vào mọi cuộc đàm phán trong tương lai về số phận của Ukraine.
Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan

Lãnh đạo của tất cả các tỉnh và vùng lãnh thổ của Canada có mặt tại thủ đô Washington (Mỹ) ngày 12/2 để phản đối thuế quan, cảnh báo Mỹ về thiệt hại kinh tế.
61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo (AI) “mở, toàn diện và đạo đức” tại hội nghị thượng đỉnh AI Paris diễn ra tại Pháp.
Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD

Liên minh châu Âu công bố sáng kiến InvestAI với nguồn vốn 200 tỷ euro để phát triển các nhà máy AI quy mô lớn, tạo nền tảng cho châu Âu trở thành trung tâm phát triển AI hàng đầu thế giới.
Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thăm Anh để nối lại Đối thoại Chiến lược Anh-Trung sau 6 năm gián đoạn, đánh dấu bước cải thiện quan hệ giữa hai nước.
Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu

Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% lên mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu, gây lo ngại về tác động đối với ngành công nghiệp và kinh tế toàn cầu.
Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm

Tổng thống Trump chuẩn bị áp dụng mức thuế mới 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ, gây ảnh hưởng đến các đối tác thương mại toàn cầu.
Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ

Cả Điện Kremlin và Nhà Trắng đều chưa xác nhận thông tin về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề Ukraine.
Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump

Cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Trump có thể diễn ra tháng 2 hoặc tháng 3, hai bên đang gấp rút chuẩn bị.
IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá thận trọng về các bước đi mới của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, lo ngại về tác động đến tăng trưởng toàn cầu.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6/2025 ghi nhận tăng cao kỷ lục với mức tăng 61,4% về số doanh nghiệp.
Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu bất định, kim ngạch XK hàng hóa của Nghệ An trong 6 tháng đầu năm đạt 1,8 tỷ USD, tăng mạnh 25,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

VISTEC đảm nhận vai trò giải quyết bài toán nhân lực chất lượng cao - một trong những rào cản lớn nhất của TMĐT.
Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

Đó là vướng mắc của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi đến đề nghị cơ quan Hải quan giải đáp và hướng dẫn.
Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Indonesia siết nhập khẩu dệt may nhưng nới lỏng nhiều nhóm hàng khác, doanh nghiệp Việt cần sớm thích ứng.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Trong 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội, thì có 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025.
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Chi cục Hải quan khu vực X tiếp nhận các đơn vị hải quan thuộc tỉnh Sơn La từ Chi ...
Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Cục Hải quan đã quán triệt toàn Ngành, tập trung nguồn lực, trí tuệ để triển khai 4 nghị quyết ...
Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Chi cục Hải quan khu vực XII đảm bảo an ninh, an toàn vận hành thông suốt và ổn định ...
Địa chỉ, trụ sở và số điện thoại của Thuế Hà Nội và 25 Thuế cơ sở trực thuộc

Địa chỉ, trụ sở và số điện thoại của Thuế Hà Nội và 25 Thuế cơ sở trực thuộc

Quy định về tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý, số điện thoại của Thuế thành phố Hà ...
Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Thực hiện nghĩa vụ thành viên trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, từ ngày 7-9/7/2025, Hải quan Việt Nam đã ...
Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Ngày 6/7, Chi cục Hải quan khu vực XIX tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Cục ...
Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6/2025 ghi nhận tăng cao kỷ lục với mức tăng 61,4% về số ...
Tân cảng Sài Gòn đạt giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

Tân cảng Sài Gòn đạt giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn vinh dự đạt giải nhì nhóm lĩnh vực 1 (Phát triển kinh tế), ...
Doanh nghiệp điện tử cần chủ động kịch bản ứng phó với các mức thuế quan từ Mỹ

Doanh nghiệp điện tử cần chủ động kịch bản ứng phó với các mức thuế quan từ Mỹ

Các doanh nghiệp cần chuẩn bị kịch bản ứng phó với các mức thuế, bằng cách lập kế hoạch tài ...
Doanh nghiệp xây dựng gặp khó khi giá nguyên vật liệu tăng cao

Doanh nghiệp xây dựng gặp khó khi giá nguyên vật liệu tăng cao

Các doanh nghiệp kiến nghị phải có các giải pháp kiểm soát giá, đảm bảo nguồn cung, tránh tình trạng ...
Ông Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành Vietjet

Ông Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành Vietjet

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) vừa công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Sơn đảm nhận ...
Bất động sản khu Đông Hải Phòng: Trung tâm chuyển dịch dòng đầu tư

Bất động sản khu Đông Hải Phòng: Trung tâm chuyển dịch dòng đầu tư

Sở hữu quỹ đất lớn, quy hoạch bài bản cùng dư địa tăng giá còn rộng mở, khu Đông Hải ...
Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

Đó là vướng mắc của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi đến đề nghị cơ ...
Chính sách thuế TNCN đối với chi phí cách ly phòng, chống dịch Covid-19

Chính sách thuế TNCN đối với chi phí cách ly phòng, chống dịch Covid-19

Cục Thuế vừa có văn bản trả lời thắc mắc của người nộp thuế về chính sách thuế TNCN đối ...
Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển số xe

Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển số xe

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 71/2025/TT-BTC (Thông tư 71) sửa đổi, bổ sung một số điều ...
Công bố một số thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh

Công bố một số thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh

Ngày 3/7/2025, Bộ Tài chính có Quyết định số 2353/QĐ-BTC công bố thủ tục hành chính liên quan đến thành ...
Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

Ngày 4/7/2025, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2371/QĐ-BTC công bố 1 thủ tục hành chính được sửa ...
Đề xuất gộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm trùng lặp thủ tục

Đề xuất gộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm trùng lặp thủ tục

Việc cắt giảm, đơn giản hóa 44/143 thủ tục hành chính (TTHC), trong đó bãi bỏ 25 thủ tục và ...
Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu bất định, kim ngạch XK hàng hóa của Nghệ An trong 6 tháng ...
Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Indonesia siết nhập khẩu dệt may nhưng nới lỏng nhiều nhóm hàng khác, doanh nghiệp Việt cần sớm thích ứng.
Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Từ 1/7, Anh loại thép Việt khỏi diện miễn trừ tự vệ, áp hạn ngạch mới.
Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu

Hoạt động XNK 6 tháng đầu năm 2025 qua địa bàn Lạng Sơn diễn ra sôi động, có thời điểm ...
Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Xuất khẩu Việt Nam nửa đầu 2025 đạt 219,8 tỷ USD, tăng 14,4%, tiếp tục khẳng định vai trò trụ ...
Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc

Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc

Giá điều xuất khẩu tăng mạnh, Trung Quốc dẫn dắt nhu cầu, giúp ngành điều Việt Nam tiến gần mục ...
Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

VISTEC đảm nhận vai trò giải quyết bài toán nhân lực chất lượng cao - một trong những rào cản ...
Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử

Chuyên gia đề xuất, xây dựng một nền tảng định danh, xác thực và truy xuất nguồn gốc sản phẩm ...
Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Dự án Luật Thương mại điện tử dự kiến được trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 10 ...
Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Theo VECOM, xuất khẩu TMĐT xuyên biên giới đạt khoảng 3,3 tỷ USD vào năm 2022 và có khả năng đạt ...
Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số

Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số

Thương mại điện tử không thể phát triển nhanh và bền vững nếu thiếu một hệ sinh thái tài chính ...
Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng

Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm nếu loại trừ ...
Du lịch Việt Nam trước thời cơ vàng để cán mốc doanh thu "triệu tỷ đồng"

Du lịch Việt Nam trước thời cơ vàng để cán mốc doanh thu "triệu tỷ đồng"

Trong 6 tháng đầu năm 2025, du lịch Việt Nam ghi nhận bước tăng trưởng vượt bậc, đón gần 10,7 ...
Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản

Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản

Trong nửa đầu năm 2025, thu hút vốn FDI vào bất động sản đã có sự tăng trưởng ấn tượng.
Bột ngọt nhập khẩu: tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá đến 2030

Bột ngọt nhập khẩu: tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá đến 2030

Bộ Công thương gia hạn 5 năm thuế chống bán phá giá bột ngọt từ Trung Quốc và Indonesia, với ...
Áp lực lạm phát còn rất lớn

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Biến động của giá hàng hóa thế giới sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực đối ...
Điều hành thị trường tiền tệ chủ động, linh hoạt

Điều hành thị trường tiền tệ chủ động, linh hoạt

Trong nửa đầu năm 2025, Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, ...
Doanh nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn gì trong quý II/2025

Doanh nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn gì trong quý II/2025

30,8% doanh nghiệp gặp khó khăn do nhu cầu thị trường quốc tế thấp; 24,5% doanh nghiệp khó khăn về ...
Phiên bản di động