Hội nghị cấp cao ASEAN- Hoa Kỳ và những vấn đề được quan tâm
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ | |
Mỹ đề xuất tổ chức hội nghị cấp cao trực tiếp với các nước ASEAN | |
EU và ASEAN đề cao tầm quan trọng của môi trường trong hợp tác |
Quan hệ thương mại, an ninh khu vực cũng như biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19 sẽ là những vấn đề trọng tâm trong chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ |
Đến nay, Nhà Trắng đã không cung cấp nhiều thông tin chi tiết liên quan Hội nghị ngoài tuyên bố sự kiện này sẽ cho thấy “cam kết lâu dài” của Mỹ đối với ASEAN. Giới quan sát cho rằng việc Tổng thống Joe Biden dành 2 ngày để tiếp đón các nhà lãnh đạo ASEAN trong lúc căng thẳng phương Tây – Nga đang lên cao là một sự tái khẳng định rằng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của Washington.
Hội nghị cấp cao ASEAN – Hoa Kỳ tạo cơ hội thảo luận về việc làm sâu sắc hơn các mối quan hệ thương mại, một phần quan trọng mà ASEAN cần trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác chiến lược lớn (CSP) đã được đàm phán từ tháng 10/2021. ASEAN đã ký CSP với Trung Quốc và Australia. Trong khi đó, ASEAN có nhiều cơ hội ký hiệp định thương mại tự do khác, chẳng hạn như ASEAN đang đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do với Canada và một số thành viên của khối này đã tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Washington hiện không tham gia RCEP, khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới có Trung Quốc. Còn Bắc Kinh đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP, một hiệp định thương mại tự do kế thừa từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Tổng thống Barack Obama đã tích cực thúc đẩy nhưng sau đó Tổng thống kế nhiệm Donald Trump đã rút. Để thể hiện sự quan tâm đối với việc thiết lập lại các mối quan hệ thương mại trong khu vực, chính quyền Tổng thống Biden đang phát triển Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF). Cho đến nay, sự tiếp nhận của khu vực đối với sáng kiến IPEF vẫn khá hờ hững - một vấn đề đối với chính quyền Biden. 10 quốc gia thành viên ASEAN tạo thành hệ thống tài chính lớn thứ 3 ở châu Á và lớn thứ 7 trên thế giới, với tổng GDP đạt 2.400 tỷ USD. Marc Mealy, Phó Chủ tịch cấp cao của Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ-ASEAN, cho biết: “Các quốc gia ASEAN thực sự quan trọng. 6 trong số khoảng 20-30 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ trên thế giới là các quốc gia thành viên ASEAN”.
Về chủ đề đại dịch Covid-19, Indonesia- với tư cách chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11/2021 và đồng chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh Covid-19 quốc tế kỹ thuật số lần thứ hai sẽ diễn ra vào tuần tới- đã sẵn sàng thúc đẩy chương trình phục hồi sau đại dịch toàn cầu một cách mạnh mẽ và bình đẳng hơn, bao gồm việc tiếp cận vắc xin, xét nghiệm và điều trị. Cho đến nay, Mỹ đã tài trợ 190 triệu liều vắc xin cho các quốc gia ASEAN và các quốc gia khác trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Về vấn đề biến đổi khí hậu, theo giới quan sát, có những giải pháp thay thế chưa được khai thác có thể kết hợp các mục tiêu về biến đổi khí hậu ở các quốc gia trên thế giới của chính quyền Tổng thống Biden với các nhu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng của khu vực. Một số sáng kiến được thiết lập để mở rộng, bao gồm Tương lai khí hậu địa phương Mỹ-ASEAN, một chương trình nhằm giúp thế giới hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.
Đây sẽ là hội nghị cấp cao đặc biệt lần hai giữa các nhà lãnh đạo của Mỹ và ASEAN được tổ chức tại Mỹ kể từ cuộc họp do Tổng thống Obama đồng chủ trì tại Sunnylands, bang California. Nhiều ý kiến ca ngợi hội nghị cấp cao năm 2016 đó là sự khởi đầu cho một giai đoạn hoàn toàn mới trong mối quan hệ của Washington với một trong những khu vực năng động nhất trên thế giới, đa dạng về chính trị, văn hóa và tài chính
Tin liên quan
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
09:59 | 16/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics