Hoàn thiện pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công
Quang cảnh Hội nghị lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. |
Tháo gỡ bất cập trong quản lý, sử dụng tài sản công
Tại hội nghị, ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết, Bộ Tài chính đang gấp rút hoàn thiện dự án 1 luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, trong đó có Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (TSC). Mục tiêu sửa luật là để giải phóng nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Do đó, phạm vi sửa đổi, bổ sung lần này chỉ tập trung vào các vấn đề quan trọng, có tác động nhanh, tức thì đến việc đạt các mục tiêu nói trên.
Liên quan quy định bán TSC là trụ sở làm việc và cơ sở đơn vị sự nghiệp, đại diện tỉnh Sơn La cho biết, vẫn còn một phần nhỏ liên quan đến quy định về thu hồi tài sản, theo đó, đại diện Sơn La đề nghị bổ sung Điều 41 quy định tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm tiếp nhận những TSC là nhà, đất phải thu hồi theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSC. Bổ sung điều này để các địa phương đỡ phải tranh luận hoặc đùn đẩy nhau trong nội dung tiếp nhận tài sản khi thu hồi. |
Chia sẻ cụ thể hơn những vấn đề còn gây bất cập, bà Trần Diệu An, Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, yêu cầu về việc quản lý, sử dụng TSC cũng có sự thay đổi, một số quy định tại Luật Quản lý, sử dụng TSC đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không còn phù hợp với bối cảnh mới.
Dẫn chứng về quy định thẩm quyền phê duyệt Đề án sử dụng TSC vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, bà Diệu An cho biết, hiện Luật Quản lý, sử dụng TSC quy định thẩm quyền phê duyệt là của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, chủ tịch UBND cấp tỉnh. Theo bà Trần Diệu An, quy định này đã hạn chế tính chủ động của các bộ, ngành, địa phương, đơn vị cấp dưới trong việc khai thác TSC tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Cũng theo bà Trần Diệu An, quy định về khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hiện nay còn chưa hợp lý, làm phát sinh thủ tục hành chính không cần thiết; một số quy định về tính khấu hao, hao mòn TSC chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý TSC trong quá trình quản lý, sử dụng, khai thác tài sản… Từ thực tiễn này cũng như để thực hiện sửa đổi, bổ sung những vướng mắc có tính cấp bách, tại dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng TSC, Cục Quản lý công sản đã đề xuất sửa đổi Điều 39 về bảo dưỡng, sửa chữa TSC theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm ban hành định mức chi bảo dưỡng, sửa chữa TSC cho thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng TSC gắn với việc xác định cụ thể căn cứ ban hành định mức làm cơ sở để tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát.
Ngoài ra, theo bà Trần Diệu An, cơ quan soạn thảo đã sửa đổi, cập nhật hình thức xử lý TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Theo đó, qua thực tế triển khai xử lý TSC là nhà, đất, tài sản kết cấu hạ tầng hiện nay, hình thức chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý là hình thức được áp dụng khá phổ biến và là cơ sở để địa phương tiếp nhận, xử lý hiệu quả TSC là nhà, đất, tài sản kết cấu hạ tầng dôi dư, tạo nguồn thu cho NSNN, bổ sung nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, theo bà An, cần thiết phải bổ sung hình thức chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý vào các hình thức xử lý TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng.
Tăng cường tính tự chủ trong quản lý, sử dụng TSC
Liên quan việc việc phân cấp, phân quyền cho các bộ, ngành và địa phương trong quản lý và sử dụng TSC, theo ông Nguyễn Tân Thịnh, đối với việc sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng TSC, mục tiêu của việc phân cấp, phân quyền là tăng cường tính tự chủ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị địa phương trong quản lý TSC. Việc phân cấp, phân quyền cần phù hợp với điều kiện thực tế của từng bộ, ngành, địa phương và năng lực của các cơ quan, đơn vị được phân quyền. Tuy nhiên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cùng với đó, cần có các cơ chế kiểm tra, kiểm soát để để đảm bảo việc phân cấp, phân quyền được thực hiện đúng và hiệu quả. Ông Nguyễn Tân Thịnh nhấn mạnh, việc phân cấp, phân quyền không có nghĩa là các cơ quan cấp trên không chịu trách nhiệm về quản lý TSC, họ vẫn phải chịu trách nhiệm khi xảy ra vấn đề.
Tại hội nghị, đại diện tỉnh Sơn La đề xuất bổ sung Điều 47a quy định về hình thức chuyển giao tài sản về địa phương xử lý, trong đó có 3 khoản. Khoản 1 quy định về hình thức chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý được áp dụng đối với TSC là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và được thực hiện trong các trường hợp quy định cụ thể. Khoản 2 quy định cơ quan nhà nước có tài sản chuyển giao sẽ có trách nhiệm bàn giao tài sản cho tổ chức phát triển quỹ đất theo quy định của Luật Đất đai. Còn với khoản 3, Chính phủ sẽ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục để quyết định chuyển giao nhà đất về địa phương quản lý, xử lý.
Đại diện tỉnh Hà Giang đề nghị khi sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng TSC cần lưu ý tính đồng bộ đối với các luật khác và các nghị định có liên quan thì mới triển khai được một cách hiệu quả. Việc ban hành các nghị định, thông tư cần phải được tiến hành kịp thời, đồng bộ, tránh tình trạng chậm trễ.
Tin liên quan
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Xây dựng ngay chương trình công tác năm 2025 để công việc không bị ngắt quãng
15:52 | 03/12/2024 Tài chính
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Infographics: Tiểu sử tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng
15:39 | 30/11/2024 Tài chính
Đẩy mạnh đàm phán các cam kết về hải quan trong khuôn khổ FTA
15:09 | 03/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Lưu ý về quản lý hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử
16:01 | 02/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Rà soát đối tượng không chịu thuế GTGT đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu
15:41 | 02/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không điều chuyển nhà, đất sang doanh nghiệp để kinh doanh bất động sản
08:08 | 30/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện chính sách hỗ trợ thông quan hàng hóa
07:45 | 29/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đánh thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để ngăn đầu cơ
10:05 | 28/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Doanh nghiệp mong chờ chính sách mới trong thủ tục, giám sát hải quan
07:50 | 27/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình hợp lý để tránh gia tăng buôn lậu
07:21 | 27/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kiến nghị sửa quy định luân chuyển hàng hóa
13:30 | 26/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đưa kinh nghiệm thực tiễn vào chính sách quản lý hải quan
10:20 | 26/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân
09:48 | 26/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nhiều điểm mới trong chính sách quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
13:43 | 24/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
Móng Cái: Lập chốt kiểm tra, phát hiện hàng tấn thực phẩm nhập lậu
Cảnh sát biển tạm giữ tàu cá chở 50.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc
Doanh nghiệp đề xuất tuyến vận chuyển không người lái qua cửa khẩu Tân Thanh-Pò Chài
Trung Quốc siết chặt việc xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng sang Mỹ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia