Hồ sơ “phức tạp” của nhà báo mất tích khiến Mỹ-Thổ-Saudi lục đục
Nhờ cuộc phỏng vấn trùm khủng bố Osama bin Laden vào những năm 1980, Jamal Khashoggi nổi lên trở thành một trong những nhà báo có uy tín nhất ở Saudi Arabia và sau này trở thành cây bút của Washington Post khi định cư ở Mỹ.
Thế nhưng, cái tên Jamal Khashoggi giờ đây còn được nhắc đến nhiều hơn vì vụ nhà báo Mỹ này mất tích ngày 2/10 sau khi bước vào lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, khiến quan hệ giữa 3 nước trở nên vô cùng phức tạp.
“Bệ phóng” Osama bin Laden
Khashoggi học Đại học bang Indiana của Mỹ và sau khi tốt nghiệp, ông trở về Saudi Arabia làm việc cho một tờ báo tiếng Anh.
Đó là thời kỳ đầu những năm 1980, khi những tay súng thánh chiến khơi mào cuộc chiến ở Afghanistan nhờ được sự ủng hộ của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Và trong những tay súng thánh chiến được Mỹ hậu thuẫn đó có Osama bin Laden, người đã mời Khashoggi đến Afghanistan để phỏng vấn hắn. Tất nhiên, nhà báo này đã nhiệt tình nhận lời và sau đó có thêm vài lần phỏng vấn bin Laden.
Khashoggi được cho là đã đứng về phe thánh chiến ở Afghanistan nhưng ông không phải là trường hợp cá biệt.
“Đầu tiên và trên hết, ông ấy ở đó với tư cách là một nhà báo, dù cũng phải thừa nhận rằng ông ấy là một người đồng tình với các tay súng thánh chiến Afghanistan nhưng phần lớn các nhà báo Arab thời đó, và cả nhiều nhà báo phương Tây cũng thế” – Thomas Hegghammer, người từng phỏng vấn Khashoggi về quãng thời gian ông ở Afghanistan, chia sẻ với New York Times.
Dù từng đăng một bức ảnh bản thân cầm súng trường trong tay, Khashoggi được cho là chưa bao giờ thực sự chiến đấu ở Afghanistan hay có khả năng chiến đấu.
Cái mác “kẻ cực đoan”
Một vài người thuộc phe cánh hữu theo chủ nghĩa dân tộc ở Mỹ từng cho rằng những câu chuyện ca ngợi Khashoggi là người bảo vệ dân chủ và tự do ngôn luận thực chất bị thổi phồng.
Và vì thế, họ thúc đẩy một thuyết âm mưu rằng câu chuyện xung quanh vụ mất tích của ông hôm 2/10 vừa qua chỉ nhằm phá hoại quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ và Saudi Arabia nhằm mục đích có lợi cho Iran.
Những ngày qua, cũng đã có một vài nhân vật bảo thủ ở Mỹ tìm cách gắn cho Khashoggi cái mác một kẻ cực đoan vì ông từng bày tỏ sự đồng tình với cuộc chiến mà bin Laden tiến hành những năm 1980, và cũng vì mối liên hệ của ông với phong trào Anh em Hồi giáo. Nhưng đồng nghiệp của ông khẳng định với New York Times rằng tất cả là dối trá.
Khashoggi đã tỏ ra bất bình với bin Laden khi tên này bắt đầu ủng hộ chủ nghĩa khủng bố những năm 1990, điều mà sau này đã dẫn tới vụ tấn công nhằm vào tòa tháp đôi ở New York ngày 11/9/2001.
“Osama bin Laden… không chỉ tấn công vào New York và [nhằm vào chính phủ ở] Washington mà còn tấn công vào đạo Hồi, vào đức tin lẫn những giá trị của sự dung thứ và cùng tồn tại mà tôn giáo này rao giảng” – Khashoggi viết không lâu sau vụ tấn công 11/9. Ông cũng chỉ trích thuyết âm mưu lan truyền ở Saudi Arabia về vụ việc trên nhằm làm lu mờ thực tế rằng có tới 15 trong số 19 kẻ tấn công đến từ Saudi Arabia.
Khi trùm khủng bố khét tiếng bị Mỹ tiêu diệt năm 2011, Khashoggi cho rằng, bin Laden đã chuyển từ việc đấu tranh cho những gì hắn coi là chính nghĩa sang ủng hộ sự thù hằn.
Lúc đó, Khashoggi đã đăng dòng tweet rằng: “Tôi đã gục ngã và khóc lóc một lúc, cảm thấy tan nát vì Abu Abdullah (biệt danh của Osama bin Laden). Ông từng là một con người tuyệt vời và dũng cảm những ngày xưa tươi đẹp ở Afghanistan, trước khi ông sa đà vào sự thù hằn và giận dữ”. Khashoggi từng được cho là đã cố gắng thuyết phục bin Laden từ bỏ con đường bạo lực.
Thân thiết với Hoàng tộc Saudi
Truyền thông Saudi Arabia có mối quan hệ vô cùng mật thiết với Hoàng tộc, vì thế khi Khashoggi càng vươn lên vị trí cao hơn trong thế giới truyền thông của vương quốc này, ông cũng càng thân thiết hơn với các hoàng thân, quốc thích.
Khashoggi từng giữ vai trò cố vấn cho Hoàng gia và có lúc đã tháp tùng Quốc vương Abdullah công du. Vì mối quan hệ thân thiết với Hoàng thân Turki al-Faisal, người đứng đầu cơ quan tình báo của Saudi Arabia, mà có lúc Khashoggi cũng bị đồn là gián điệp của nước này.
Nhưng Khashoggi là một người khá công khai ủng hộ dân chủ, vì thế ông đã gặp rắc rối khi Saudi Arabia tìm cách chặn đứng làn sóng nổi dậy mang tên “Mùa xuân Arab” ở khu vực này. Và dù thường lên tiếng chỉ trích Hoàng gia Saudi Arabia, ông vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với họ. Khashoggi đã hơn một lần bị đuổi việc vì xu hướng có phần “nổi loạn” của ông nhưng thường là sau đó vẫn được thuê lại.
Mọi chuyện bắt đầu thay đổi với Khashoggi vào năm 2015 khi Quốc vương Salman lên nắm quyền và tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đến con trai ông, Mohammed, người được phong Thái tử thừa kế ngai vàng vào năm 2017.
Tháng 6/2017, Khashoggi rời Saudi Arabia giữa lúc Thái tử Mohammed bin Salman cố gắng tìm mọi cách thâu tóm quyền lực, trong đó có việc bắt giữ một số hoàng thân khác và các doanh nhân nổi tiếng. Một vài người bạn của Khashoggi cũng bị bắt.
6 tháng trước khi Khashoggi sang Mỹ, Hoàng gia Saudi Arabia đã “treo” bút ông vì nhà báo này chỉ trích Tổng thống Donald Trump và sự tin tưởng tuyệt đối của chính phủ Saudi Arabia đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ.
Ở Mỹ, Khashoggi bắt đầu viết bình luận cho tờ Washington Post từ tháng 9/2017 cho đến khi mất tích. Tại Washington Post, ông đã có những bài viết chỉ trích Saudi Arabia trong các vụ việc như phong tỏa, cô lập Qatar, những tranh cãi của nước này với Lebanon và Canada… Mặc dù vậy, ông ủng hộ một số cải cách của Thái tử Saudi Arabia như cho phép phụ nữ lái xe.
Tin liên quan
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK