“Giấy xét nghiệm Covid-19" đè nặng doanh nghiệp vận tải
Chi phí xét nghiệm đầy đủ PCR hơn 800.000 đồng/lần, còn xét nghiệm nhanh bình quân hơn 200.000 đồng/lần. Ảnh minh họa: ST |
Gánh nặng chi phí
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến nhiều tỉnh, thành vùng Đông và Tây Nam Bộ phải giãn cách xã hội theo nguyên tắc của Chỉ thị 15, Chỉ thị 16, tuy nhiên, quy trình, phương pháp kiểm tra lưu thông hàng hóa tại các chốt kiểm soát dịch Covid-19 của nhiều tỉnh, thành phố chưa thống nhất, đặc biệt là các tỉnh trung gian chưa có dịch, đã gây khó khăn cho hoạt động vận tải.
Mới đây Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đã có văn bản kiến nghị áp dụng quy tắc vận tải an toàn phòng dịch Covid-19 mà không cần xét nghiệm PCR. Theo đó, lái xe thực hiện nguyên tắc không rời khỏi cabin khi ra/vào, giao nhận hàng hoá tại vùng dịch; đơn vị giao/nhận hàng hoá tại địa phương chịu trách nhiệm về bốc xếp hàng hoá, không tiếp xúc lái xe. VLA cho rằng, với quy tắc vận tải an toàn phòng dịch nói trên sẽ đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19, vì lái xe khi ở yên trên cabin thực hiện nguyên tắc không tiếp xúc, sẽ không còn là nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. Bên cạnh đó, VLA cũng đề xuất Bộ Y tế ưu tiên xem xét tiêm phòng cho lực lượng lái xe, lao động đang thực hiện công tác tại cảng, kho, bãi, khai báo hải quan... |
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện, từ ngày 8/7 đến nay, tình hình giao thông tại TPHCM và các tỉnh lân cận đã hạn chế tối đa việc ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát. Theo báo cáo của Sở GTVT TPHCM, tính đến hết ngày 12/7 đã cấp Giấy nhận diện phương tiện ưu tiên theo luồng Xanh cho 17.980 xe/20.311 xe đăng ký thuộc 25 đơn vị của 6 địa phương đã đăng ký với Sở này gồm: Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang và An Giang).
Trong quá trình triển khai luồng Xanh đã phát sinh một số vấn đề bất cập như thời hạn hiệu lực kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19 của các địa phương chưa thống nhất với nhau, nhiều tỉnh thành quy định khi người từ vùng dịch về địa phương phải cách ly và xét nghiệm 3 lần, do đó nếu lái xe muốn qua chốt để dỡ hàng hoá xuống thì phải cách ly dù có xét nghiệm dẫn đến khó khăn trong việc vận chuyển và lưu thông hàng hoá… Bản thân phía doanh nghiệp cũng phải gánh thêm chi phí xét nghiệm, càng khiến doanh nghiệp khó khăn hơn.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TPHCM (Saigon Co.op) cho biết, hiện nay hàng hóa đang phải đội thêm phần chi phí. Cụ thể là chi phí xét nghiệm cho các tài xế, công nhân tại kho hàng. Nếu xét nghiệm đầy đủ PCR, chi phí hơn 800.000 đồng/lần, còn xét nghiệm nhanh chi phí bình quân hơn 200.000 đồng/lần. Tuy nhiên, cái khó là nhiều tỉnh, thành đưa ra quy định giấy xét nghiệm chỉ có hiệu lực trong 3 ngày dẫn đến người lao động phải xét nghiệm liên tục. Hiện đội ngũ nhân viên trong kho của Saigon Co.op khoảng 1.000 người, chia thành 2 ca, mỗi ca 500 người, cứ 3 ngày xét nghiệm 1 lần, mỗi người 800.000 đồng. Với chi phí như trên, có thể dễ dàng nhận thấy đây là một chi phí rất lớn đối với một doanh nghiệp.
Mong sớm có quy trình chung
Bà Tôn Nữ Nguyên Ánh, Trưởng Bộ phận Truyền thông và Đào tạo, Công ty CP Sài Gòn Food cho biết, là doanh nghiệp thực phẩm bình ổn của TPHCM nên doanh nghiệp cũng được Sở Công Thương, Sở GTVT TPHCM tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp giấy thông hành trong lưu thông hàng hóa. Tuy vậy, hiện doanh nghiệp đang phải gồng lên gánh chi phí xét nghiệm Covid-19. Cứ 3 ngày, công ty phải thực hiện xét nghiệm nhanh cho khoảng 20 tài xế với chi phí 390.000 đồng/người. 7 ngày/lần xét nghiệm cho khoảng 400 công nhân ở lại công ty làm việc. Đáng chú ý nhu cầu xét nghiệm của các doanh nghiệp nhiều nên giá xét nghiệm cũng bị đẩy lên.
Dù doanh nghiệp rất chia sẻ với áp lực mà Chính phủ cùng các tỉnh, thành phố đang gồng gánh khi dịch diễn biến mạnh, phức tạp trên toàn quốc nhưng bối cảnh dịch khiến nhiều doanh nghiệp lao đao. Trong những ngày qua, không chỉ doanh nghiệp sản xuất mà doanh nghiệp vận tải hàng hoá cũng “căng như dây đàn” vì yêu cầu ra - vào mọi tỉnh đều cần phải có giấy test giá trị 3 ngày, thậm chí tại một số tỉnh, thành phố giờ rút xuống 1 ngày. Nhiều doanh nghiệp vận tải mong muốn có một quy trình rõ ràng để vừa đảm bảo phòng chống dịch mà vẫn duy trì được lực lượng vận tải hàng hoá, thay vì duy nhất cách thức xét nghiệm. Nếu không sẽ dễ dẫn tới đứt gãy chuỗi vận tải, đứt gãy lưu thông hàng hóa.
Xung quanh vấn đề này, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tránh ùn tắc, theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, các chốt kiểm soát phải công bố công khai những nội dung cần kiểm tra, thực hiện kiểm tra nhanh nhất có thể thông qua phù hiệu xe, mã QR… Trong trường hợp xảy ra ùn tắc phải khẩn trương mở thêm luồng Xanh (thêm chốt kiểm soát). Đặc biệt, với những mặt hàng nông sản, thực phẩm dễ hư hỏng, Tổng cục Đường bộ cần nghiên cứu biện pháp cấp phù hiệu với mã nhận diện riêng để tạo điều kiện cho các phương tiện vận chuyển các loại hàng hóa này lưu thông nhanh hơn.
Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đề nghị các tỉnh sắp áp dụng Chỉ thị 16 cần nhanh chóng phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam sớm công bố luồng Xanh của tỉnh kết hợp với luồng Xanh quốc gia để thuận lợi vận chuyển hàng hóa. Tất cả các tỉnh phải nhanh chóng cấp logo kèm mã QR để nhận diện xe chở hàng hóa đi vào vùng dịch được kiểm soát tốt, đảm bảo hoạt động giao thông thông suốt. Các tỉnh phải quản lý các doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu đi lại, hướng dẫn doanh nghiệp xin cấp logo, thực hiện các quy trình kiểm soát phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics