Giao sàn thương mại điện tử truy xuất hàng hoá: Vượt vai trò, tăng gánh nặng
Sàn không có công cụ và thẩm quyền để điều tra hàng hóa
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa có văn bản góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong đó, điểm đáng chú ý là VECOM ý kiến về việc giao các sàn TMĐT xác minh và truy xuất nguồn gốc hàng hóa (khoản 34 và khoản 35 Điều 1).
VECOM lập luận rằng, các quy định này mới được bổ sung vào các phiên bản gần đây của dự thảo nhưng chưa lấy ý kiến đầy đủ từ công chúng và các bên bị tác động.
“Đây là những nội dung rất quan trọng, có thể ảnh hưởng sâu rộng đến toàn ngành TMĐT, cần được cân nhắc kỹ càng trước khi thông qua”, ông Trần Trọng Tuyến, Phó Chủ tịch VECOM nhấn mạnh.
Theo VECOM, dự thảo đang mở rộng phạm vi điều chỉnh vượt quá chức năng cốt lõi của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, chồng chéo với các văn bản chuyên ngành hiện hành như Nghị định 52/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi tại Nghị định 85/2021/NĐ-CP), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 và Luật TMĐT đang trong quá trình xây dựng.
![]() |
Truy xuất nguồn gốc, xuất xứ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi quản lý chất lượng hàng hoá. |
Theo Điều 1.35 của dự thảo, các sàn TMĐT phải thực hiện việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa trước và trong quá trình vận hành nền tảng. Tuy nhiên, các sàn hiện chỉ đóng vai trò trung gian, không có đủ công cụ, thẩm quyền điều tra hay kiểm định để thực hiện trách nhiệm này.
“Sàn TMĐT không có chức năng điều tra, kiểm định, phân tích kỹ thuật hay thẩm quyền can thiệp vào quy trình sản xuất, lưu thông hàng hóa để xác minh tính xác thực của thông tin sản phẩm”, ông Trần Trọng Tuyến nhận định.
Hiện nay, sàn TMĐT chỉ có thể yêu cầu người bán cung cấp giấy tờ, thông tin theo quy định pháp luật và cung cấp lại cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu. Việc chủ động xác minh và kiểm soát chất lượng từng sản phẩm là điều nằm ngoài khả năng thực thi của nền tảng TMĐT, cả về mặt pháp lý lẫn kỹ thuật.
Theo thông lệ quốc tế và pháp luật hiện hành, trách nhiệm xác minh xuất xứ, truy xuất nguồn gốc thuộc về nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc tổ chức đánh giá phù hợp – không phải là các nền tảng TMĐT.
Nguy cơ triệt tiêu động lực phát triển thương mại điện tử nội địa
Vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng và không rõ nguồn gốc trên các nền tảng TMĐT là một thực tế đáng lo ngại, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Truy xuất nguồn gốc cũng vậy, đây là một mắt xích quan trọng trong chuỗi quản lý chất lượng, tuy nhiên giao cho ai thực hiện phải dựa trên năng lực thực tế và cơ sở pháp lý.
VECOM kiến nghị, cơ quan soạn thảo xem xét bãi bỏ toàn bộ khoản 34 và 35 Điều 1 trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. |
![]() |
“Cần thiết kế hệ thống pháp luật đồng bộ, tránh trùng lặp, đặc biệt trong lĩnh vực chịu ảnh hưởng công nghệ nhanh như TMĐT. Nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ luật chồng luật và tạo lực cản, hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp”, Luật sư Bùi Văn Đức, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TVL thuộc Đoàn Luật sư TP. HCM nhận định.
VECOM cho rằng, việc áp đặt trách nhiệm truy xuất nguồn gốc cho các sàn TMĐT sẽ làm gia tăng chi phí tuân thủ, đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và các nền tảng xuyên biên giới.
Các sàn nội địa có pháp nhân tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ đầy đủ quy định, trong khi các nền tảng nước ngoài vẫn cung cấp dịch vụ vào Việt Nam mà không chịu giám sát tương đương. Sự bất đối xứng này tạo ra rào cản cạnh tranh, dẫn đến tình trạng "bảo hộ ngược".
VECOM kiến nghị cơ quan soạn thảo xem xét bãi bỏ toàn bộ khoản 34 và 35 Điều 1 trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Theo VECOM, việc yêu cầu các sàn TMĐT gánh vác trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thể bị coi là hình thức "xã hội hóa trách nhiệm" một cách cực đoan, đi ngược lại nguyên tắc xây dựng pháp luật và chính sách công.
Nếu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được thông qua, các doanh nghiệp TMĐT trong nước có thể phải cân nhắc chuyển địa điểm đăng ký hoạt động sang những thị trường có môi trường pháp lý phù hợp hơn để đảm bảo hoạt động xuyên biên giới.
Các nền tảng xuyên biên giới cũng sẽ không có động lực lập pháp nhân tại Việt Nam, bởi việc duy trì trạng thái không chịu nghĩa vụ pháp lý tại nước sở tại giúp họ né tránh các quy định nghiêm ngặt.
"Hệ quả là môi trường kinh doanh TMĐT trong nước sẽ bị suy yếu, các doanh nghiệp trong nước mất lợi thế cạnh tranh và người tiêu dùng cũng khó được bảo vệ một cách toàn diện", ông Trần Trọng Tuyến nhấn mạnh.
Tin liên quan

Hàng triệu tiểu thương cả nước chuyển đổi, bước vào thương mại điện tử
12:45 | 14/06/2025 Thương mại điện tử

Thương mại điện tử “gỡ khó” đầu ra, nâng giá trị cho nông sản Gia Lai
11:07 | 14/06/2025 Thương mại điện tử

Shopee bất ngờ áp phí hạ tầng 3.000 đồng mỗi đơn, cắt quyền trả hàng
09:41 | 14/06/2025 Thương mại điện tử

Mua trôi nổi hàng nghìn sản phẩm sữa, thực phẩm… để bán qua mạng
11:09 | 14/06/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Thu thuế kinh doanh thương mại điện tử tăng 55% so với cùng kỳ
16:33 | 13/06/2025 Tiêu dùng & Thương mại điện tử

Mở đường cho tiểu thương tiến sâu vào thương mại điện tử
09:42 | 12/06/2025 Thương mại điện tử

Từ 1/7/2025, được bù trừ thuế đối với giao dịch thương mại điện tử bị hủy, trả lại
21:13 | 11/06/2025 Thương mại điện tử

Khai phá thị trường toàn cầu nhờ B2B xuyên biên giới
14:37 | 11/06/2025 Thương mại điện tử

Đến năm 2030: 100% giao dịch thương mại điện tử có hóa đơn điện tử
09:52 | 11/06/2025 Thương mại điện tử

Gian lận thương mại điện tử có thể bị “tước quyền kinh doanh”
09:02 | 10/06/2025 Thương mại điện tử

Tiểu thương không đứng ngoài thương mại điện tử
17:24 | 09/06/2025 Thương mại điện tử

Khởi nghiệp “triệu views”, không hiểu luật, mất chỗ đứng trên sàn số
08:15 | 09/06/2025 Thương mại điện tử

Thanh Hóa tăng hạng trên bản đồ thương mại điện tử Việt Nam
08:10 | 09/06/2025 Thương mại điện tử

Bài 4: Chặn hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Cần hành lang pháp lý đủ mạnh
08:00 | 09/06/2025 Thương mại điện tử

Kỹ năng pháp lý - khoảng trống trong đào tạo sinh viên thương mại điện tử
08:00 | 09/06/2025 Thương mại điện tử

Vingroup - Shopee bắt tay mở rộng hạ tầng logistics thương mại điện tử
09:20 | 07/06/2025 Thương mại điện tử
Tin mới

Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả bằng nguyên liệu trôi nổi

Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi: Cải cách thủ tục hướng đến doanh nghiệp

Tạm giữ xe tải vận chuyển 6.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Lạng Sơn hội đàm với Quảng Tây (Trung Quốc) để thúc đẩy thông quan hàng hóa

Khởi tố 2 đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm

(INFOGRAPHICS): 2 sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất do Hải quan khu vực XV quản lý
09:05 | 14/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Ứng dụng hóa đơn điện tử với nhiều tính năng hỗ trợ người nộp thuế
00:00 | 12/06/2025 Infographics

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế
10:29 | 09/06/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): 5 tiêu chí xác định người nộp thuế “rủi ro cao” trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
17:01 | 06/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Từ 1/7/2025: Số định danh cá nhân sẽ thay thế mã số thuế cá nhân
09:43 | 05/06/2025 Infographics