Giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp - bao nhiêu là phù hợp?
Các ngân hàng đã cam kết giảm lãi suất với số tiền giảm là 20.300 tỷ đồng. Ảnh: BIDV |
Đồng loạt kiến nghị
Theo tính toán, mặt bằng lãi suất cho vay trong 7 tháng năm 2021 đã giảm khoảng 0,5% so với thời điểm cuối năm 2020, trong khi thời điểm này, mặt bằng lãi suất đã giảm từ 1,2-1,5% so với năm 2019. Vì thế, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND thuộc một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm, lãi suất cho vay kỳ hạn dài khoảng 10-11%/năm. Lãi suất cho vay USD bình quân ở mức 3-6%/năm.
Có doanh nghiệp đã nhận xét, mặt bằng lãi suất cho vay chưa bao giờ thấp như hiện nay. Nhưng vì sản xuất kinh doanh còn quá khó khăn, nên nhiều doanh nghiệp, hiệp hội vẫn tiếp tục kiến nghị được miễn, giảm thêm lãi suất cho vay.
Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TPHCM đã đề xuất ngân hàng giảm 2% lãi suất cho vay với doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà. Còn trong văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với doanh nghiệp vừa qua, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chỉ đạo hệ thống ngân hàng giảm từ 3-5% lãi suất cho vay; mở rộng đối tượng được giảm 2% lãi suất cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 không chỉ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà thêm doanh nghiệp trong các ngành bị tác động trực tiếp nặng nề bởi dịch bệnh như hàng không, du lịch, khách sạn, vận tải…
Tương tự, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cũng kiến nghị giảm đồng loạt lãi suất mọi khoản vay hiện tại của doanh nghiệp thêm 2% trong ít nhất một năm, trong đó đề xuất ngân sách bù 1% và ngân hàng thương mại chịu 1%; có giải pháp giảm lãi suất cho vay từ 1,5-2%/năm, áp dụng cho 12 tháng kể từ tháng 7/2021…
Khó giảm như kỳ vọng
Thực tế là trong tháng 7/2021, 16 ngân hàng thương mại có quy mô lớn đã đồng thuận giảm lãi suất cho từng đối tượng khách hàng từ nay tới cuối năm 2021 với số tiền giảm là 20.300 tỷ đồng. Ngoài cam kết chung này, theo chỉ đạo của NHNN, 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước là Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank cũng giảm thêm mỗi ngân hàng 1.000 tỷ đồng nữa cho doanh nghiệp tại TPHCM, Bình Dương và một số địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội.
Giảm lãi suất cho vay đồng nghĩa với việc ngân hàng đã chia đi một phần lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Đơn cử, đại diện lãnh đạo Sacombank cho hay, tổng dư nợ của Sacombank hiện nay khoảng 350.000 tỷ đồng, nếu giảm lãi suất cho vay thêm 1% trong vòng 5-6 tháng, ngân hàng sẽ giảm trên 1.000 tỷ đồng lợi nhuận, tương đương 40% lợi nhuận theo kế hoạch. Do đó, các ngân hàng cho biết sẽ lựa chọn khách hàng doanh nghiệp thực sự khó khăn để có chính sách hỗ trợ phù hợp, không thể giảm lãi suất theo kiểu cào bằng.
Nói thêm về vấn đề này, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, "miếng bánh" giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng có hạn, nhưng doanh nghiệp nào cũng muốn "cắt miếng to", nên đây là điều rất khó thực hiện. Bởi các ngân hàng cũng là doanh nghiệp, chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất suất cho vay hiện vào khoảng 3%. Nên nếu lãi suất cho vay giảm mạnh, nhưng lãi suất huy động không thể giảm tương đương vì để hút dòng tiền thì các ngân hàng sẽ không có lợi nhuận, thậm chí là lỗ nếu giảm nhiều hơn.
Đặc biệt, xét một cách khách quan, rất nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi. Cập nhật kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết quý 2/2021 do FiinGroup thực hiện cho thấy, lãi sau thuế của khối doanh nghiệp bất động sản, xây dựng và vật liệu tăng gần 76%; doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tăng 27,3%; doanh nghiệp ngành may mặc tăng 141%; doanh nghiệp thủy sản tăng gần 26%...
Ngân hàng cũng là một ngành lợi nhuận tăng cao, tới 41%, nhưng trong báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng lại có khoản lãi dự thu cũng tăng cao, đây chỉ là những khoản “làm đẹp” lợi nhuận và có nguy cơ tiềm ẩn thành nợ xấu. Hơn nữa, nhiều ngân hàng lãi lớn còn nhờ giảm trích lập dự phòng, tăng thu đột biến từ hoạt động dịch vụ…
Do đó, theo các chuyên gia, hỗ trợ doanh nghiệp không cần lãi suất quá thấp, mà nên kèm các giải pháp khác như: tăng khả năng vay vốn, kỳ hạn cho vay dài hơn… Mặt khác, có ý kiến đề xuất gói hỗ trợ lãi suất quy mô khoảng 50.000-60.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhà nước sẽ hỗ trợ lãi suất khoảng 3-4%/năm, tức là lãi suất thị trường khoảng 8%/năm thì doanh nghiệp chỉ phải trả 4-5%/năm, còn lại ngân sách sẽ hỗ trợ. Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu thì đề xuất thành lập một tổ hợp tín dụng với quy mô khoảng 300.000 tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tổ hợp tín dụng này đi kèm với các quỹ bảo lãnh tín dụng giúp tăng khả năng tiếp cận và bảo đảm vốn vay.
Lãi suất không phải là giải pháp tháo gỡ duy nhất cho doanh nghiệp, bởi mức lãi suất đã thấp hơn nhiều so với trước. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay thì mọi nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp thực sự khó khăn đều đáng quý, nên các chính sách giảm lãi vay, phí vay cần được đẩy mạnh hơn nữa để đẩy nhanh sự phục hồi sản xuất kinh doanh cho nền kinh tế.
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics