Giải pháp tài khóa có vai trò rất lớn cho quá trình phục hồi, phát triển của nền kinh tế
Ông Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica |
Xin cho biết đánh giá của ông về gói chính sách tài khóa, tiền tệ với nguồn lực lên tới hơn 350 nghìn tỷ đồng?
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã đáp ứng được mong mỏi của các doanh nghiệp, của thị trường và nền kinh tế. Chương trình sẽ bổ sung thêm nguồn lực và được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế.
Điểm nổi bật của chương trình là việc sử dụng các chính sách tài khóa. Tổng quy mô của giải pháp tài khóa lên tới 291 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 83% của tổng giá trị của chương trình. Ngay cả khoản 46 nghìn tỷ đồng từ các nguồn tài chính hợp pháp khác để nhập khẩu vắc xin, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch được xếp vào nhóm các giải pháp tiền tệ về bản chất cũng có hình dáng của giải pháp tài khóa. Điều này có nghĩa, vai trò cũng như trách nhiệm của giải pháp tài khóa rất lớn đối với mục tiêu hỗ trợ cho quá trình phục hồi và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tuy việc giải ngân, triển khai thực hiện được tập trung vào năm 2022 và 2023, chương trình hướng tới các mục tiêu trung và dài hạn, tức là sự phát triển bền vững của nền kinh tế chứ không chỉ cho mục tiêu phát triển trong hai năm trước mắt.
Bên cạnh việc hỗ trợ trực tiếp cho quá trình phục hồi của doanh nghiệp, người lao động qua các biện pháp giãn, hoãn nộp thuế, hay các biện pháp an sinh xã hội, các kết quả của chương trình nếu được thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng, giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế và mở ra những không gian kinh tế mới trong nhiều năm sắp tới. Đây sẽ là nền tảng để tiếp tục củng cố vị thế của Việt Nam trên bản đồ của chuỗi cung ứng toàn cầu, hỗ trợ cho việc thu hút FDI, tăng đầu tư tư nhân, đẩy mạnh xuất nhập khẩu.
Điểm đáng chú ý là ngoài các giải pháp và chính sách tài khóa, tiền tệ, cấu phần cải cách thể chế và cải thủ tục hành chính cũng được chính thức coi là một phần của Chương trình. Đây là điểm mới và cũng đặc biệt được kỳ vọng. Thực tế trong hơn ba thập kỷ cải cách vừa qua cũng như ngay trong những giai đoạn hậu khủng hoảng trước đây, chính những đổi mới về thể chế, cải cách về môi trường kinh doanh lại là những yếu tố tạo ra sự khác biệt thực sự trong nỗ lực phục hồi và phát triển bền vững. Chúng ta cùng hy vọng các giải pháp phi tài chính nằm trong cấu phần về cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính trong chương trình hỗ trợ lần này sẽ tạo ra các đột phá mới về môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh của Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam không chỉ trong một hai năm tới mà còn trong rất nhiều năm tới.
Tại Nghị quyết 11/NQ-CP, Chính phủ đã đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, nhóm giải pháp hỗ trợ phục hồi DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Theo ông, chính sách miễn, giảm thuế phí cho DN, hộ kinh doanh cần được triển khai như thế nào để đạt được hiệu quả?
Tương tự như những gói hỗ trợ trước đây, các giải pháp hỗ trợ phục hồi DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh với một loạt chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí sẽ có tác động trực tiếp nhất và nhanh nhất tới cộng đồng DN và cá nhân kinh doanh. Hy vọng rằng việc triển khai các giải pháp này trong năm nay cũng sẽ nhanh và hiệu quả tương tự như các gói trước đây. Các khoản thuế, phí, lệ phí được miễn, giảm đồng nghĩa với sự hy sinh về nguồn thu của NSNN nhưng nó lại tiếp thêm nguồn lực vô cùng quý báu cho các DN trong bối cảnh hiện nay.
Trong các chính sách đó, giảm thuế GTGT là một biện pháp mạnh mẽ và táo bạo. Biện pháp này sẽ có tác động trực tiếp tới tổng cầu của nền kinh tế. GTGT là một hình thức thuế gián thu và người chịu thuế cuối cùng là người tiêu dùng. Nó sẽ có tác động trực tiếp tới hầu như toàn bộ các giao dịch trên thị trường theo hướng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng sẽ có mức giá cuối cùng sau thuế GTGT thấp hơn trước đây. Điều này sẽ kích thích tiêu dùng cuối cùng. Theo ước tính thì người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi với mức khoảng hơn 40 nghìn tỷ đồng từ chính sách giảm thuế GTGT này. Đặc biệt, chính sách này đã được áp dụng ngay từ những tháng đầu năm và dự báo sẽ có tác động trực tiếp tới tổng mức doanh thu bán lẻ và dịch vụ hàng hóa tiêu dùng ngay trong những tháng tới đây.
DN cũng được hưởng lợi gián tiếp từ sự gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng nhờ chính sách giảm thuế GTGT. Trước nhu cầu và chi tiêu lớn hơn của người tiêu dùng, các DN sẽ gia tăng sản xuất, cung ứng dịch vụ. Chính sách giảm thuế GTGT do vậy cũng gián tiếp tác động tới việc kích thích sản xuất và cung ứng dịch vụ. Nền kinh tế nhờ vậy cũng được tiếp thêm động lực để phục hồi và tăng trưởng. Sự hy sinh về NSNN từ việc giảm thuế GTGT sẽ có thể được bù đắp bằng nguồn thu khác nhờ sự khởi sắc và phát triển mạnh mẽ hơn của DN và nền kinh tế.
Với những lợi ích như vậy, các biện pháp miễn, giảm thuế, phí, lệ phí cho DN, giảm thuế GTGT cần được thực hiện càng sớm, càng đồng bộ, càng quyết liệt càng tốt. Mọi vướng mắc trong quá trình triển khai cần được nhanh chóng nhận diện và tháo gỡ. Thời gian và thời điểm có ý nghĩa quan trọng. Những nguồn lực từ chương trình đến được tới DN, tới người tiêu dùng sớm một ngày sẽ có tác động sớm một ngày, và cơ hội phục hồi và tăng trưởng sẽ đến sớm hơn một ngày, thậm chí hơn nhiều ngày do những tác động và hiệu ứng lan tỏa của những nguồn lực đó khi chúng được đưa vào nền kinh tế.
Đầu tư công là một cấu phần hết sức quan trọng trong nhóm chính sách tài khóa phục hồi nền kinh tế. Theo ông, việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các dự án trọng điểm cần được triển khai như thế nào để nguồn lực từ đầu tư công thực sự phát huy vai trò quan trọng của mình trong thúc đẩy nền kinh tế hậu Covid-19?
Cũng cần lưu ý rằng cấu phần dành cho đầu tư công là nguồn lực bổ sung nằm ngoài kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn đã được lập kế hoạch cho năm 2022 và 2023. Sẽ không có ý nghĩa lớn nếu như nguồn vốn cho đầu tư công từ chương trình được giải ngân hết, song nguồn vốn cho đầu tư công nằm trong kế hoạch trung hạn lại không được giải ngân hết hay được giải ngân với tốc độ chậm chạp như hai năm vừa qua. Hay ngược lại, giải ngân của nguồn đầu tư công trung hạn đạt tiến độ nhưng nguồn vốn đầu tư công nằm trong khuôn khổ chương trình lại chậm trễ hay không đạt tiến độ. Điều này cho thấy trọng trách lớn của những bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư, ban quản lý, nhà thầu, DN chịu trách nhiệm trong việc giải ngân vốn đầu tư công do khối lượng nguồn vốn cần giải ngân gia tăng và số lượng công trình cũng gia tăng.
Cần phải có nỗ lực gấp đôi, chủ động gấp đôi, tinh thần chịu trách nhiệm gấp đôi, sáng tạo gấp đôi để đạt được mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công trung hạn, đồng thời giải ngân đúng tiến độ, hiệu quả và chất lượng nguồn vốn đầu tư công trong khuôn khổ chương trình.
Nhưng những cái gấp đôi như vậy sẽ mang lại kết quả ngọt ngào nếu như các công trình giao thông và kết cấu cơ sở hạ tầng được hoàn thành đúng hẹn, đúng chất lượng cam kết. Những không gian kinh tế mới sẽ được mở ra. Chi phí logistics của cả nền kinh tế sẽ được cắt giảm đáng kể. Hình ảnh về môi trường đầu tư sẽ được cải thiện mạnh mẽ.
Đặc biệt phong cách và cơ chế làm việc mới trong việc giải ngân vốn đầu tư công sẽ được hình thành. Các điểm nghẽn mang tính thể chế trong hoạt động đầu tư công sẽ được tiếp tục tháo gỡ và hoàn thiện. Dưới tác động lan tỏa, điều này sẽ đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững và trên diện rộng của nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Điều hành chính sách tài khoá và tiền tệ rất hợp lý
20:18 | 11/11/2024 Tài chính
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Ngành Hải quan tích cực thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
07:52 | 29/10/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics