Trình Quốc hội gói chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế 347 nghìn tỷ đồng
Linh hoạt chính sách tiền tệ -“liều thuốc” hiệu quả cho phục hồi | |
Giám sát “từ xa, từ sớm” với gói hỗ trợ phục hồi kinh tế | |
Chương trình phục hồi kinh tế sẽ tập trung chủ yếu trong 2 năm 2022-2023 |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình. Ảnh: quochoi.vn |
Quy mô giải pháp tài khóa 291 nghìn tỷ đồng
Về giải pháp tài khóa, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tổng quy mô là 291 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tăng bội chi để hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước (NSNN) là 240 nghìn tỷ đồng, bao gồm: giảm thuế, phí, lệ phí là 64 nghìn tỷ đồng (chưa tính đến tác động tích cực của Chương trình đến khả năng tăng thu NSNN); chi trực tiếp từ NSNN là 176 nghìn tỷ đồng, chỉ sử dụng để chi đầu tư phát triển.
Trong phần chi đầu tư phát triển này, sẽ dành 14 nghìn tỷ đồng cho hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp vùng, viện và bệnh viện cấp Trung ương; cấp cho Ngân hàng Chính sách Xã hội 5 nghìn tỷ đồng để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi thuộc Chương trình (2 nghìn tỷ đồng) và hỗ trợ lãi suất cho đối tượng vay vốn 3 nghìn tỷ đồng.
Đầu tư các cơ sở bảo trợ xã hội, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm là 3,15 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ 2%/năm lãi suất thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại là 40 nghìn tỷ đồng.
Còn lại dành 103,164 nghìn tỷ đồng cho hạ tầng giao thông, cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch và đầu tư hạ tầng chuyển đổi số 5,686 nghìn tỷ đồng; đầu tư 5 nghìn tỷ đồng cho phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo đảm an toàn hồ chứa, thích ứng biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả thiên tai.
Bên cạnh đó, bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021 khoảng 6,6 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; giảm chi phí cho doanh nghiệp khoảng 6 nghìn tỷ đồng thông qua việc gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2022 (135 nghìn tỷ đồng).
Tăng thêm tối đa 38,4 nghìn tỷ đồng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho vay ưu đãi hỗ trợ giải quyết việc làm; học sinh, sinh viên; các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; nhà ở xã hội và bổ sung vốn tín dụng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Sử dụng khoảng 46 nghìn tỷ đồng từ các nguồn tài chính hợp pháp khác để nhập khẩu vắc xin, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch; theo dõi sát tình hình, sẵn sàng bán can thiệp thị trường ngoại tệ trong trường hợp phát hành trái phiếu Chính phủ ngoại tệ trong nước tác động tới thị trường ngoại hối.
Về giải pháp tiền tệ, Chính phủ đề xuất các giải pháp là chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí quản lý để phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5%-1% trong 2 năm; tiếp tục cơ cấu nợ, miễn giảm lãi đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phù hợp, bảo đảm an toàn hoạt động hệ thống.
Tiếp tục tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc cho người lao động; cân đối giải pháp về tiền tệ hỗ trợ Chương trình với tổng thể phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.
Áp dụng chính sách đặc thù với dự án đầu tư công
Để huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp này, phương án Chính phủ nêu là sử dụng tối đa, hiệu quả các nguồn lực trong kế hoạch trung hạn; tiết kiệm, tiết giảm tối đa các khoản chi, điều chỉnh linh hoạt giữa các nhiệm vụ, khoản mục chi; phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi NSNN; đẩy mạnh lộ trình cải cách thuế…
“Để bảo đảm thực hiện hiệu quả, thành công các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Chương trình, nhất là trong bối cảnh yêu cầu cấp thiết, phạm vi cần tác động ngay, thời gian thực hiện ngắn, căn cứ tình hình thực tiễn, Chính phủ đã nghiên cứu, đánh giá và trình Quốc hội cho phép thí điểm áp dụng 3 chính sách đặc thù đối với các dự án đầu tư công trong phạm vi Chương trình”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Cụ thể là, thí điểm áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ và gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Chỉ định thầu xây lắp kèm theo yêu cầu tiết kiệm khoảng 5% dự toán giá trị gói thầu để đẩy nhanh công tác đấu thầu và có thể lựa chọn được các nhà thầu tốt, nhất là các nhà thầu mạnh, đã thực hiện tốt các gói thầu thuộc Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, các doanh nghiệp xây dựng có uy tín; xem xét thưởng tiến độ từ kinh phí tiết kiệm được cho các nhà thầu hoàn thành sớm tiến độ dự án từ 3 tháng trở lên.
Chính sách thứ hai là cho phép chủ đầu tư được khai thác các mỏ khoáng sản nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng dự án làm vật liệu xây dựng thông thường (chỉ nhằm thực hiện dự án), không phải thực hiện thủ tục cấp phép.
Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường, quản lý, giám sát việc khai thác, sử dụng mỏ khoáng sản, nộp thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
Chính sách thứ ba, Chính phủ đề nghị để đẩy nhanh tiến độ là phân cấp, phân quyền, bố trí nguồn vốn cho UBND cấp tỉnh của một số địa phương có năng lực, kinh nghiệm quản lý và có văn bản đề xuất làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các đoạn tuyến/dự án đường cao tốc đi qua địa bàn theo hình thức đầu tư công.
Bộ Giao thông vận tải thực hiện các đoạn tuyến/dự án còn lại theo quy định. Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức triển khai; huy động sự vào cuộc, tham gia giám sát ngay từ đầu của Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan chức năng, bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm; báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện sau khi kết thúc thời hạn áp dụng chính sách.
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội bao gồm 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu với quy mô thực hiện dự kiến trong năm 2022-2023. Cụ thể là: mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh (60 nghìn tỷ đồng); bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm (53,15 nghìn tỷ đồng); hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (110 nghìn tỷ đồng); phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển (113,85 nghìn tỷ đồng); cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, huy động từ các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 10 nghìn tỷ đồng. Chính sách có một số tác động đến chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, an toàn tài chính quốc gia, vay và trả nợ công cần chú ý như: Bội chi NSNN bình quân năm 2022-2023 tăng thêm khoảng 1,2% GDP mỗi năm; nợ công đến cuối năm 2025 khoảng 49-50% GDP; nợ Chính phủ 45-46% GDP; chỉ tiêu trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN có thể có năm vượt 25%; áp lực lạm phát. |
Tin liên quan
Ngành Hải quan tích cực thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
07:52 | 29/10/2024 Hải quan
Kinh tế Việt Nam đang có tốc độ phục hồi tốt
09:00 | 23/10/2024 Kinh tế
Gỡ những “điểm nghẽn” cho nền kinh tế bứt phá
11:17 | 22/10/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK