Giải pháp kéo giảm chi phí xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp: Cần đa dạng hình thức vận chuyển hàng hóa
Hiện hàng hóa XNK vận chuyển nội địa chủ yếu vận chuyển đường bộ. Ảnh: T.H |
Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đưa ra định hướng chiến lược: “Khai thác các đường bay chuyên chở hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng trên các đường bay từ Việt Nam đến các điểm tại Đông Nam Á, Đông Bắc Á và hợp tác với các đối tác để vận chuyển hàng hóa đi châu Âu, Bắc Mỹ; Hình thành và phát triển đội tàu bay chuyên vận chuyển hàng hóa”. |
Nhiều bất cập
Thống kê của Cục Hải quan TPHCM và Tổ chức USAID Hoa Kỳ cho thấy, trung bình có khoảng 16.400 đến 22.000 lượt xe ô tô/ngày lưu thông qua khu bến cảng Cát Lái, đặc biệt có thời điểm lên đến 26.000 lượt xe/ngày (16.400 xe tải xếp hàng tương đương 327km chiều dài đường bộ). Ngoài ra, xe lưu thông vào cảng phải xếp hàng từ 2-3h trước khi đến cổng cảng, gây tình trạng ách tắc giao thông xung quanh. Ùn tắc giao thông gây lãng phí khoảng 160 triệu giờ/năm, thiệt hại về kinh tế khoảng trên 1 tỷ USD/năm.
Theo nhận định của lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM, tổng sản lượng khai thác của cụm cảng biển TPHCM đạt hơn 7 triệu TEUs và hơn 120 triệu tấn/năm, đứng thứ 25/100 cảng biển lớn nhất thế giới, mức tăng trưởng đạt trung bình 8%/năm. Với lưu lượng hàng hóa XNK lớn, nhưng TPHCM chưa có đội tàu, đội xà lan chuyên nghiệp nhằm tận dụng tối đa địa hình sông nước dày đặc của thành phố. Bên cạnh đó, với hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không có hơn 90% sản lượng hàng hóa quốc tế do các hãng hàng không nước ngoài đảm nhận việc vận chuyển. Nước ta chưa có đội máy bay chuyên chở hàng hóa, chỉ tận dụng vận chuyển hàng hóa cùng với máy bay chuyên chở hành khách... đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp XNK.
Tại khu vực ĐBSCL hiện có 4 sân bay với 2 sân bay dân dụng nội địa là sân bay Rạch Giá (Kiên Giang) và sân bay Cà Mau, 2 sân bay quốc tế là sân bay Phú Quốc (Kiên Giang) và sân bay Cần Thơ. Đặc điểm chung của các sân bay này là chủ yếu phục vụ vận tải hành khách và chưa có đóng góp nổi bật vào nền kinh tế vùng. Chính vì thế, một tiềm năng để phát triển logistics khu vực ĐBSCL được nhiều chuyên gia chỉ ra đó là, vận tải hàng hóa qua đường hàng không trực tiếp từ Cần Thơ xuất khẩu đi các nước cũng là giải pháp tốt. Cùng với đó cần đầu tư hệ thống kho hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu qua đường hàng không.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, qua hơn 30 năm phát triển, thị trường vận tải hàng hoá Việt Nam đã có bước tăng trưởng nhảy vọt với sản lượng năm 2021 đạt 1,3 triệu tấn và dự kiến đạt hơn 1,52 triệu tấn vào năm 2022, tăng gần 83 lần so với năm 1991 và 21,2% so với năm 2019; đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trung bình cả thời kỳ 1991- 2022 là 15,3%/năm. Mặc dù thị trường có sự tăng trưởng ổn định nhưng cho đến nay, hàng không Việt Nam với 5 hãng hàng bay vẫn chỉ khai thác vận chuyển hàng hoá kết hợp trên chuyến bay chuyên chở hành khách và chưa có hãng hàng không vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng.
Tại thị trường quốc tế, thị phần hàng hóa quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam chỉ đạt 18% vào năm 2019 và giai đoạn 2020-2021 chỉ đạt 10-12% thị phần hàng hoá quốc tế. Tại thời điểm hiện tại, thị trường hàng hoá quốc tế của hàng không Việt Nam đang có 29 hãng hàng không nước ngoài khai thác tàu bay chuyên chở hàng hóa từ 16 quốc gia, vùng lãnh thổ đến Việt Nam.
Cần đội tàu bay chuyên vận chuyển hàng hóa
Theo đánh giá của Cục Hàng không Việt Nam, 30 năm qua, các doanh nghiệp hàng không Việt Nam mới tập trung vận chuyển hành khách mà bỏ ngỏ thị trường hàng hoá cho phía nước ngoài khai thác. Trong xu thế chung của thế giới là phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu, việc phát triển hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không tại thời điểm hiện tại là rất cần thiết. Đặc biệt, trong xu thế đón bắt cơ hội từ giai đoạn hậu Covid-19, việc xem xét đồng ý cấp giấy phép cho doanh nghiệp Việt Nam thành lập hãng hàng không mới chuyên chở hàng hoá tại thời điểm hiện tại (năm 2022) là phù hợp với định hướng chiến lược của Thủ tướng Chính phủ tại các Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 4/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ, cũng như thực tế thị trường hàng không Việt Nam.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong thời gian qua, do số lượng các chuyến bay chuyên chở hành khách kết hợp hàng hoá giảm mạnh trong khi nhu cầu vận chuyển tăng cao nên giá cước vận chuyển hàng hóa quốc tế đã tăng vọt từ 3 – 4 lần, thậm chí từng thời điểm, từng thị trường, giá cước tăng 5 – 6 lần so với trước dịch Covid-19. Chẳng hạn, giá cước vận chuyển hàng hóa từ các cảng hàng không tại châu Á đi Hoa Kỳ trước dịch trong khoảng 1 đến 1,8 USD/kg, nhưng nhiều thời điểm trong năm 2020 và 2021 lên tới 8 USD/kg đến 10 USD/kg, thậm chí có thời điểm lên đến 17-18 USD/kg từ Việt Nam đến Hoa Kỳ.
Theo dự dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, năm 2022, sản lượng hàng hoá vận chuyển đạt 1,524 triệu tấn hàng hoá, tăng 16,4% so với năm 2021 và tăng 21,2% so với năm 2019. Cho đến nay, Cục Hàng không Việt Nam chưa tiếp nhận kế hoạch bổ sung tàu bay chuyên dụng vận chuyển hàng hóa của các hãng hàng không Việt Nam hiện hữu.
Hiện Cục Hàng không Việt Nam đang báo cáo Bộ Giao thông vận tải đánh giá thị trường vận chuyển hàng hóa hàng không Việt Nam để xem xét cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty cổ phần IPP Air Cargo. “Việc bổ sung IPP Air Cargo sẽ tăng sức cạnh tranh, tăng thị phần vận chuyển hàng hóa quốc tế cho hãng hàng không Việt Nam tại thị trường hàng không Việt Nam nói riêng và thị trường vận chuyển hàng hóa quốc tế nói chung”- lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam nhấn mạnh.
Căn cứ tình hình thực tế và Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 318 và 236, Cục Hàng không cho rằng, việc xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không vận chuyển hàng hóa cho IPP Air Cargo là phù hợp, cần thiết để đảm bảo việc triển khai theo định hướng của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch vụ vận tải và giao thông vận tải hàng không nêu tại các Quyết định 318 và 236 nêu trên. “Việc bổ sung IPP Air Cargo sẽ tăng sức cạnh tranh, tăng thị phần vận chuyển hàng hóa quốc tế cho hãng hàng không Việt Nam tại thị trường hàng không Việt Nam nói riêng và thị trường vận chuyển hàng hóa quốc tế nói chung”- lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam nhấn mạnh.
Tin liên quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
08:48 | 23/12/2024 Multimedia
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics