EU lên kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông Âu-Á không đi qua Nga
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tạp chí La Tribune (Pháp) mới đây cho biết các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đang lên kế hoạch phát triển một tuyến giao thông mới, nối Á-Âu, nhưng không đi qua Nga.Thông tin này được công bố tại Diễn đàn Đầu tư kết nối giao thông giữa EU và Trung Á, diễn ra ngày 29-30/1 tại Brussles (Bỉ).
Tại đây, Ủy ban châu Âu (EC) và một số tổ chức quốc tế đã ký một số cam kết tài chính, nhằm huy động khoản đầu tư lên tới 10 tỷ euro (10,81 tỷ USD), với mục tiêu phát triển các tuyến đường thương mại nối châu Âu và Trung Á trong những năm tới không đi qua Nga.
Kế hoạch này rất có ý nghĩa cả về kinh tế và địa chính trị đối với EU và Trung Á. Bởi hiện này các tuyến đường trực tiếp nhất nối liền hai khu vực này đều phải đi qua Nga.
Theo EC, khoản đầu tư 10 tỷ euro sẽ giúp phát triển “hành lang vận tải xuyên Caspi” thành một tuyến đường hiện đại, đa phương thức, hiệu quả và bền vững. Nó sẽ giúp kết nối Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan với Đông Âu.
Hơn nữa, nó cũng sẽ giúp kết nối châu Âu với các trung tâm ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, giúp việc đi lại chỉ mất tối đa 15 ngày, thậm chí là 13 ngày, vào năm 2040.Mạng lưới giao thông này dự kiến được thiết kế xung quanh trục đường sắt trung tâm xuyên qua Kazakhstan tới Biển Caspi.
Hệ thống đường bộ đảm bảo phục vụ các nước trong khu vực, trong khi phần còn lại được chia thành nhiều đoạn, bao gồm tuyến hàng hải đi qua Biển Caspi, sau đó là tuyến đường bộ đi qua Caucasus và cuối cùng, một tuyến hàng hải đi qua Biển Đen.
Từ đó sẽ có nhiều khả năng tiếp cận các điểm đến ở châu Âu, qua Rumani và Bulgaria. Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia cũng tham gia diễn đàn, giống như các quốc gia Caucasus, cũng có thể là một lựa chọn thay thế Nga bằng đường bộ.
Theo EC, cần phải có một khoản đầu tư lớn lên tới 10 tỷ euro để hiện thực hóa các dự án và Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) sẽ tài trợ một phần số tiền nói trên thông qua các khoản vay được EC bảo lãnh.
EIB đã ký nhiều biên bản ghi nhớ với tổng trị giá 1,47 tỷ euro với các Chính phủ Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan, cũng như với Ngân hàng Phát triển Kazakhstan (DBK).Về phần mình, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) đã ký một biên bản ghi nhớ với Kazakhstan để cung cấp quỹ đầu tư trị giá 1,5 tỷ euro.
Theo thông cáo báo chí, ngân quỹ này sẽ được sử dụng cho các dự án “phát triển tổng thể kết nối giao thông Trung Á” đang được chuẩn bị triển khai. Nó cũng sẽ mở đường cho các khoản đầu tư khác, được hỗ trợ bởi nhiều tổ chức tài chính quốc tế.
Mặc dù vậy, thách thức về tài chính dành cho dự án này vẫn rất lớn. Theo nghiên cứu công bố tháng 6/2023 của EBRD, thương mại giữa EU và Trung Á đạt 47,5 tỷ euro trong năm 2022, tương đương mức tăng trưởng gần 40% trong 10 năm.
Trung Á là thị trường nhập khẩu của châu Âu - 2/3 thương mại đi từ châu Á sang châu Âu - với hàng hóa chính là nguyên liệu thô và sản phẩm đã qua chế biến, cụ thể là khoáng sản, kim loại cơ bản và các sản phẩm phái sinh, cũng như hóa chất và các sản phẩm liên quan.
Đôi khi các hàng hóa này cũng mang tính chiến lược đối với châu Âu, chẳng hạn bọt biển và bán thành phẩm titan của Kazakhstan là mặt hàng đặc biệt cần cho ngành hàng không, nhất là khi các nhà sản xuất phương Tây muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga.
Trung Á cũng có thể trở thành điểm giao thương trên bộ với Trung Quốc. Hiện tại, hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ chỉ chiếm 10% khối lượng trao đổi (trong khi 80- 85% thông qua vận tải biển), nhưng tương lai được dự báo sẽ khác.
Trong hơn 10 năm qua, Trung Quốc và châu Âu đã tích cực thúc đẩy hoạt động vận tải đường sắt, nhất là giai đoạn đại dịch COVID-19 khiến giá vận tải đường biển tăng vọt. Nhưng hàng hóa chủ yếu được vận chuyển qua Nga cho đến trước khi xảy ra xung đột tại Ukraine.
Chính vì vậy, Trung Á trở thành một lựa chọn tất yếu đối với EU.Theo tính toán của EBRD, số lượng container tương đương 20 feet (TEU) vận chuyển qua mạng lưới giao thông xuyên Caspi sẽ tăng từ khoảng 18.000 chiếc vào năm 2022 lên 130.000 chiếc vào năm 2040, nếu các hoạt động tiếp tục phát triển như hiện nay.
Nhưng nó cũng có thể tăng vọt hơn nữa nếu khoản đầu tư được công bố trở thành hiện thực. Trong trường hợp này, tiềm năng được dự tính ở mức 865.000 chiếc container vào năm 2040 và cộng thêm 470.000 chiếc nếu việc container hóa ở Trung Á được đẩy mạnh.
Việc mở rộng mạng lưới giao thông “không chỉ hỗ trợ hoạt động vận tải Âu - Á mà còn góp phần tích cực cho tăng trưởng và quá trình chuyển đổi kinh tế của Trung Á. “Mạng lưới giao thông đầy tham vọng này sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm tại địa phương, kết nối người tiêu dùng với các dịch vụ, đồng thời góp phần thúc đẩy hội nhập khu vực”, Phó chủ tịch EC phụ trách nỗ lực thúc đẩy lối sống châu Âu, Margaritis Schinas, nhấn mạnh./.
Tin liên quan

Thương mại điện tử Việt Nam đối mặt “cuộc đua tiêu chuẩn toàn cầu”
09:47 | 06/06/2025 Thương mại điện tử

Nhiều mặt hàng chủ lực tăng mạnh, xuất khẩu có thêm 18,5 tỷ USD
15:30 | 22/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Ngành sản xuất Việt vẫn loay hoay với bài toán giữ đà hay gãy đà?

Doanh nghiệp lao đao, người dân mất niềm tin vì hàng giả

Hải quan Cẩm Phả tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Công chức thuế cần chủ động đồng hành, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bằng tinh thần cầu thị

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Hải quan Cẩm Phả tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Công chức thuế cần chủ động đồng hành, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bằng tinh thần cầu thị

Hải quan khu vực III tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống Ecus6

6 tháng đầu năm, Hải quan thu ngân sách đạt 222.749 tỷ đồng

Những thay đổi quan trọng về cơ cấu và nhiệm vụ của cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố
Cải cách quản lý thuế hộ kinh doanh: Phân loại theo doanh thu, tăng ngưỡng chịu thuế

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Viettel khởi công biểu tượng công nghệ mới bên sông Hàn

Batdongsan.com.vn được vinh danh là nền tảng công nghệ bất động sản số 1 Việt Nam

Hai nhà máy AI của FPT lọt TOP 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới

Quy định giao dịch điện tử đối với hàng XNK và phương tiện XNC, quá cảnh

Mở rộng diện ưu đãi thuế nhập khẩu để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ

Những điểm mới cần lưu ý khi triển khai thực hiện quy định về xử lý vi phạm hành chính

Hoá đơn trên 5 triệu đồng phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế

Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp

Máy móc, thiết bị của DN chế xuất không lưu giữ tại kho thuê ngoài

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu

Thu hồi 2 loại kem đánh răng Aquafresh của Nhật

Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử

8 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 4 công ty bị thu hồi

Sơn La tăng tốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng

Hàng loạt thủ tục thương mại điện tử được giao về địa phương giải quyết

Thêm một loại hình mới giúp giảm áp lực giá bất động sản vùng đô thị

Các đại dự án bất động sản: Cú hích mới cho thị trường phát triển

C.P. Việt Nam không vi phạm quy định về an toàn thực phẩm khi cung cấp thịt heo, thịt gà

Chủ động ứng phó khi thị trường xăng dầu biến động

Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc
