"Đưa hỗ trợ đến đúng địa chỉ”
Ông Tô Hoài Nam |
Tiếp nối những năm trước, năm nay, các hướng dẫn, quy định theo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa đã được triển khai như thế nào, thưa ông?
- 2020 là năm rất đặc biệt khi toàn nền kinh tế chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Do đó, nhiều mục tiêu về hỗ trợ của Chính phủ phải tập trung cho công tác phòng chống dịch, ưu tiên hỗ trợ cho các DN chịu ảnh hưởng, gặp khó khăn bởi đại dịch. Vì thế, đối tượng DN nhỏ và vừa theo các chính sách hỗ trợ của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa chưa phải đối tượng được ưu tiên và thường xuyên như 2 năm trước. Đây là nguyên nhân khách quan và mang tính bất ngờ của thiên tai, dịch bệnh.
Ngày 9/12, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Đề án hỗ trợ DN nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và Quy định một số chính sách, nội dung, mức chi hỗ trợ DN trên địa bàn TP Hà Nội. Đề án bao gồm: Nhóm nhiệm vụ và chính sách hỗ trợ chung cho các DN nhỏ và vừa; nhóm nhiệm vụ và chính sách hỗ trợ cho hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN, DN nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; nhóm nhiệm vụ và chính sách hỗ trợ theo cơ chế của TP Hà Nội. Dự kiến, kinh phí thực hiện đề án là hơn 832 tỷ đồng từ ngân sách Thành phố và hơn 125 tỷ đồng từ kinh phí đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia. TP HCM cũng vừa công bố về việc "tung" gói hỗ trợ tín dụng lãi suất 0% cho DN đang gặp khó khăn đối với các ngành như dịch vụ lưu trú, du lịch, vận tải và các DN sụt giảm doanh thu lớn do Covid-19. Các hình thức hỗ trợ là giảm lãi, phí, khoanh nợ... với tổng kinh phí lên tới 4.000 tỷ đồng. Trước đó, vào tháng 7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương và các tổ chức hiệp hội đẩy mạnh triển khai hiệu quả Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa nhằm tạo điều kiện cho các DN này vượt qua khó khăn, duy trì và khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sau đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã ban hành lấy ý kiến dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa. |
Nhưng các DN nhỏ và vừa vẫn là đối tượng chịu thiệt hại nhất trong dịch Covid-19. Vì thế, xin ông cho biết các chính sách hỗ trợ theo Luật đã được vận dụng như thế nào?
- Chính sách hỗ trợ theo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa và chính sách hỗ trợ DN gặp khó khăn, chịu thiệt hại vì đại dịch Covid-19 cũng có nhiều điểm tương đồng. Ví dụ như về vốn, hỗ trợ pháp lý, đổi mới sáng tạo, phòng chống rủi ro… Tuy nhiên, điều kiện và khung thời gian áp dụng của chính sách hỗ trợ DN chịu ảnh hưởng vì đại dịch hẹp hơn. Hơn nữa, các chính sách hỗ trợ theo Luật thường là gián tiếp, thông qua đào tạo, hỗ trợ chuyển giao, cải cách thủ tục hành chính… trong khi chính sách hỗ trợ trong Covid-19 là trực tiếp, Nhà nước dùng nguồn lực để cung ứng tài chính, giảm thuế phí cho đối tượng bị ảnh hưởng…
Điều đáng nói nhất, các chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa theo Luật về đổi mới sáng tạo, phòng ngừa rủi ro… đều đang phát huy tác dụng tích cực với các DN được thụ hưởng từ những năm 2018, 2019. Bởi trong bối cảnh đại dịch, thị trường kinh doanh cũng như phương thức hoạt động có nhiều thay đổi, các DN phải tiến tới áp dụng số hóa nhiều hơn, kinh doanh trên thương mại điện tử nhiều hơn… Do đó, chính sách hỗ trợ về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo cho DN nhỏ và vừa theo Luật đã giúp các DN này có sự chuẩn bị trước, tăng khả năng chống chọi cũng như nhanh chóng thích nghi với những thay đổi hơn.
Ngoài ra, trong Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa có đưa ra những hướng dẫn, hỗ trợ DN trong việc liên kết DN theo chuỗi cung ứng. Vì thế, khi dịch bệnh gây ra tình trạng đứt gẫy chuỗi cung ứng thì những DN nào đã thực hiện theo liên kết này thì cũng sẽ ứng phó tốt hơn.
Nhiều DN nhỏ và vừa cho biết, các chính sách hỗ trợ vẫn khó tiếp cận, theo ông, đâu là nguyên nhân?
- Như tôi đã nói ở trên, năm nay, Chính phủ tập trung vào phòng chống dịch nên nhiều chính sách hỗ trợ theo Luật chưa được ưu tiên, chưa phải cấp bách để dồn hết nguồn lực thực hiện. Hơn nữa, nhiều chương trình, dự án ở địa phương, cơ sở còn thiếu nguồn lực để hoạt động, nhất là nguồn kinh phí. Các cơ quan thiếu sự kết nối, phối hợp nên nguồn lực vừa ít mà còn bị phân tán, khó tạo được sự hiệu quả, hiệu ứng tốt cho DN.
Trong năm tiếp theo, các chính sách hỗ trợ theo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa cần được thực hiện như thế nào, thưa ông?
- Trước tác động của đại dịch thì bối cảnh thị trường đã có nhiều thay đổi, xuất hiện các thói quen – hình thức kinh doanh mới. Vì thế, các chính sách hỗ trợ không những phải tiếp tục đẩy mạnh triển khai, mà nên được nghiên cứu, thiết kế lại phù hợp với bối cảnh. Hơn nữa, hoạt động hỗ trợ theo Luật sang năm tiếp theo được triển khai như thế nào còn phụ thuộc nhiều vào việc kiểm soát dịch bệnh trong nước và thế giới, nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp thì hoạt động hỗ trợ các DN chịu ảnh hưởng vì Covid-19 vẫn sẽ được ưu tiên hơn.
Bên cạnh đó, để giúp các DN nhận được các chính sách hỗ trợ nhiều hơn, các cơ quan quản lý phải đẩy mạnh tuyên truyền đến đơn vị thực hiện và cả các DN, giúp những đối tượng này hiểu được chủ trương, cách thức thực hiện, đến được đúng “địa chỉ”... Các cơ quan quản lý nên có những tuyên bố, cam kết chính trị để DN hiểu, từ đó dễ dàng tiếp cận, chủ động nắm bắt các hoạt động, phương thức hỗ trợ… Việc thực hiện cũng cần hết sức minh bạch, công tâm, giúp DN thực sự khó khăn được đáp ứng một cách công bằng, phù hợp với nhu cầu. Các DN cũng phải tự chủ động nghiên cứu chính sách, tìm đến các cơ quan hỗ trợ để được tư vấn, hỗ trợ.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
17:19 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
15:43 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp
11:12 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB cấp tín dụng đến 85% giá trị xe cho doanh nghiệp mua ô tô từ Kim Long Motor
16:11 | 14/01/2025 Xe - Công nghệ
Nestlé Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược
15:11 | 14/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Quốc tế Long An lần đầu tham dự Hội nghị Portech châu Á
15:04 | 14/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng của 7 ngân hàng có thể quét QR thanh toán tại Lào
21:10 | 12/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam 12 năm vững vàng trong “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”
21:12 | 10/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB được hưởng nhiều ưu đãi dịp đầu năm mới
18:51 | 10/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn chăm lo Tết cho người nghèo
14:48 | 10/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB được vinh danh Top 100 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
20:47 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng thủ tục hành chính đơn giản hoá nhờ sắp xếp, tinh gọn bộ máy
09:53 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lễ công bố Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024
09:45 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thái Bình nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
Jaecoo J7 ICE: Sự kết hợp tinh tế giữa thiết kế mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics